Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa dựa trên cơ sở kinh tế như thế nào

[HNM] - Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011] đã khẳng định: "Dân chủ xã hội chủ nghĩa [XHCN] là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước". Sự khẳng định trên đây đã chỉ rõ: Nước ta đi theo con đường XHCN, vì vậy, xây dựng nền dân chủ XHCN là vấn đề quan trọng xuyên suốt quá trình cách mạng của nước ta. 
 


Cầu Cần Thơ, một công trình giao thông trọng điểm mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.    Ảnh: TTXVN

Ngay từ khi Đảng ra đời [1930] để lãnh đạo cách mạng; trong cương lĩnh chính trị đầu tiên đã nhất quán chủ trương, đường lối trong giai đoạn cách mạng giải phóng dân tộc phải xây dựng và phát triển chế độ dân chủ nhân dân mà mục tiêu cốt lõi của nó là “Độc lập dân tộc, người cày có ruộng” và thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu trong lĩnh vực chính trị. Khi chuyển sang giai đoạn cách mạng XHCN dựa trên cơ sở kế thừa nền dân chủ nhân dân đã có, phải tiến hành ngay việc xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN mà mục tiêu xuyên suốt là:”Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. So với các nước đi theo con đường dân chủ đầy sóng gió, sự phát triển dân chủ XHCN ở nước ta rất ổn định, có hiệu quả. Nguyên nhân chính là do Đảng và Nhà nước ta luôn tuân thủ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hành động. Điều đó được thể hiện ở những mặt sau đây: Một là, tư tưởng chiến lược chỉ đạo phát triển nền dân chủ XHCN là dựa trên lý luận dân chủ của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam làm nguyên tắc cơ bản. Hai là, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai trò độc tôn lãnh đạo công cuộc phát triển nền dân chủ XHCN ở nước ta. Ba là, cơ sở kinh tế cho việc xây dựng, phát triển nền dân chủ XHCN ở nước ta là nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần phát triển theo định hướng XHCN và từng bước hoàn thiện tiến lên kinh tế thị trường XHCN, trong đó kinh tế nhà nước với chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu giữ vai trò chủ đạo. Bốn là, phương thức thúc đẩy công cuộc phát triển dân chủ XHCN ở nước ta là lấy dân làm gốc. Năm là, trọng điểm công cuộc phát triển dân chủ XHCN là thường xuyên củng cố, phát triển dân chủ trong Đảng, coi dân chủ trong đảng là “hạt nhân” của dân chủ XHCN và lấy dân chủ trong Đảng thúc đẩy dân chủ trong toàn xã hội. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ngày càng cao dân chủ XHCN ở nước ta, quán triệt sâu sắc quan điểm dân biết, dân bàn, dân thực hiện, dân kiểm tra. Dân chủ XHCN ở nước ta vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Vì vậy đòi hỏi tất cả quyền lực nhà nước phải thuộc về nhân dân. Trong công cuộc đổi mới đất nước, Đảng ta đã chỉ rõ một trong những nguyên tắc cơ bản để chỉ đạo đổi mới là xây dựng nền dân chủ XHCN, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc VN xã hội chủ nghĩa. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII thông qua năm 1991 đã ghi: Dân chủ XHCN là bảo đảm mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Hiến pháp năm 1992 cũng khẳng định tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân và phải được thể chế hóa quyền lực đó bằng pháp luật, được pháp luật bảo hộ. Dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương và công bằng xã hội đòi hỏi phải được thực hiện trong thực tế cuộc sống trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trải qua 25 năm đổi mới và 20 năm thực hiện cương lĩnh 1991 nền dân chủ XHCN ở Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng và được thế giới thừa nhận. Để tiến lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, mở rộng hội nhập quốc tế, phát triển bền vững, thực hiện thành công mục tiêu “tối thượng” của cách mạng: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” của Đảng đề ra, chúng ta phải coi trọng phát triển nền dân chủ XHCN vì nó là mục tiêu cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đến lượt nó, nền dân chủ XHCN được phát triển và hoàn thiện lại trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy xã hội không ngừng phát triển. Chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ chỗ chưa chín muồi đến chín muồi, từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện, từ chỗ chưa phát triển đến phát triển. Quá trình này cần có thời gian và môi trường ổn định, đặc biệt là ổn định chính trị, xã hội. Muốn duy trì ổn định chính trị, xã hội để tiến lên phải phát triển nền dân chủ XHCN và lấy đó làm động lực thúc đẩy sự phát triển toàn diện xã hội từ thấp đến cao.

Bản chất chính trị của giai cấp công nhân đòi hỏi phải dùng phương pháp dân chủ để quản lý nhà nước, cải tạo xã hội. Nhà nước XHCN là nhà nước kiểu mới trong tiến trình lịch sử, dân chủ XHCN là thực hiện quyền nhân dân làm chủ đất nước, làm chủ xã hội. Đây là bản chất tốt đẹp của nhà nước XHCN đã và đang tồn tại, phát triển ở một số nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta cần tự giác tuân thủ quy tắc dân chủ, xây dựng và kiện toàn thể chế dân làm chủ, hình thành trật tự dân chủ ổn định, bền vững.

- Dân chủ: Là quyền lực thuộc về nhân dân, là quyền làm chủ của nhân dân trong các lĩnh vực đời sống xh của đất nước; dân chủ là một hình thức nhà nước gắn với giai cấp thống trị do đó dân chủ luôn mang bản chất giai cấp. 

- Bản chất của nền dân chủ XHCN được thể hiện:

+ Mang bản chất giai cấp công nhân.

Nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa mang bản chất của giai cấp công nhân.

+ Có cơ sở kinh tế là chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

+ Lấy hệ tư tưởng Mác – Lê - nin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh làm nền tảng tinh thần của xã hội.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lê nin là nền tảng tinh thần xã hội.

+ Là nền dân chủ của nhân dân lao động.

+ Gắn liền với pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. 

Nền dân chủ XHCN luôn gắn liền với hệ thống pháp luật.

@48388@@48386@@48383@

- Là thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của mọi công dân trên lĩnh vực kinh tế.

- Biểu hiện của quyền làm chủ về kinh tế:

+ Thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành phần.

+ Các thành phần kinh tế đều bình đẳng và tự do kinh doanh theo pháp luật.

+ Làm chủ trực tiếp quá trình sản xuất, kinh doanh, phân phối sản phẩm và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

+ Công dân có quyền tự do kinh doanh theo pháp luật, có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp

b] Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực chính trị

- Là thực hiện mọi quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

- Biểu hiện của quyền làm chủ về chính trị:

+ Quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội. 

+ Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của Nhà nước và địa phương.

+ Quyền kiến nghị với các cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước trưng cầu ý dân.

+ Quyền được thông tin, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Quyền giám sát các hoạt động của các cơ quan Nhà nước, quyền khiếu nại, tố cáo... của công dân.

c] Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực văn hoá

- Là thực hiện quyền làm chủ và bình đẳng của mọi công dân trong lĩnh vực văn hoá.

- Biểu hiện của quyền làm chủ về văn hoá:

+ Quyền được tham gia vào đời sống văn hoá.

Công dân được tự do tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

+ Quyền được hưởng các lợi ích từ sáng tạo văn hoá, nghệ thuật của chính mình.

+ Quyền sáng tác, phê bình văn học nghệ thuật; giải phóng con người khỏi những thiên kiến lạc hậu, loại bỏ sự áp bức về tinh thần và đưa văn hoá đến cho mọi người

d] Nội dung cơ bản của dân chủ trong lĩnh vực xã hội 

- Nội dung: Là đảm bảo những quyền xã hội của công dân.

- Biểu hiện của quyền làm chủ về xã hội:

+ Quyền lao động.

+ Quyền bình đẳng nam, nữ.[Phụ nữ được quyền bàn bạc, tham gia, quyết định những vấn đề của gia đình và xã hội] 

+ Quyền được hưởng an toàn xã hội và bảo hiểm xã hội.

+ Quyền được hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.

+ Quyền được bảo đảm về mặt vc-tt khi không còn khả năng lao động.

+ Quyền bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi, về cống hiến và hưởng thụ của các thành viên trong xã hội. Tham gia các phong trào ở địa phương và trường học.

@48387@@48381@

* Dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ với những qui chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng, của Nhà nước. [ không phân biệt giới tính, địa vị, tôn giáo...].

*Những hình thức phổ biến của dân chủ trực tiếp là:

+ Trưng cầu ý dân [trong phạm vi toàn quốc].

+ Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Bầu cử là một hình thức dân chủ trực tiếp.

+ Thực hiện sáng kiến pháp luật [nhân dân tham gia xây dựng, sửa đổi, bổ xung pháp luật]

+ Làm chủ trực tiếp bằng các hình thức nhân dân tự quản, xd và thực hiện các qui ước, hương ước phù hợp PL.

b] Dân chủ gián tiếp [dân chủ đại diện]

- Dân chủ gián tiếp là hình thức dân chủ thông qua những qui chế, thiết chế để nhân dân bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước.

[thông qua các cơ quan đại diện như MTTQ và các đoàn thể nhân dân]. 

Kết luận: Nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa hình thành với thắng lợi của cách mạng vô sản, xoá bỏ chế độ tư hữu, xác lập chế độ sở hữu Xã hội chủ nghĩa về Tư liệu sản xuất. Xây dựng nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa vững mạnh và giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng là những vấn đề rất quan trọng để thực hiện dân chủ Xã hội chủ nghĩa xứng đáng với lí tưởng mà Bác Hồ từng mong mỏi.

Video liên quan

Chủ Đề