Lưu sản là gì

Nguồn chủ đề

Thai chết lưu là sinh con thai chết ở > 20 tuần tuổi thai. Xét nghiệm mẹ và thai được thực hiện để xác định nguyên nhân. Quản lý là chăm sóc thường quy giống như các trường hợp sinh con sống.

  • Đánh giá lâm sàng

  • Các xét nghiệm để xác định nguyên nhân

Chẩn đoán thai chết lưu là lâm sàng.

Các xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây thai chết lưu bao gồm:

  • Nhiểm sắc đồ bào thai và mổ tử thi

  • Công thức máu ở mẹ [bằng chứng về thiếu máu hay bệnh bạch cầu]

  • Xét nghiệm Kleihauer-Betke

  • Chỉ định sàng lọc trực tiếp các rối loạn huyết khối mắc phải, bao gồm xét nghiệm các kháng thể kháng phospholipid [kháng đông lupus, anticardiolipin [IgG và IgM], kháng beta2 glycoprotein I [IgG và IgM]]

  • Xét nghiệm TORCH [toxoplasmosis [với IgG và IgM], các mầm bệnh khác [ví dụ:virut parvo B19 ở người, virut varicella-zoster], rubella, virut cytomegalovirus, herpes simplex]

  • Xét nghiệm sàng lọc kháng thể trong máu [RPR]

  • TSH [và nếu bất thường, T4 tự do]

  • Xét nghiệm bệnh tiểu đường [HbA1C]

  • Kiểm tra rau thai

Thông thường, nguyên nhân không thể xác định được.

  • Nạo buồng tử cung nếu cần

  • Chăm sóc thường quy như sau đẻ

  • Hỗ trợ tinh thần

Nạo buồng tử cung có thể đã xảy ra tự nhiên. Nếu không, việc nạo cần được thực hiện bằng sử dụng các loại thuốc [ví dụ như oxytocin] hoặc thủ thuật [ví dụ như nong và nạo [D & E], trước khi làm thì đặt chất gây mềm giãn mở cổ tử cung, có hoặc không có misoprostol] tuỳ thuộc vào tuổi thai.

Sau khi các thành phần của phôi thụ thai bị tống ra, có thể cần phải nạo buồng để loại bỏ bất cứ mảnh rau thai nào còn sót lại. Các mảnh vụn thì nhiều khả năng sẽ còn lại khi thai chết lưu xảy ra rất sớm.

Nếu DIC phát triển, bệnh đông máu nên được điều trị kịp thời và mạnh mẽ bằng cách thay thế máu hoặc các sản phẩm máu khi cần.

Quản lý sau đẻ tương tự với quản lý sau cuộc đẻ thai sống.

Cha mẹ thường cảm thấy đau buồn và cần được hỗ trợ tinh thần và đôi khi cần được tư vấn chính thức. Rủi ro với các lần có thai trong tương lai, có liên quan đến nguyên nhân được dự đoán, nên được thảo luận với bệnh nhân.

  • Có rất nhiều nguyên nhân gây thai chết lưu [mẹ, thai nhi, hoặc rau thai].

  • Đông máu nội mạch lan tỏa có thể phát sinh.

  • Làm xét nghiệm để xác định nguyên nhân; tuy nhiên, nguyên nhân thường không thể xác định được.

  • Nạo tử cung bằng thuốc hoặc D & E, và hỗ trợ tinh thần cho cha mẹ.

Bản quyền © 2022 Merck & Co., Inc., Rahway, NJ, USA và các chi nhánh của công ty. Bảo lưu mọi quyền.

15:25 - 11/08/2021 Lượt xem: 285 Tác giả: Thanh Nga

Thai chết lưu là thai bị chết, lưu lại trong tử cung, không phát triển thành thai trưởng thành. Hiện tượng này cần được phát hiện, can thiệp sớm để tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Hãy cùng phòng khám 43 Nguyễn Khang tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này

1. Thai chết lưu là gì?

Về mặt y học, những trường hợp em bé chết trong bụng mẹ quá 48h được gọi là thai lưu. Thai chết lưu có thể xảy ra trong mọi giai đoạn của thai kỳ, và thường được chia thành hai nhóm:

  • Nhóm thai lưu dưới 20 tuần tuổi.
  • Nhóm thai lưu sau 20 tuần tuổi: Trong nhóm này tiếp tục được chia ra thành thai chết lưu sớm từ 20-27 tuần tuổi và muộn từ 28-36 tuần tuổi. Sau 37 tuần tuổi thì gọi là thai lưu đủ tháng.

Thai chết lưu trong tử cung gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người mẹ. Đầu tiên là chứng rối loạn đông máu, thời gian thai lưu trong tử cung càng lâu thì nguy cơ rối loạn đông máu càng cao. Sau đó là các biến chứng nhiễm trùng sau khi vỡ ối dẫn đến nhiễm trùng máu, sốc nhiễm trùng đặc biệt do vi khuẩn Gram âm.

2. Nguyên nhân thai chết lưu trong tử cung?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thai lưu vì vậy rất khó xác định được lý do cụ thể. Tuy nhiên, thai lưu thường đến từ ba nhóm nguyên nhân chính sau:

- Nguyên nhân về phía mẹ

  • Người mẹ mắc các chứng bệnh nội tiết như: Thiểu năng giáp, basedow..
  • Người mẹ mắc các bệnh mãn tính như viêm gan, suy thận, tiểu đường, tim mạch, lao phổi....
  • Tăng huyết áp thai kỳ dẫn đến tiền sản giật gây nguy cơ tử vong cao cho cả mẹ và bé.
  • Người mẹ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như lậu, giang mai. Nhiễm ký sinh trùng như: Sốt rét, đặc biệt là sốt rét ác tính làm tỷ lệ chết gần như 100%. Nhiễm vi-rút như viêm gan, cúm, sởi...
  • Người mẹ làm việc trong môi trường độc hại, lao động vất vả, thiếu dinh dưỡng...
  • Người mẹ bị dị dạng tử cung dẫn đến không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi.
  • Người mẹ sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, bị bệnh béo phì... thì khả năng thai chết lưu cao hơn bình thường.

- Nguyên nhân từ phía thai nhi

  • Mẹ và bé có nhóm máu bất đồng.
  • Thai nhi bị dị tật bẩm sinh
  • Thai nhi bị nhiễm khuẩn.
  • Thai nhi có các dị tật di truyền từ bố hoặc mẹ.
  • Đa thai có hiện tượng các thai truyền máu cho nhau, khi đó thai cho máu dễ bị chết lưu.

- Vấn đề trên phần phụ và tử cung

  • Mọi bất thường về dây rốn như dây rốn thắt nút, dây rốn xoắn quá mức, dây rốn ngắn tuyệt đối, dây rốn bị chèn ép, quấn cổ, quấn thân, quấn chi,... đều có thể khiến thai bị chết lưu.
  • Bánh rau xơ hóa, rau bong non, u mạch máu màng đệm của bánh rau, thiểu ối, đa ối,... cũng có thể là tác nhân gây thai chết lưu.
  • Người mẹ bị dị dạng tử cung như tử cung nhi tính, tử cung kém phát triển,... cũng khiến thai nhi bị nuôi dưỡng kém, thiếu chất, dẫn tới chết lưu.

3. Bạn nên làm gì khi được chẩn đoán thai lưu?

Khi đã được chẩn đoán xác định là mang thai lưu, thai phụ sẽ được bác sĩ chỉ định cho thai ra bằng các phương pháp nạo hút thai, gắp thai, gây sảy thai, gây chuyển dạ tùy theo tuổi thai. Đồng thời, bà bầu được chú ý điều trị chống rối loạn đông máu và chống nhiễm trùng.

Sau khi lấy thai ra rồi, phụ nữ cần có một thời gian phục hồi sức khỏe về mặt thể chất và tinh thần. Với thai lưu trên 15 tuần cần được nghỉ ngơi trong khoảng 30 ngày. Khi người phụ nữ cảm thấy đã khỏe mạnh, tư tưởng thoải mái, có ham muốn tình dục thì có thể quay lại sinh hoạt vợ chồng nhưng phải tránh thai tối thiểu 3 tháng mới nên mang thai lại. Trong thời gian ngắn này, các cặp vợ chồng nên áp dụng biện pháp tránh thai bằng bao cao su hoặc xuất tinh ngoài âm đạo.

Để chuẩn bị cho lần mang thai sau, cả hai vợ chồng nên khám tổng quát, duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung đầy đủ các nhóm chất gồm tinh bột, đạm, chất béo và vitamin cần thiết. Đồng thời, người phụ nữ nên bổ sung axit folic, tăng cường rèn luyện sức khỏe để có một thai kỳ tiếp theo an toàn hơn. Đến khi đã có thai, thai phụ nên đi khám thai sớm và định kỳ ở những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ tư vấn, hỗ trợ, đưa ra những lời khuyên đúng đắn.

Phòng khám sản phụ khoa 43 Nguyễn Khang – Cầu Giấy hay còn được gọi là phòng khám bác sĩ Vĩ với tiền thân là phòng khám 89B dốc phụ sản Hà Nội và phòng khám 36 Trung Hòa là địa chỉ khám lớn và uy tín nhất Hà Nội . Với bề dày hoạt động trên 15 năm cùng đội ngũ y bác sĩ giỏi; giàu kinh nghiệm đến từ các viện sản lớn như bệnh viện Phụ sản Trung Ương; bệnh viện Phụ sản Hà Nội… sẽ theo dõi và khảo sát thai kỳ; để các thai phụ có thể yên tâm chào đón những thiên thần khỏe mạnh. Để đặt lịch tới phòng khám 43 Nguyễn Khang quý khách có thể truy cập TẠI ĐÂY hoặc liên hệ zalo: 0342318318 để được hướng dẫn.

Chủ Đề