Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách kinh tế vĩ mô là

Hiện nay với sự phát triển của nền kinh tế thì chính sách kinh tế vĩ mô nói chung và chính sách tài khóa nói riêng đóng vai trò rất quan trọng. Vì thế nên cần phải có hướng để phát triển chính sách tài khóa được linh hoạt và phù hợp nhất với nền kinh tế. Bài viết dưới đây của chúng tôi xin cung cấp nội dung cho bạn đọc về chính sách tài khóa và Phân tích vai trò của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô hiện nay ra sao để từ đó có giải pháp tốt nhất cho chính sách tài khóa này.

Luật sư tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568

1. Chính sách tài khóa là gì?

Chính sách tài khóa là việc sử dụng chi tiêu của chính phủ và thu ngân sách để tác động đến nền kinh tế.

Chính sách tiền tệ là quá trình mà cơ quan tiền tệ của một quốc gia kiểm soát việc cung cấp tiền, thường nhắm mục tiêu một tỷ lệ quan tâm để đạt được một tập hợp các mục tiêu hướng tới sự tăng trưởng và ổn định của nền kinh tế.

2. Một số giải pháp thực hiện có hiệu quả chính sách tài khóa ở Việt Nam:

Thứ nhất, tăng cường xã hội hóa các nguồn lực.

Vốn đầu tư từ khu vực nhà nước phải đóng vai trò là “vốn mồi”, tạo điều kiện để thu hút nhiều hơn nữa sự đầu tư của khu vực ngoài nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, đa dạng hóa các nguồn đầu tư ngoài nhà nước. Đẩy mạnh huy động nguồn vốn trong dân cư, vốn của các trung gian tài chính, phát triển thị trường chứng khoán.

Thứ hai, tăng tính công khai, minh bạch tài khóa.

Thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý tài khóa sẽ tạo điều kiện cho người dân, cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soát, qua đó hạn chế những thất thoát, lãng phí trong sử dụng nguồn lực. Minh bạch tài chính cũng sẽ góp phần nâng cao trách nhiệm giải trình của những cơ quan, đơn vị thụ hưởng ngân sách. Luật ngân sách nhà nước năm 2015 được ban hành đã chú trọng những quy định về vấn đề này. Tuy nhiên, để bảo đảm minh bạch tài chính cần hoàn thiện các mẫu biểu báo cáo về thu, chi ngân sách nhà nước và cơ chế thực hiện hệ thống báo cáo tài khóa theo các tiêu chí thống nhất.

Thứ ba, hướng chính sách tài khóa đến mục tiêu tăng trưởng hợp lý và ổn định kinh tế vĩ mô.

Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, chính sách tài khóa và phát triển kinh tế của một quốc gia có những mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau. Ở Việt Nam, thông thường, mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của từng giai đoạn sẽ được nghiên cứu, hoạch định trước.

Xem thêm: Cung cầu là gì? Phân tích cung – cầu và giá cả thị trường của một mặt hàng tiêu dùng

Trên cơ sở đó, chính sách tài khóa  sẽ được xác định để phù hợp với các mục tiêu chiến lược trung hạn và dài hạn. Vì vậy, vấn đề quan trọng trong quá trình hoạch định mục tiêu chiến lược phát triển là nhất thiết phải căn cứ vào nguồn lực thực tế của quốc gia để đề ra những mục tiêu phù hợp với khả năng đáp ứng của ngân sách nhà nước. Đó là tiền đề quan trọng để xây dựng một chính sách tài khóa phù hợp, khả thi và bám sát những yêu cầu phát triển đất nước; đồng thời, cân đối ngân sách bền vững và bảo đảm an ninh tài chính quốc gia.

Thứ tư, tăng cường thực hiện chính sách an sinh xã hội.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ là phải bảo đảm công bằng xã hội, thu hẹp khoảng cách chênh lệch về thu nhập và mức sống giữa người dân ở thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi.

– Về thu ngân sách nhà nước: tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi thuế đối với hoạt động sản xuất  – kinh doanh ở vùng, miền có điều kiện kinh tế và xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn.

– Về chi ngân sách nhà nước: cần có hình thức cấp vốn cho các hộ nghèo để phát triển sản xuất, tạo việc làm, đa dạng hóa sinh kế, tăng thu nhập và giúp họ tự thoát nghèo; chi ngân sách nhà nướcN để dạy nghề cho các lao động nghèo chưa được đào tạo, giúp họ có thể tự tạo việc làm hoặc tự tìm kiếm việc làm trên thị trường lao động.

Thứ năm, nâng cao chất lượng công tác dự báo.

Công tác dự báo trong thời gian qua chưa được chú trọng đúng mức và tính chính xác chưa cao. Để khắc phục tình trạng này, cần thực hiện các nội dung sau:

+ Nhà nước cần có quy định chính thức về việc dự báo kinh tế là khâu bắt buộc trong quy trình xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội cũng như trong ban hành chính sách thu – chi ngân sách nhà nước.

Xem thêm: Vĩ mô là gì? Phân biệt giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô?

+ Cần nâng cao chất lượng dự báo. Khi xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô, bên cạnh những dự báo về mặt định tính, cần áp dụng các phương pháp định lượng để bảo đảm tính chính xác, tin cậy cao.

+ Phân tích và dự báo một mặt dựa trên xu hướng biến động trong tương lai, mặt khác phải căn cứ vào dữ liệu lịch sử. Vì vậy, cần xây dựng hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu bảo đảm đầy đủ, chính xác và cập nhật để phục vụ cho công tác dự báo.

+ Bảo đảm các điều kiện về vật chất, nguồn nhân lực cho công tác dự báo. Theo đó, nghiền cứu đầu tư thích đáng cho hoạt động dự báo, nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác dự báo và có cơ chế hợp tác, thuê chuyên gia nước ngoài, các tổ chức quốc tế hỗ trợ kỹ thuật trong phân tích dự báo.

3. Vai trò của chính sách tài khóa trong kinh tế vĩ mô:

Trong kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa có vai trò và ý nghĩa vô cùng quan trọng.

Trong nền kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa là công cụ giúp chính phủ điều tiết nền kinh tế, thông qua chính sách chi tiêu mua sắm và thuế. Với điều kiện bình thường, chính sách tài khoá được sử dụng để tác động vào tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tại thời điểm nền kinh tế có dấu hiệu suy thoái [hay phát triển quá mức mục tiêu], chính sách tài khóa lại trở thành công cụ được sử dụng để giúp đưa nền kinh tế về trạng thái cân bằng.

Về mặt ý thuyết, chính sách tài khóa là một công cụ nhằm khắc phục thất bại của thị trường. Phân bổ có hiệu quả các nguồn lực trong nền kinh tế thông qua thực thi chính sách chi tiêu của chính phủ và thu chi ngân sách hiệu quả. Những hạn chế của chính sách tài khóa trong nền kinh tế vĩ mô:

+ Chính sách tài khóa được ban hành và áp dụng trễ hơn so với diễn biến của thị trường tài chính, chính phủ cần thu thập dữ liệu báo cáo trong 1 khoảng thời gian nhất định, sau đó mới thống kê làm căn cứ đưa ra những quyết định mang tính chiến lược, quyết định ban hành chính sách. Sau khi chính sách được ban hành: cần 1 khoản thời gian để đến được người dân, người thụ hưởng. Khi áp dụng chính sách tài khóa, thường gặp phải những hạn chế sau:

+ Khó đo lường được quy mô chịu ảnh hưởng của chính sách tài khóa

Xem thêm: Mức hình phạt tại Khoản 2 Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015

+ Trường hợp ước lượng được quy mô tác động của chính sách tài khóa, thì giá trị số liệu này cũng lỗi thời so với tình hình tài chính hiện tại của quốc gia đó. Từ đó dẫn đến những kết quả sai lệch so với mong muốn, mục đích sứ mệnh ban đầu của chính sách tài khóa.

+ Khi nền kinh tế rơi vào thời kỳ suy thoái, nghĩa là sản phẩm được sản xuất ra từ nền kinh tế thấp hơn dự đoán, tỷ lệ thất nghiệp tăng, ngân sách được chi ra để bù đắp cho các dịch vụ công tăng, tỷ lệ nợ xấu gia tăng. Thâm hụt ngân sách gia tăng do nợ công  trả lương cho đội ngũ nhân viên, cán bộ nhà nước, cán bộ giáo dục, nhân viên y tế,… trong khi vẫn giữ nguyên chỉ tiêu ngân sách xã hội [dù thực tế nhu cầu xã hội ít hơn so với thực tế trong quá khứ].

+ Tăng chi tiêu hay giảm chi ngân sách luôn là vấn đề làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách nhà nước.

+ Việc tăng hay giảm chi tiêu ngân sách luôn là một nhiệm vụ khó khăn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của các tầng lớp dân cư, người thụ hưởng, tầng lớp hưu trí, học sinh, sinh viên, và những tầng lớp dễ chịu ảnh hưởng khác.

Chính sách ổn định tài chính là một trong các chính sách để thực hiện các hoạt động phân tích điều hành an toàn vĩ mô,  ổn định được tài chính kinh tê của quốc gia chính để phân bổ tốt nhất nguồn lực và tạo nên một nền tảng tài chính hiệu quả.

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Chính sách ổn định là gì?

Chính sách kinh tế ổn định hay tiếng anh còn được gọi là stabilization policy

Chính sách ổn định như chúng ta biết đến đây là việc chính phủ và ngân hàng trung ương vận dụng các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô để điều tiết tổng cầu với mục đích chống lại các biến động chu kỳ trong hoạt động kinh tế và theo đó chính sách ổn định là cần thiết vì nếu để nền kinh tế tự do biến động, nó có thể biến động quá mạnh và sụp đổ như trong thời kỳ đại suy thoái 1929 -1933. Hình 14 minh họa cho tác động của chính sách ổn định kinh tế.

Chính sách kinh tế ổn định là một chiến lược kinh tế vĩ mô được các chính phủ và các ngân hàng trung ương ban hành để giữ cho tăng trưởng kinh tế ổn định, cùng với mức giá và thất nghiệp và các chính sách ổn định tiếp diễn bao gồm theo dõi chu kỳ kinh doanh và điều chỉnh lãi suất chuẩn để kiểm soát tổng cầu trong nền kinh tế với mục đích là để tránh những thay đổi thất thường trong tổng sản lượng, được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội và những thay đổi lớn về lạm phát; ổn định các yếu tố này cũng thường dẫn đến những thay đổi vừa phải trong tỷ lệ việc làm.

Các chính sách ổn định được định hướng và thiết kế một cách định kỳ nhằm giảm biến động ở một số khu vực nhất định của nền kinh tế, chẳng hạn như lạm phát và thất nghiệp, đồng thời nhằm tối đa hóa mức thu nhập quốc gia và các biến động có thể được kiểm soát thông qua các cơ chế khác nhau bao gồm các chính sách được thiết kế để tăng nhu cầu giúp chống lại mức thất nghiệp cao hoặc để giảm nhu cầu để đối phó với lạm phát gia tăng.

Chính sách ổn định còn được gọi là chính sách bình ổn và chính sách ổn định là chính sách được ban hành bởi Chính phủ hoặc ngân hàng trung ương nhằm duy trì tăng trưởng kinh tế lành mạnh và sự thay đổi tối thiểu trong giá cả. Việc duy trì chính sách ổn định đòi hỏi phải theo dõi chu kì kinh doanh và điều chỉnh lãi suất chuẩn khi cần thiết để kiểm soát những thay đổi đột ngột trong tổng cầu.

2. Mục tiêu và liên hệ thực tiễn:

Mục tiêu của chính sách ổn định

+ Chính sách ổn định được thiết kế để ngăn chặn nền kinh tế tăng trưởng quá nóng hoặc tăng trưởng quá chậm.

+ Thông qua các công cụ, chính sách ổn định góp phần điều tiết tổng cầu với mục đích chống lại các biến động chu kì trong hoạt động kinh tế.

Xem thêm: Chính sách kinh tế đối ngoại là gì? Chức năng và vai trò?

Liên hệ thực tiễn về chính sách ổn định:

Trên thực tế nếu chúng ta theo dõi dựa trên một nghiên cứu của Viện Brookings lưu ý rằng nền kinh tế Hoa kì đã bị suy thoái một lần trong mỗi bày tháng kể từ khi Thế chiến II kết thúc với chu kì này được coi là không thể tránh khỏi, nhưng chính sách ổn định tìm cách làm dịu tình hình khó khăn và ngăn chặn tình trạng thất nghiệp lan rộng. Chính sách ổn định tìm cách hạn chế sự thay đổi thất thường trong tổng sản lượng của nền kinh tế, được đo bằng tổng sản phẩm quốc nội [GDP] của một quốc gia, cũng như kiểm soát lạm phát hoặc giảm phát.

Hiểu về chiến lược ổn định:

– Nhà kinh tế học John Maynard Keynes lưu ý rằng một nền kinh tế tăng trưởng và thu hẹp theo mô hình chu kì.

– Khi mọi người thiếu tiềm lực để mua hàng hóa hoặc dịch vụ sản xuất ra, giá sẽ giảm để lôi kéo khách hàng khi giá giảm, một số doanh nghiệp trải qua sự thua lỗ đáng kể với tình trạng phá sản doanh nghiệp và mất việc làm gia tăng, điều đó càng làm giảm sức mua trong thị trường tiêu dùng. Giá chỉ có thể giảm xuống thấp hơn nữa.

– Để ngăn chặn chu kì, Keynes lập luận rằng cần phải thay đổi chính sách tài khóa thông qua việc thao túng tổng cầu trong lí thuyết của Keynes, cầu được kích thích để chống lại mức thất nghiệp cao và bị triệt tiêu để chống lại lạm phát gia tăng với công cụ chính để tăng hoặc giảm cầu là hạ hoặc tăng lãi suất cho vay.

Như vậy ta thấy rằng có hầu hết các nền kinh tế hiện đại sử dụng các chính sách ổn định với phần lớn công việc được thực hiện bởi các cơ quan ngân hàng trung ương như Hội đồng Thống đốc Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ. Chính sách ổn định phần lớn được ghi nhận với tốc độ tăng trưởng GDP vừa phải nhưng tích cực kể từ đầu những năm 1980 ở Hoa Kỳ.

3. Tại sao ngân hàng trung ương nên đóng vai trò chủ đạo trong việc ổn định hệ thống tài chính?

Như chúng ta đã biết vấn đề thực hiện ổn định tài chính không chỉ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc ổn định giá cả với các mục tiêu chính của ngân hàng trung ương mà còn góp phần hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững vì sự ổn định đó tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, tăng hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các chức năng của các thị trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực để phát triển hệ thống tài chính lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú sốc và rủi ro hệ thống.

Xem thêm: Chu trình chính sách là gì? Các giai đoạn trong chu trình chính sách?

Hiện nay với mỗi một hệ thống tài chính ổn định là hệ thống hoạt động lành mạnh từ đó mới tạo ra được các yếu tố đáng tin cậy và hiệu quả, có rất ít biến động và có khả năng hấp thụ các cú sốc và ngược lại mất ổn định tài chính kéo theo những tình trạng như:

+ Mất ổn định có thể làm giảm tính hiệu quả của chính sách tiền tệ

+ Sự mất ổn định làm ảnh hưởng tiêu cực tới các chức năng trung gian của hệ thống tài chính do phân phối nguồn lực không hợp lý, làm trì trệ sự phát triển của nền kinh tế

+ Bên cạnh hai yếu tố gây ảnh hưởng như trên ta thấy sự mất ổn định còn làm mất niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính và mất nhiều chi phí để giải quyết sự yếu kém của hệ thống tài chính vì những lý do này, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến ổn định tài chính khi thực thi các chính sách của mình, đặc biệt trong bối cảnh xuất hiện ngày càng nhiều các nhân tố mới có khả năng gây bất ổn tài chính như mối liên kết ngày càng chặt chẽ giữa khu vực tài chính của các quốc gia và sự phát triển không ngừng của các công cụ tài chính phức tạp.

Theo như chúng ta thấy vấn đề này để giữ vững ổn định tài chính là vai trò của đa số ngân hàng trung ương Khi hệ thống tài chính trở nên bất ổn, ví dụ như thị trường tài chính biến động và căng thẳng, cần phải cung cấp một lượng tiền lớn để giải quyết tình trạng đó và theo lịch sử cho thấy ngân hàng trung ương đã thực hiện tốt chức năng duy trì ổn định tài chính vì ngân hàng trung ương có khả năng ngay lập tức “bơm” một lượng thanh khoản lớn do được độc quyềnphát hành tiền.

Việc chúng ta thực hiện ổn định tài chính có thể làm tăng cường tính hiệu quả cho chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương và hệ thống tài chính cung cấp rất nhiều thông tin cần thiết để ngân hàng trung ương điều hành chính sách tiền tệ với hệ thống tài chính cũng là kênh truyền tải chính sách tiền tệ chủ yếu đến nền kinh tế thực. Chúng ta thấy với sự bất ổn của hệ thống tài chính có thể gây ra những biến động xấu đến mức độ hữu dụng của các thông tin sử dụng trong điều hành chính sách tiền tệ bao gồm các biến số giá cả và diễn biến giao dịch trên thị trường tài chính, qua đó có thể làm giảm hiệu quả chính sách và cũng chính vì lẽ đó, ngân hàng trung ương rất chú trọng ổn định tài chính để tăng cường tính hiệu quả của chính sách tiền tệ.

Ngân hàng trung ương theo đó ta thấy rất có lợi thế trong việc phân tích sự ổn định của hệ thống tài chính và với các yêu tố gây sốc và cơ chế truyền dẫn sốc ngày càng trở nên đa dạng và phức tạp hơn do mức độ liên thông giữa thị trường tài chính trong nước và quốc tế cũng như mức độ liên kết giữa thị trường tài chính và các tổ chức tài chính không ngừng được mở rộng dưới tác động của tiến trình tự do hóa tài chính và toàn cầu hóa.

Video liên quan

Chủ Đề