Nên học báo chí hay Truyền thông đa phương tiện

Truyền thông đa phương tiện là ngành học tích hợp kiến thức giữa báo chí, truyền thông và công nghệ thông tin. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, ngành truyền thông nói chung và Truyền thông đa phương tiện nói riêng ngày càng khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong “bản đồ” ngành nghề xu hướng. Để hiểu rõ hơn vấn đề “Có nên học ngành Truyền thông đa phương tiện?”, mời các bạn cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

 

Có nên học ngành Truyền thông đa phương tiện

 

Là ngành học được ứng dụng rộng rãi trong đời sống cộng đồng cho nên vị trí công việc của nhóm ngành Truyền thông đa phương tiện rất đa dạng với mức lương hấp dẫn. Theo Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP Hồ Chí Minh, từ năm 2015 – 2025, mỗi năm sẽ cần đến 21.600 người trong nhóm ngành Truyền thông – Quảng cáo.
Ngoài ra, một kết quả khảo sát tình hình việc làm của sinh viên cho thấy: Hơn 91% sinh viên học các ngành liên quan đến Truyền thông đa phương tiện tìm được việc làm phù hợp trong vòng 6 tháng sau tốt nghiệp. Khoảng 61% sinh viên làm việc cho các công ty tư nhân, khoảng 15% sinh viên làm việc cho các doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài. 
Có thể thấy, truyền thông đa phương tiện thuộc ngành công nghiệp sáng tạo, mang tính hiện đại, bắt kịp xu thế toàn cầu, do đó công việc không bao giờ khiến bạn cảm thấy nhàm chán. Đây chính là một trong những điều thu hút các bạn trẻ khi đăng ký học ngành này.

 

Thí sinh cần nắm rõ “có nên học ngành Truyền thông đa phương tiện?” để đưa ra quyết định đúng đắn

 

Học ngành Truyền thông đa phương tiện ra làm gì? 

 

Sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau với mức lương hấp dẫn. Cụ thể:
- Biên tập, xây dựng các nội dung báo chí, ấn phẩm, bìa sách tại các cơ quan báo chí, báo điện tử, nhà xuất bản
- Biên tập, xây dựng các chương trình truyền hình, xử lý âm thanh hay làm các kỹ xảo điện ảnh tại các công ty truyền hình, hãng sản xuất phim
- Chuyên gia thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì, nhãn hiệu sản phẩm, thiết kế logo, làm phim quảng cáo,… hoặc một hệ thống nhận dạng thương hiệu tại các công ty quảng cáo, PR
- Thiết kế, giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung website tại các công ty phát triển phần mềm, tạo dựng website
- Chuyên viên truyền thông, quản trị các kênh truyền thông trực tuyến, chuyên viên marketing trực tuyến, chuyên viên đối ngoại và quan hệ công chúng, chuyên viên quản lý mạng xã hội trong bộ phận truyền thông của doanh nghiệp
- Cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu.

 

Theo học ngành Truyền thông đa phương tiện bằng cách nào?

 

Khi đã giải đáp được câu hỏi “có nên học ngành Truyền thông đa phương tiện?”, tiếp theo các bạn nên lựa chọn cho mình một môi trường học tập thích hợp. Một số trường đại học có chương trình đào tạo uy tín như: Học viện Báo chí và tuyên truyền, Đại học KHXH&NV-HCM, Đại học Công nghệ TP.HCM [HUTECH], UEF,.. 
Năm 2022, UEF dự kiến tuyển sinh ngành Truyền thông đa phương tiện với 4 phương thức: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT từ 18 điểm trở lên, Xét tuyển học bạ theo điểm tổ hợp 3 môn năm lớp 12 đạt từ 18.0 trở lên, Xét học bạ tổng điểm trung bình 5 học kỳ [HK1, HK2 lớp 10, HK1, HK2 lớp 11, HK1 lớp 12] đạt từ 30 điểm trở lên và Xét tuyển theo kết quả Đánh giá năng lực đạt từ 650 điểm trở lên. 
Với những thông tin chi tiết trên, tin rằng các bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi "có nên học ngành Truyền thông đa phương tiện?". Chúc các bạn sẽ có những sự lựa chọn phù hợp với năng lực bản thân trên bước đường sự nghiệp. 

 

Kim Bằng

Con gái có nên học Truyền thông Đa phương tiện?” là thắc mắc của nhiều bạn trẻ đang đứng trước ngưỡng cửa chọn nghề.

Con gái có nên học ngành Truyền thông Đa phương tiện? Ảnh: Internet

Nằm trong danh sách những ngành nghề có sức phát triển mạnh mẽ, mang lại thu nhập tốt được đông đảo các bạn trẻ theo học hiện nay, nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về Truyền thông Đa phương tiện hay chưa? Cần có tố chất gì để phù hợp với công việc? Cùng theo dõi bài viết để tìm hiểu, trả lời và định hướng cho tương lai.

Mục lục

  • 1 Hiểu rõ hơn về ngành Truyền thông Đa phương tiện
    • 1.1 Truyền thông Đa phương tiện là gì?
    • 1.2 Mục tiêu đào tạo
  • 2 Con gái có nên học ngành Truyền thông Đa phương tiện không?
    • 2.1 Khả năng quan sát tinh tế
    • 2.2 Kỹ năng viết tốt
    • 2.3 Tư duy thẩm mỹ
    • 2.4 Đức tính chăm chỉ, chịu khó
  • 3 Tại sao con gái nên học ngành Truyền thông Đa phương tiện?
    • 3.1 Ngành học xu hướng, cơ hội việc làm hấp dẫn
    • 3.2 Thỏa mãn đam mê sáng tạo, bắt kịp xu hướng
    • 3.3 Linh động về thời gian
    • 3.4 Công việc xuyên biên giới
  • 4 Học ngành này cơ hội việc làm hấp dẫn không?
  • 5 Nên học ngành Truyền thông Đa phương tiện ở đâu?

Trước khi giải đáp cho câu hỏi “Con gái có nên học ngành Truyền thông Đa phương tiện không? Hãy cùng tham khảo một số thông tin tổng quát để hiểu hơn về ngành nhé!

Truyền thông Đa phương tiện là gì?

Truyền thông Đa phương tiện [Multimedia] là tên gọi của ngành học ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với kiến thức truyền thông và tư duy sáng tạo. Cho ra những sản phẩm có tính ứng dụng cao trong nhiều lĩnh vực như: truyền thông [truyền hình, bản tin…], giáo dục [hướng nghiệp, minh họa trực quan], giải trí [game, hoạt hình…], y học [tư vấn khám chữa bệnh, mô phỏng…], thương mại điện tử cùng nhiều lĩnh vực khác.

Truyền thông Đa phương tiện là gì? Ảnh: Internet

Những năm trước đây, quá trình truyền thông được thể hiện thông qua báo giấy, chương trình truyền hình, phát thanh…  Cùng với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin, lĩnh vực truyền thông dần vươn lên như một lẽ tất yếu, đáp ứng nhu cầu đổi mới phương thức tiếp cận thông tin của công chúng như hiện nay, không chỉ dừng lại ở khuôn khổ ngôn từ, mà thông qua: hình ảnh, video, âm thanh, tương tác.. trên các nền tảng mạng xã hội đã thúc đẩy ngành Multimedia trở thành lựa chọn hấp dẫn với giới trẻ, đặc biệt là phái nữ.

Thực tế tại Việt Nam, ngành Multimedia sẽ có sự bùng nổ trong tương lai, do vậy cần có đội ngũ nhân lực được đào tạo bài bản, có năng lực chuyên môn cao.

Mục tiêu đào tạo

Không chỉ được trang bị kiến thức nền tảng về tư duy mỹ thuật, công nghệ thông tin và truyền thông số, sinh viên Multimedia còn được tiếp cận từng kỹ năng chuyên sâu về báo chí, quảng cáo… Cụ thể hơn, các bạn sẽ viết, biên tập, thiết kế các ấn phẩm báo chí; sáng tạo và xây dựng nội dung phong phú trên các phương tiện truyền thông.

Sinh viên trong buổi thực hành chụp ảnh tại studio trường CET. Ảnh: Internet

Phòng học thực hành – studio tại trường CET. Ảnh: Internet

Học ngành Truyền thông Đa phương tiện, sinh viên còn được trang bị kỹ năng tác nghiệp về nhiếp ảnh, ghi hình, thu âm, dựng video… để có thể tự tin tạo ra những sản phẩm chất lượng, phục vụ tốt cho nhu cầu công việc.

Con gái có nên học ngành Truyền thông Đa phương tiện không?

Con gái học ngành Truyền thông Đa phương tiện sẽ có rất nhiều lợi thế. Vậy nên trả lời cho câu hỏi của bài viết này sẽ là: “CÓ”. Bạn có biết, khi học ngành này con gái còn có những lợi thế sau đây:

Khả năng quan sát tinh tế

Với khả năng quan sát, đánh giá và cảm nhận tinh tế của con gái sẽ phù hợp với đặc thù công việc này. Điều này hỗ trợ cho người làm Multimedia thu thập thông tin một cách tốt nhất, đưa ra những ý tưởng sáng tạo và nhận định chuẩn xác, đồng thời giúp ích cho bạn khi phối hợp với mọi người trong quá trình làm việc.

Kỹ năng viết tốt

Thông thường con gái sẽ có kỹ năng viết nhỉnh hơn con trai. Việc viết lách có thể giúp chúng ta có nhiều ý tưởng hơn. Bởi vì tính chất công việc của ngành Truyền thông Đa phương tiện yêu cầu bạn cần phải viết nội dung cho website, các trang mạng xã hội, ấn phẩm báo chí, biên tập…

Kỹ năng viết tốt hỗ trợ cho ngành Truyền thông Đa phương tiện. Ảnh: Internet

Tư duy thẩm mỹ

Đây cũng là thế mạnh của con gái có thể phục vụ tốt cho ngành Multimedia. Gu thẩm mỹ hỗ trợ các bạn rất nhiều khi phải thiết kế hoặc trình bày ấn phẩm báo chí đúng quy cách và thu hút nhất.

Đức tính chăm chỉ, chịu khó

Bất kỳ công việc nào cũng cần sự chăm chỉ, kiên trì. Đối với ngành Truyền thông Đa phương tiện cũng vậy, cần kiên trì mới có thể gắng bó lâu dài. Thế nên, ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bạn cần phải cố gắng tìm tòi, học hỏi để nâng cao khả năng chuyên môn.

Tại sao con gái nên học ngành Truyền thông Đa phương tiện?

Ngành học xu hướng, cơ hội việc làm hấp dẫn

Không thể phủ nhận vai trò và tầm ảnh hưởng của truyền thông trong cuộc sống. Là ngành học có tính ứng dụng cao trong thực tế, nên cần lượng lớn nhân sự để đáp ứng cho nhu cầu của thị trường

Thỏa mãn đam mê sáng tạo, bắt kịp xu hướng

Đặc thù của ngành này là sáng tạo, tìm tòi cái mới. Vì thế, bạn sẽ không bao giờ cảm thấy nhàm chán với công việc này. Với Multimedia, bạn phải liên tục cập nhật xu hướng mới thế để ứng dụng kip thời vào công việc, điều này cũng thúc đẩy tư duy của bạn nhạy bén hơn.

Linh động về thời gian

Chỉ cần đáp ứng được đúng tiến độ và chất lượng công việc, bạn có thể làm freelancer để thoải mái về thời gian hơn.

Công việc xuyên biên giới

Sự tiến bộ của internet giúp chúng ta rút ngắn được rào cản địa lý. Bạn có thể làm việc từ xa ở các tỉnh thành trong nước hoặc cho các đơn vị nước ngoài với mức thu nhập hấp dẫn. Tuy nhiên, để có thể làm việc xuyên biên giới, bạn cần trau dồi kiến thức về ngoại ngữ thật tốt.

Học ngành này cơ hội việc làm hấp dẫn không?

Theo nhận định của các chuyên gia, lĩnh vực truyền thông nói chung và ngành Truyền thông Đa phương tiện nói riêng đã trở thành một phần tất yếu, không thể thiếu trong xã hội hiện nay. Được đánh là một nghề “hot” ở hiện tại và trong tương lai, các bạn sẽ có cơ hội việc làm hấp dẫn với mức thu nhập tốt, thậm chí nhiều nhà tuyển dụng còn sẵn sàng trả mức lương cao để chiêu mộ nhân sự giỏi.

Sau tốt nghiệp ngành Truyền thông Đa phương tiện, các bạn có thể làm việc tại các cơ quan báo chí – truyền thông, Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực: quảng cáo, thiết kế, thương mại điện tử, viễn thông, điện ảnh,… các công ty có nhu cầu xây dựng và phát triển thương hiệu… Với các công việc cụ thể như:

  • Nhân viên biên tập, xây dựng nội dung báo chí, ấn phẩm,…
  • Nhân viên xử lý hình ảnh, âm thanh cho các chương trình truyền hình, phim ảnh.
  • Nhân viên thiết kế bộ nhận dạng thương hiệu cho sản phẩm, công ty.
  • Nhân viên thiết kế, xây dựng giao diện, chức năng và nội dung cho website.
  • Nhân viên thiết kế đồ họa, mô phỏng các mô hình, không gian phòng ốc,…

Ngoài ra, bạn có thể làm Freelancer để thoải mái chủ động về thời gian, không gian làm việc. Chỉ cần đáp ứng được chất lượng sản phẩm, không cần phải đến công ty làm việc theo khung giờ nhất định.

Nên học ngành Truyền thông Đa phương tiện ở đâu?

Có rất nhiều lựa chọn để các bạn có thể theo học ngành này tại Việt Nam hoặc có thể đi du học nước ngoài.

Tuy nhiên, chương trình đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện tại CET mang lại sự khác biệt với 90% thời gian bồi dưỡng kỹ năng làm việc sát với thực tế. Để sinh viên có thể tự tin khi bước vào môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.

Điểm khác biệt tiếp theo là sinh viên tại CET có thể là những người đã có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực truyền thông, quảng cáo… tham gia học để trau dồi kiến thức chuyên môn, bằng cấp để phát triển kinh doanh các mô hình studio, cơ sở in ấn, công ty truyền thông…

Sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện trường CET

Hy vọng với những thông tin cung cấp ở trên có thể phần nào hỗ trợ được các bạn, đặc biệt là câu hỏi con gái có nên học Truyền thông Đa phương tiện hay không?

Nếu bạn yêu thích và đam mê và muốn học Truyền thông Đa phương tiện [Multimedia], đồng hành cùng trường trung cấp CET chính là lựa chọn để có những bước đi vững chắc cho đam mê của mình. Hãy điền thông tin đăng ký của bạn ngay tại form bên dưới hoặc gọi tới tổng đài 1800 6552 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết nhé!

Chủ Đề