Mupirocin ointment là thuốc gì

Tên thuốc gốc [Hoạt chất]

Mupirocin

Loại thuốc

Kháng sinh phổ hẹp tại chỗ.

Dạng thuốc và hàm lượng

Thuốc mỡ bôi ngoài da: 2%, tuýp 15 g, 30 g, 60 g.

Cream bôi ngoài da mupirocin calci 2,15% [tương đương với mupirocin 2%]: Tuýp 15 g, 30 g, 60 g.

Thuốc mỡ bôi niêm mạc mũi mupirocin calci 2,15% [tương đương với mupirocin 2%]: Tuýp 1 g, 3 g, 6 g.

Người lớn

Chốc lở do S. aureus và S. pyogenes:

  • Bôi thuốc mỡ lên vùng nhiễm khuẩn 3 lần/ngày, trong 5 – 10 ngày.
  • Nếu sau 3 – 5 ngày không có tác dụng cần gặp bác sĩ để đánh giá lại.

Nhiễm khuẩn da thứ phát:

  • Bôi cream lên vùng nhiễm khuẩn 3 lần/ngày, trong 10 ngày.
  • Nếu sau 3 – 5 ngày không có tác dụng cần gặp bác sĩ để đánh giá lại.

Trong mũi [người lành mang S. aureus]:

  • Bôi vào mỗi lỗ mũi một nửa tuýp [khoảng 0,25 g] thuốc đóng gói liều đơn dùng một lần, ấn 2 bên mũi để thuốc trải đều trên niêm mạc mũi, 2 lần/ngày, trong 5 ngày.
  • Tối đa 7 ngày.

Trẻ em

Trẻ em ≥ 2 tháng tuổi bị chốc lở do S. aureus và S. pyogenes:

  • Bôi thuốc mỡ lên vùng nhiễm khuẩn 3 lần/ngày, trong 5 – 10 ngày.
  • Nếu sau 3 – 5 ngày không có tác dụng cần gặp bác sĩ để đánh giá lại.

Trẻ em ≥ 3 tháng tuổi bị nhiễm khuẩn da thứ phát:

  • Bôi cream lên vùng nhiễm khuẩn 3 lần/ngày, trong 10 ngày.
  • Nếu sau 3 – 5 ngày không có tác dụng cần gặp bác sĩ để đánh giá lại.

Trong mũi [người lành mang S. aureus]:

  • Với trẻ em ≥ 12 tuổi, bôi vào mỗi lỗ mũi một nửa tuýp [khoảng 0,25 g] thuốc đóng gói liều đơn dùng một lần, ấn 2 bên mũi để thuốc trải đều trên niêm mạc mũi, 2 lần/ngày, trong 5 ngày.
  • Tối đa 7 ngày.

Cách dùng

Thuốc bôi ngoài da không được bôi vào niêm mạc mũi hoặc niêm mạc mắt.

Thuốc bôi niêm mạc mũi không được bôi vào niêm mạc mắt.

Đối với dạng thuốc cream, vùng da bôi thuốc có chiều dài tối đa 10 cm hoặc diện tích tối đa 100 cm2.

Tá dược polyethylene glycol [PEG] có trong thuốc mỡ bôi ngoài da có thể hấp thu khi dùng kéo dài, khi bôi thuốc trên diện tích lớn hoặc vùng da bị tổn thương, gây độc cho người bệnh. Vì thế không dùng thuốc mỡ mupirocin bôi da cho người bị bỏng, đặc biệt là những trường hợp bỏng trên diện rộng.

Cần thận trọng khi dùng chế phẩm có chứa PEG cho người suy thận.

Cần chú ý thuốc mỡ hoặc cream mupirocin dùng bôi ngoài da không thể dùng thay thế thuốc mỡ bôi mũi. Các chế phẩm đều không được dùng cho mắt.

Mupirocin dùng ngoài kéo dài sẽ dẫn tới sự phát triển quá mức các chủng không nhạy cảm với thuốc bao gồm cả nấm. Nếu tình trạng bệnh không được cải thiện rõ ràng sau 3 – 5 ngày điều trị với mupirocin, cần ngừng thuốc và đánh giá lại điều trị, có thể đổi sang thuốc kháng sinh khác.

Triệu chứng tiêu chảy do Clostridioides difficile có thể xảy ra sau hơn 2 tháng ngừng thuốc. Nếu tình trạng này được nghi ngờ hoặc xác định, ngừng sử dụng thuốc, tiến hành các liệu pháp kháng sinh diệt Clostridioides difficile và chăm sóc hỗ trợ.

Hiệu quả và độ an toàn của thuốc mỡ hoặc dạng cream mupirocin bôi ngoài da chưa được xác định ở trẻ dưới 2 hoặc 3 tháng tuổi tương ứng.

Hiệu quả và độ an toàn của thuốc mỡ mupirocin calci bôi niêm mạc mũi cũng chưa được xác định ở trẻ dưới 12 tuổi, tuy nhiên một nghiên cứu dược động học cho thấy có sự hấp thu đáng kể vào vòng tuần hoàn chung khi dùng mupirocin bôi niêm mạc mũi cho trẻ sơ sinh và trẻ sinh thiếu tháng.

Với người cao tuổi, hiệu quả và độ an toàn của thuốc cũng tương tự như với người lớn bình thường.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Các nghiên cứu trên chuột và thỏ, dùng mupirocin đường tiêm bắp, uống, tiêm dưới da với liều cao tới 100 lần so với liều thường dùng ngoài da cho người, không thấy tác dụng có hại với thai nhi hoặc làm giảm khả năng sinh sản.

Tuy nhiên, chưa có đầy đủ các nghiên cứu có kiểm soát ở phụ nữ mang thai, vì vậy chỉ dùng mupirocin cho phụ nữ mang thai khi thực sự cần thiết.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Chưa rõ thuốc có tiết vào sữa mẹ hay không, cần thận trọng khi dùng mupirocin cho phụ nữ cho con bú.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Quá liều và độc tính

Không có thông tin về quá liều mupirocin khi dùng ngoài da. Rất ít có khả năng gây quá liều.

Cách xử lý khi quá liều

Rửa sạch da hoặc niêm mạc mũi.

Quên liều và xử trí

Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy bôi càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và bôi liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Mupirocin là một kháng sinh [acid pseudomonic A] sản xuất bằng cách lên men Pseudomonas fluorescens. Thuốc ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn do gắn thuận nghịch vào isoleucyl ARNt synthetase của vi khuẩn, là enzyme xúc tác sự tạo thành isoleucyl ARNt từ isoleucin và ARNt.

Mupirocin ảnh hưởng không đáng kể đến sự tổng hợp ADN của vi khuẩn và tổng hợp peptidoglycan ở thành tế bào vi khuẩn, không tác động đến quá trình phosphoryl oxy hóa của vi khuẩn. Thuốc có tác dụng kìm khuẩn ở nồng độ thấp và diệt khuẩn ở nồng độ cao.

Sau khi bôi dạng cream mupirocin calci hoặc thuốc mỡ mupirocin 2%, thuốc đạt nồng độ diệt khuẩn tại da. Các nghiên cứu in vitro cho thấy mupirocin tác dụng tốt nhất ở môi trường acid yếu, vì vậy pH thông thường của da khoảng 5,5 được coi là yếu tố thuận lợi cho tác dụng của thuốc khi bôi ngoài da.

Phổ tác dụng:

Mupirocin có phổ kháng khuẩn hẹp, chủ yếu trên vi khuẩn gram dương hiếu khí. Hầu hết các chủng Staphylococci như Staphylococcus aureus [kể cả các chủng kháng methicillin và đa kháng], S. epidermidis, S. saprophyticus đều nhạy cảm với thuốc.

Nồng độ ức chế tối thiểu [MIC] của mupirocin đối với các chủng S. aureus nhạy cảm dao động từ 0,04 – 0,32 mcg/mL, các chủng S. aureus kháng methicillin là 0,03 – 2 mcg/mL. Nồng độ diệt khuẩn tối thiểu [MBC] của mupirocin đối với S. aureus thường cao gấp 8 – 32 lần nồng độ ức chế tối thiểu.

Thuốc có tác dụng trên phần lớn các chủng Streptococcus pneumoniae, S. pyogenes, S. agalactiae, S. viridans với nồng độ ức chế tối thiểu khoảng 0,12 – 2 mcg/mL. Mupirocin cũng có tác dụng trên Listeria monocytogenes [nồng độ ức chế tối thiểu khoảng 8 mcg/mL], Erysipelothrix rhusiopathiae [nồng độ ức chế tối thiểu 2 – 8 mcg/mL].

Nói chung các vi khuẩn gram âm hiếu khí ít nhạy cảm với thuốc. Tuy nhiên mupirocin tác dụng tốt trên Haemophilus influenzae, Neisseria spp., Branhamella catarrhalis, Bordetella pertussis, Pasteurella multocida.

Thuốc không có tác dụng đối với các vi khuẩn kị khí kể cả gram dương và gram âm, Chlamydia và nấm.

Kháng thuốc:

Chỉ có một số ít chủng S. aureus đề kháng thuốc tự nhiên, nhưng tỷ lệ này đã tăng lên sau khi điều trị lâu dài với mupirocin. Sự kháng thuốc này có thể xảy ra do isoleucyl transfer-RNA synthetase bị biến đổi hoặc qua trung gian plasmid.

Kháng thuốc mạnh qua trung gian plasmid [MIC > 500 mcg/mL] của một số chủng S. aureus và Staphylococci coagulase âm tính [kể cả S. epidermidis] đã được thông báo.

Do cơ chế tác dụng của mupirocin khác với các kháng sinh hiện có nên ít có sự kháng chéo với các kháng sinh khác. Một nghiên cứu gần đây cho thấy không có sự kháng chéo với chloramphenicol, erythromycin, acid fusidic, gentamicin, lincomycin, methicillin, neomycin, novobiocin, penicillin, streptomycin, tetracycline.

Để giảm sự đề kháng thuốc, thời gian điều trị một đợt không quá 7 ngày. Nếu MRSA đã kháng mupirocin hoặc không đáp ứng sau 2 đợt điều trị, cân nhắc thay thuốc khác như thuốc cream chlorhexidine.

Khi bôi ngoài da hoặc vào niêm mạc mũi, một lượng thuốc rất nhỏ được hấp thu vào vòng tuần hoàn chung.

Phân bố

Tỉ lệ mupirocin gắn kết với protein huyết tương: ≥ 95 – 97%.

Chưa biết khả năng phân bố vào sữa mẹ hay đi qua nhau thai của thuốc.

Chuyển hóa

Thuốc được chuyển hoá thành acid monic không hoạt tính.

Thải trừ

Mupirocin được bài tiết qua nước tiểu phần lớn dưới dạng acid monic.

Mọi thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Việc sử dụng thuốc phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.

Thuốc mỡ Mupirocin / Mupirocin Ointment bao gồm những hoạt chất sau: Mupirocin. Thuốc có sẵn trong dạng ointment.

Thông tin chi tiết liên quan đến những công dụng, công thức, liều lượng, những tác dụng phụ của và đánh giá về Thuốc mỡ Mupirocin / Mupirocin Ointment's được liệt kê dưới đây:

Mupirocin là thuốc bôi ngoài thường được dùng để điều trị các bệnh da liễu. Tuy nhiên sử dụng thuốc sai cách có thể khiến bạn gặp phải các phản ứng nghiêm trọng. Bài viết dưới đây bao gồm hướng dẫn sử dụng thuốc Mupirocin đúng cách và những lưu ý để dùng thuốc an toàn, hiệu quả.

Mupirocin là thuốc không kê đơn thuộc nhóm thuốc kháng sinh tại chỗ. Thuốc có khả năng ức chế tổng hợp protein của vi khuẩn, phá hủy liên kết của vi khuẩn và ngăn sự phát triển của chúng. Ngoài ra, Mupirocin ở nồng độ tối thiểu có khả năng kìm khuẩn và diệt khuẩn ở nồng độ cao.

Với những cơ chế trên, Mupirocin thường được chỉ định điều trị cho những tình trạng sau:

  • Nhiễm khuẩn ngoài da do virus gây ra.
  • Điều trị chốc lở, viêm da trong trường hợp tổn thương ít.
  • Viêm nang lông, lở loét.
  • Tổn thương da nhiễm khuẩn sau khi chấn thương.
  • Điều trị cho người mang S. aureus kháng methicillin [MRS] ở mũi để hạn chế nguy cơ lây bệnh.

Hiện nay, Mupirocin được công ty Cổ phần Dược liệu TW 2 sản xuất dưới tên biệt dược Bactroban với 2 dạng bào chế chính:

  • Thuốc mỡ bôi ngoài Mupirocin 2%: Được đóng gói theo tuýp 5g với mức giá 80.000 VNĐ/hộp.
  • Kem bôi ngoài da Mupirocin 15mg: Được đóng gói theo tuýp 15g với mức giá 130.000 VNĐ/hộp.

Đơn giá trên chỉ mang tính chất tham khảo và có thể không chính xác khi mua trên thị trường. Ngoài Bactroban, bạn có thể tham khảo các loại thuốc cùng hoạt chất và có tác dụng tương tự như: Anthimucin, Atimupicin, Bacterocin Oint, Bactirocin Ointment, Skinrocin, Tropeal,..

Mupirocin thường được dùng cho các bệnh da liễu như chốc lở, viêm da, viêm nang lông, nhiễm khuẩn do virus,..

Hướng dẫn sử dụng Mupirocin đúng cách

Bạn có thể đọc hướng dẫn sử dụng thuốc đi kèm để biết cách sử dụng Mupirocin đúng và an toàn. Ngoài ra bạn có thể tham khảo hướng dẫn do nhà sản xuất cung cấp dưới đây.

Cách dùng: Mupirocin là thuốc bôi ngoài da nên khá dễ sử dụng. Bạn thực hiện dùng thuốc cho các vùng da tổn thương theo các bước sau:

Bước 1: Rửa sạch tay trước khi thoa thuốc.

Bước 2: Vệ sinh vùng da tổn thương với khăn ẩm và nước ấm. Sau đó dùng khăn mềm chấm khô nước ở phần da này.

Bước 3: Lấy một lượng kem nhỏ hoặc thuốc mỡ lên tay.

Bước 4: Thoa đều kem lên vùng da cần điều trị.

Bước 5: Rửa tay sau khi bôi thuốc.

Lưu ý: Không sử dụng thuốc cho vùng da bị tổn thương với diện tích lớn. Bạn chỉ nên dùng một miếng băng vô trùng để băng bó phần da bị thương.

Không sử dụng Mupirocin cho các vết thương quanh mắt, mũi, miệng hoặc vùng da hở. Nếu vô tình bị dính thuốc vào mắt, mũi, miệng, bạn cần rửa sạch nhiều lần với nước.

Liều dùng: Liều dùng thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh da liễu mà bạn đang gặp phải. Liều dùng khuyến cáo của thuốc Mupirocin là dùng từ 2-3 lần/ngày và không dùng liên tục quá 10 ngày.

Xử lý quên/quá liều

Nếu lỡ bỏ quên một liều hoặc sử dụng quá nhiều thuốc, bạn có thể xử lý như sau:

  • Quên liều: Bôi Mupirocin ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên hãy bỏ qua liều đó và dùng liều kế tiếp nếu sắp tới thời gian sử dụng. Không nên bôi thêm thuốc để bù cho liều đã quên.
  • Quá liều: Quá liều Mupirocin không gây các triệu chứng nào nguy hiểm. Hiện chưa có trường hợp nào nghiêm trọng do sử dụng thuốc quá liều. Tuy nhiên, nếu vô tình nuốt phải thuốc và gặp các triệu chứng bất thường, bạn cần gọi cấp cứu để được chẩn trị kịp thời.

Chỉ nên lấy một lượng thuốc Mupirocin vừa phải để thoa vào khu vực bị tổn thương, nhiễm trùng

Đối tượng thận trọng khi dùng Mupirocin

Các đối tượng chống chỉ định với thuốc Mupirocin bao gồm:

  • Người mẫn cảm, dị ứng với Mupirocin hoặc các thành phần khác trong kem bôi 
  • Không dùng cho điều trị nhãn khoa hoặc nội soi.
  • Không dùng kết hợp với cannula tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm tĩnh mạch trung tâm vì có thể gây nhiễm trùng.
  • Không dùng cho người bỏng diện rộng nếu không được chỉ định.
  • Không sử dụng cho vùng mắt.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú chỉ dùng thuốc khi thật sự cần thiết và theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Với những đối tượng dưới đây cần thận trọng khi sử dụng thuốc:

  • Người có tiền sử bệnh thận.
  • Trẻ em sử dụng thuốc theo chỉ dẫn bác sĩ.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc, đặc biệt là chloramphenicol [Chloromycetin].
  • Người đang sử dụng Mupirocin thì có thai nên liên hệ với bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng Mupirocin [Bactroban]

Mupirocin khá an toàn nhưng bạn cũng cần chú ý một số vấn đề. Chúng bao gồm tác dụng phụ và tương tác thuốc.

Lưu ý về tác dụng phụ của Mupirocin

Mupirocin được công nhận có độ an toàn cao khi sử dụng trên da. Tuy nhiên bạn có thể gặp các tác dụng phụ không mong muốn sau:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Bỏng rát, châm chích, ngứa, đau khu vực bôi thuốc.
  • Tác dụng phụ ít gặp: Nóng rát, buốt, phù nề ở khu vực bôi thuốc, viêm mô tế bào, viêm da, khô da, thay đổi vị giác.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Đau bụng, đau tai, chóng mặt, viêm loét miệng, nhiễm khuẩn vết thương, các phản ứng dị ứng,..

Danh sách này không bao gồm đầy đủ các phản ứng phụ của thuốc Mupirocin. Bạn có thể gặp các phản ứng không được liệt kê trên đây. Nếu gặp bất cứ tác dụng phụ nào, bạn cũng cần liên hệ ngay với bác sĩ để nhận sự chỉ dẫn y tế kịp thời. 

Ngứa ngày, bỏng rát là tác dụng phụ thông thường khi dùng Mupirocin

Lưu ý về tương tác thuốc của Mupirocin

Cho tới nay, Mupirocin chưa có tương tác được biết tới với các loại thuốc khác. Một số nghiên cứu cho thấy cloramphenicol đối kháng với tác dụng của Mupirocin trong tổng hợp RNA của vi khuẩn. Tuy nhiên nghiên cứu này chưa có ý nghĩa về lâm sàng.

Ngoài ra, việc sử dụng đồng thời thuốc mỡ, kem bôi Mupirocin với các loại thuốc khác là không nên. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.

Để đảm bảo không có tương tác thuốc không mong muốn nào, bạn cần báo với bác sĩ tất cả những loại thuốc, vitamin, sản phẩm hỗ trợ đang sử dụng. Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn chính xác hơn về cách dùng, liều dùng thuốc của bạn.

Lời khuyên đặc biệt từ dược sĩ

Bên cạnh việc sử dụng thuốc bôi Mupirocin, bạn có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị các bệnh da liễu. Các sản phẩm này với chiết xuất từ thiên nhiên nên lành tính và không gây tác dụng phụ khi dùng.

Tiêu biểu hơn cả người dùng có thể tham khảo một số thành phần như nano bạc, dịch chiết neem, chitosan, kẽm salicylate. Các thành phần này đã được nhiều nhà khoa học chứng minh và cho kết quả tốt trong hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh ngoài da. Đặc biệt, thành phần nano bạc được chứng minh bởi rất nhiều nghiên cứu trên toàn thế giới và Việt Nam đã công bố kết quả kháng khuẩn siêu việt chỉ với 1 lượng cực kỳ nhỏ. Vì thế, để nâng cao hiệu quả đẩy lùi bệnh ngoài da, người bệnh nên sử dụng thêm sản phẩm có chứa những thành phần này với mục đích làm sạch và ngăn hình thành sẹo, cùng với đó là sự an toàn, lành tính, có thể sử dụng lâu dài.

>>> XEM THÊM: Nano bạc - Giải pháp mới cho bệnh ngoài da do nhiễm virus

Trên đây là toàn bộ thông tin về thuốc bôi Mupirocin thường dùng để điều trị bệnh ngoài da. Mong rằng bạn đã nắm được cách sử dụng thuốc đúng, hiệu quả và an toàn sau bài viết này.

Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, hướng dẫn thêm. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về thuốc Mupirocin và các bệnh da liễu, bạn có thể liên hệ hotline 024. 38461530 - 028. 62647169 để được giải đáp.

Tham khảo 

//go.drugbank.com/drugs/DB00410

//www.drugs.com/mtm/mupirocin-topical.html#interactions

//www.webmd.com/drugs/2/drug-6180/mupirocin-topical/details

//medlineplus.gov/druginfo/meds/a688004.html

Dược sĩ Nhật Hạ

Video liên quan

Chủ Đề