Vì sao trung quốc không dùng không quân đánh việt nam

Các máy bay UH-1 được xưởng A42 sửa chữa để chi viện cho chiến trường phía Bắc - Ảnh tư liệu

Lẽ ra sẽ có những trận không chiến tưng bừng vì ta có máy bay A-37 và F5 thu được của Mỹ, kéo hết từ trong Nam ra. Trung Quốc lúc đó có MiG-19. Nhưng thời điểm đó máy bay của hai bên không cất cánh được do thời tiết rất xấu.

Thượng tá ĐOÀN HỒNG QUÂN

Cùng lúc, sử dụng máy bay IL14 để thả hàng chi viện cho bộ đội ta ở biên giới và chuẩn bị lực lượng không quân tham chiến...

U-17 bay trinh sát

Điều kiện khí tượng, thời tiết miền Bắc lúc đó không tốt cho không quân hoạt động. Khí lạnh, trời mù, tầm nhìn bị hạn chế.

"Có những lúc thời tiết tốt một chút, tôi xin phép cấp trên bay đường dài làm quen các mục tiêu dưới đất. Các địa tiêu ngoài Bắc tôi đã nắm tương đối vì đã có thời gian bay MiG-17 ở ngoài này" - thượng tá phi công Đoàn Hồng Quân nói.

Trong những lần cất cánh, dưới cánh U-17 đều đã gắn sẵn tám quả rocket khói, mỗi bên cánh bốn quả. Đây là loại rocket bắn chỉ điểm mục tiêu, không bắn máy bay địch được.

"Chuyến đi đầu tiên chúng tôi bay đến Đình Lập - một huyện vùng cao biên giới nằm ở phía đông nam tỉnh Lạng Sơn, sát biên giới Trung Quốc rồi vòng về Hòn Gai, Cẩm Phả [Quảng Ninh] và hạ cánh ở Nội Bài. Thời tiết xấu lắm. Có hôm đáy mây xuống 300m, chúng tôi phải bay dưới mây".

Sau một số chuyến bay trinh sát không thành công, tổ bay U-17 của biên đội trưởng Đoàn Hồng Quân về lại Tân Sơn Nhất trong tháng 6-1979.

"Lẽ ra sẽ có những trận không chiến tưng bừng vì ta có máy bay A-37 và F5 thu được của Mỹ, kéo hết từ trong Nam ra. Trung Quốc lúc đó có MiG-19. Nhưng thời điểm đó không quân của hai bên không cất cánh được do thời tiết rất xấu.

Mấy lần tôi cất cánh lên để trinh sát địa hình, cứ lên tầm 40-50m là vô mây mù, nhìn xuống không thấy gì thì làm sao tìm mục tiêu. Không thấy mục tiêu thì sao mà đánh được" - thượng tá Quân cho biết.

Ông Nguyễn Hồng Nam - phi công lái chính tham gia bay thả hàng chi viện cho bộ đội bị địch bao vây - Ảnh: MY LĂNG

IL-14 bay thả hàng chi viện

Một tuần sau khi chiến sự nổ ra, một số đơn vị vũ trang và nhân dân huyện Trùng Khánh và một trung đoàn bộ binh tại khu vực huyện Thạch An [Cao Bằng] đang nằm trong vòng vây của địch, thiếu thốn vũ khí, lương thực, thực phẩm, thuốc men.

Địch bao vây chia cắt hết đường bộ, đường sông. Riêng đơn vị tại huyện biên giới Thạch An thì máy thông tin liên lạc không hoạt động được do hết pin.

"Đang trong tình trạng chiến tranh, vũ khí đạn dược cạn hết, thông tin bị cắt đứt mà lại còn bị địch bao vây thì cực kỳ nguy khốn. Đó là lý do chúng tôi phải bay tiếp tế thả pin xuống cho bộ đội mình nối liên lạc lại với cấp trên" - ông Nguyễn Hồng Nam, phi công lái chính tham gia chuyến bay đặc biệt 40 năm trước, nhớ lại.

Đoàn bay 919 [tiền thân là trung đoàn không quân vận tải 919 thuộc Cục Không quân] đã được giao nhiệm vụ đặc biệt này. Đoàn bay 919 đã dùng máy bay vận tải IL-14 với sự yểm trợ của tiêm kích MiG-21 thả dù tiếp tế cho bộ đội ở huyện Trùng Khánh và hai xã Canh Tân, Minh Khai thuộc huyện Thạch An.

Nhiệm vụ trọng đại này đã được giao cho tổ bay IL-14 của lái chính - phi công Vũ Quý Đĩnh và phi công Nguyễn Hồng Nam. Mục tiêu thả dù ở cách biên giới chưa đến 50km.

"Có tổng cộng chín chuyến bay thả hàng chi viện - ông Nguyễn Hồng Nam cho biết - Tôi và anh Đĩnh đi liên tục tám chuyến". Khi được giao nhiệm vụ, ông Nguyễn Hồng Nam đang là cơ trưởng máy bay TU-134 của Đoàn bay 919. IL-14 là máy bay vận tải cánh quạt do Liên Xô sản xuất.

"Chuyến đầu tiên chúng tôi đi ban ngày nhưng đi ban ngày bị tiêm kích MiG-19 địch ép nhiều quá, không an toàn, tổ bay phải chuyển sang bay chiều tối hoặc đêm vì máy bay MiG-19 của địch không có hệ thống bay đêm.

Nhưng bay đêm cũng là thách thức với tổ bay vì máy bay IL-14 lại không có rađa. Chúng tôi bay và thả hàng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các sĩ quan dẫn đường" - ông nói.

Để đảm bảo tính bí mật, các chuyến bay không đi một giờ cố định nào. Có lúc chập choạng tối, có lúc nửa đêm, có chuyến lại chạng vạng sáng... Vị trí thả hàng cũng thay đổi liên tục.

Tổ bay phải vượt qua phòng tuyến địch, liên tục thay đổi độ cao bay, tốc độ bay để tránh đạn phòng không.

Trong một chuyến bay thả hàng ở Cao Bằng xong, khi trên đường quay về thì máy bay IL-14 bị MiG-19 truy đuổi nhưng cuối cùng tổ bay của ông Nam thoát nạn bay về Gia Lâm.

Máy bay U-17 được sử dụng để trinh sát chiến trường biên giới phía Bắc - Ảnh tư liệu

Lắp ráp và phục hồi máy bay

Sau khi Trung Quốc bất ngờ đánh Việt Nam, Liên Xô đã tiếp viện cho Việt Nam một số máy bay tiêm kích MiG-21Bis. Sân bay quân sự Đà Nẵng là nơi tiếp nhận loại máy bay này.

Ông Lê Văn Sơn, 90 tuổi, nguyên giám đốc Nhà máy A32, cho biết: "Liên Xô đưa về sân bay Đà Nẵng đợt đầu sáu máy bay MiG-21Bis là dòng máy bay MiG-21 đã được cải tiến. Họ dùng máy bay vận tải quân sự để chở MiG-21Bis sang đây.

Các bộ phận của máy bay MiG-21Bis được đặt trong các thùng lớn. Chúng tôi phải dùng cần cẩu đưa ra ngoài để lắp ráp".

Để tiếp nhận số máy bay tiêm kích này, các nhân viên, cán bộ kỹ thuật có trình độ giỏi nhất được cử ra làm việc với chuyên gia Liên Xô.

Đoàn chuyên gia Liên Xô gồm 12 người, sau khi MiG-21Bis được lắp ráp xong, họ bay thử tại sân bay Đà Nẵng rồi hướng dẫn các phi công Việt Nam bay thử trước khi tiếp nhận để chuyển ra Bắc.

Một chiến dịch phục hồi, sửa chữa máy bay lớn chưa từng có đã diễn ra tại các xưởng thuộc Cục kỹ thuật A39 để phục hồi và sửa chữa MiG-17 và UMig-15, còn A42 thì sửa chữa phục hồi A-37 và F-5 khẩn cấp để chi viện cho chiến trường...

"Nguyện làm việc tốt, sẵn sàng hi sinh"

Đại tá Nguyễn Sư Chính, 70 tuổi, nguyên phó giám đốc Nhà máy A42, cho biết: "Tháng 2-1979, tôi đang là quản đốc phân xưởng sửa chữa phụ tùng. Xưởng của tôi phụ trách sửa chữa hai loại máy bay trực thăng UH-1 và máy bay ném bom A-37 của Mỹ để lại.

Quân chủng giao nhiệm vụ làm sao đảm bảo đủ máy bay để kịp chi viện ra biên giới phía Bắc. Xưởng A42 chuyển sang chế độ làm việc thời chiến với tinh thần "Nguyện làm nhiều việc tốt vì Tổ quốc, sẵn sàng hi sinh".

Kỳ tới: Người trẻ đi tìm lịch sử

MY LĂNG

Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, với hàng loạt chiến công vang dội, Không quân Nhân dân Việt Nam tiếp tục đón nhận thử thách mới.

Tiếp thu máy bay của chế độ cũ

Lúc bấy giờ, không quân ta chỉ có lực lượng khá mỏng, chủ yếu là máy bay tiêm kích, gồm có 4 trung đoàn, trang bị các loại máy bay chiến đấu MiG-17 [Trung đoàn 923 – Đoàn Yên Thế], MiG-19 [Trung đoàn 925] và MiG-21 [Trung đoàn 921 – Đoàn Sao Đỏ và Trung đoàn 927 – Đoàn Lam Sơn] của Liên Xô. Nhưng sau đó, chúng ta đã tiếp quản và khai thác sử dụng 877 máy bay chiến đấu các loại của chế độ cũ, gồm rất nhiều chủng loại: tiêm kích, cường kích, trực thăng, trinh sát, vận tải …

Tiêm kích MiG-21

Thêm 4 trung đoàn không quân nữa được thành lập, trang bị các máy bay tiêm kích hạng nhẹ F-5 [Trung đoàn 935 – Đoàn Biên Hòa], cường kích A-37 [Trung đoàn 937 – Đoàn Hậu Giang], máy bay vận tải C-47, C-119 và C-130 [Trung đoàn 918], máy bay trinh sát L-19, U-17, trực thăng UH-1, CH-47 [Trung đoàn 917 – Đoàn Đồng Tháp].

Lực lượng phát triển mạnh, song nhiệm vụ cũng nặng nề hơn rất nhiều, không chỉ là không chiến bảo vệ vùng trời như trong kháng chiến chống Mỹ, mà còn là tấn công mặt đất, yểm hộ cho các mũi tiến công của bộ binh.

Tiêm kích đánh chặn hạng nhẹ F-5 [Mỹ sản xuất] phục vụ trong không quân ta sau 1975

Chiến tranh biên giới bùng nổ ở hai đầu đất nước. Trên mặt trận Tây Nam, không quân ta đã tham gia chiến dịch hợp đồng binh chủng quy mô lớn với các sư đoàn bộ binh và các trung lữ đoàn xe tăng, pháo binh …

Nhiều loại máy bay chiến đấu hệ 2, mà không quân ta thu được của chế độ cũ, đã phát huy hiệu quả rõ rệt trong nhiệm vụ cường kích, yểm trợ bộ binh. Các máy bay F-5, A-37, C-119, C-130 đã xuất kích với cường độ cao, oanh tạc dữ dội các trận địa, căn cứ, sở chỉ huy địch …trong sự bảo vệ của các biên đội tiêm kích MiG-17, MiG-19 và MiG-21.

Máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 [hãng Cessna Mỹ sản xuất] trong biên chế Không quân Nhân dân Việt Nam.

Lại một lần nữa, Không quân Nhân dân Việt Nam tiếp tục lập nên những chiến công hiển hách, góp phần cứu thoát nhân dân đất nước Chùa Tháp khỏi thảm họa diệt chủng Khmer Đỏ.

Trong thời gian này, có một điều đặc biệt là trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc, bất chấp các đơn vị bộ binh bị thiệt hại nặng nề, và liên tiếp thất bại trước Quân đội Nhân dân Việt Nam, không quân Trung Quốc không hề dám cất cánh oanh tạc, yểm trợ cho mặt đất. Đó là bởi, Trung Quốc quá lo sợ sức mạnh của lực lượng phòng không – không quân Việt Nam, đã từng đánh thắng cả không lực Mỹ. Trước các phi công Việt Nam đều rất lão luyện trận mạc, giỏi không chiến, không quân Trung Quốc chắc chắn sẽ chuốc lấy thất bại, nên họ không thể liều lĩnh khiêu chiến với những cánh én bạc MiG-21 của Việt Nam.

Có thể nói, trong giai đoạn này, Không quân Nhân dân Việt Nam là lực lượng không quân mạnh nhất Đông Nam Á, đủ sức ứng chiến với Không quân Trung Quốc đông đảo hơn rất nhiều lần. Điều quan trọng, là không quân ta mạnh toàn diện cả về không chiến lẫn tấn công mặt đất, hoàn thành xuất sắc cả hai nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế ở nước bạn.

Nhận viện trợ máy bay Su-22

Nhưng ngay cả trong thời điểm đó, các cấp chỉ huy Quân chủng và Bộ Quốc phòng cũng đã tỉnh táo nhận ra: Yếu tố làm sức mạnh của không quân ta tăng mạnh chủ yếu là nhờ các máy bay chiến đấu hệ 2, do chế độ cũ để lại.

Trong bối cảnh đất nước bị Mỹ cấm vận, bao vây kinh tế ngặt nghèo, không thể trông chờ nhiều vào các vũ khí có nguồn gốc Âu – Mỹ. Sớm muộn các máy bay này cũng sẽ bị hỏng hóc, trục trặc, mà phụ tùng sửa chữa, thay thế rất khan hiếm. Cùng với đó, là việc các máy bay tiêm kích MiG-17, MiG-19 đã ngày càng trở nên lạc hậu, bởi chúng chỉ mang pháo tự động, chứ không mang tên lửa không đối không.

Khi phải loại khỏi biên chế các máy bay chiến đấu hệ 2, cùng các máy bay MiG-17 và MiG-19, sức mạnh của Không quân Nhân dân Việt Nam sẽ bị suy giảm nghiêm trọng. Do đó, bên cạnh việc tăng cường bảo dưỡng, sửa chữa các máy bay hệ 2, cần gấp rút chuẩn bị lực lượng thay thế các máy bay này.

Lúc bấy giờ, yêu cầu nhiệm vụ đặt ra không còn nặng về mặt không chiến bảo vệ vùng trời. Bởi lẽ, ngay cả không quân Trung Quốc lớn mạnh hàng đầu thế giới còn phải “kinh sợ” Không quân Nhân dân Việt Nam. Trong trường hợp có không chiến với kẻ thù trực tiếp lúc đó là Trung Quốc, thì các phi công Việt Nam dạn dày kinh nghiệm, với các máy bay tiêm kích MiG-21PF, MiG-21PFM cũng thừa sức “làm cỏ” các máy bay J-5, J-6, J-7 của đối phương.

Máy bay cường kích Su-22 của Không quân Nhân dân Việt Nam

Loại máy bay Việt Nam cần có lúc này, phải là loại máy bay đa dụng, vừa có thể không chiến, vừa có thể tấn công mặt đất để yểm trợ cho bộ binh. Yêu cầu này đã được phía Liên Xô đáp ứng: Trong ba năm 1981-1984, Việt Nam đã nhận được 70 chiếc cường kích Su-22M. Đây là các máy bay có kết cấu cánh cụp cánh xòe, vận tốc tối đa 1.860km/h, bán kính chiến đấu 1.150km, mang được 4.250kg vũ khí các loại gồm tên lửa không đối không, không đối đất, không đối hải, bom và rocket các loại …

Các máy bay cường kích Su-22 vừa có khả năng không chiến tốt thay thế cho MiG-17, MiG-19 cổ lỗ, vừa có khả năng cường kích mạnh, thay cho F-5 và A-37. Không chỉ vậy, cường kích Su-22 còn góp sức rất lớn trong nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo. Lúc bấy giờ, đây là loại máy bay chiến đấu duy nhất của ta đủ tầm bay ra quần đảo Trường Sa.

Sau chiến dịch chủ quyền CQ-88, trong bối cảnh lực lượng hải quân ta thua kém quá nhiều so với Trung Quốc, 7 máy bay Su-22 đã xuất kích, yểm trợ cho các tàu hải quân đổ bộ công binh, giành lại đảo Len Đao.

[Còn tiếp]

Phòng không Việt Nam đã "rửa nhục" cho tên lửa SAM-2 như thế nào?
Video đặc biệt xúc động: Quân đội VN 69 năm chiến đấu vì nhân dân
Hai trung đoàn tên lửa Việt Nam vừa thành lập có gì đặc biệt?

Video liên quan

Chủ Đề