Mức đóng bhxh tối đa năm 2023

Luật Kinh doanh bảo hiểm số 08/2022/QH15 ngày 16/6/2022 của Quốc Hội đã đưa ra quy định mới về 05 trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ, áp dụng từ 01/01/2023.

Căn cứ Khoản 1 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2023, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp sau đây:

  • Thứ nhất, người được bảo hiểm chết do tự tử trong thời hạn 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực

Do đó, đối với trường hợp người được bảo hiểm chết do tự tử sau 02 năm kể từ ngày nộp khoản phí bảo hiểm đầu tiên hoặc kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm khôi phục hiệu lực thì doanh nghiệp bảo hiểm vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ.

  • Thứ hai, người được bảo hiểm chết do lỗi cố ý của bên mua bảo hiểm hoặc lỗi cố ý của người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
  • Thứ ba, người được bảo hiểm bị thương tật vĩnh viễn do lỗi cố ý của chính bản thân người được bảo hiểm hoặc bên mua bảo hiểm hoặc người thụ hưởng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;
  • Thứ tư, người được bảo hiểm chết do bị thi hành án tử hình;
  • Thứ năm, trường hợp khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Đây là quy định mới so với Luật kinh doanh bảo hiểm hiện hành. Các bên khi tham gia bảo hiểm cần thỏa thuận rõ ràng về các trường hợp không bồi thường, không trả bảo hiểm nhân thọ ngoại trừ các trường hợp được luật định. Người dân khi tham gia bảo hiểm cần tìm hiểu và đọc kỹ các bản hợp đồng trước khi giao kết để đảm bảo quyền lợi của mình.

2. Một số lưu ý khác về bồi thường, trả bảo hiểm nhân thọ

Khoản 2 điều 40 Luật kinh doanh bảo hiểm cũng quy định, đối với trường hợp có nhiều người thụ hưởng, nếu một hoặc một số người thụ hưởng cố ý gây ra cái chết hay thương tật vĩnh viễn cho người được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài vẫn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho những người thụ hưởng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Căn cứ khoản 3 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, đối với 05 trường hợp không bồi thường, trả tiền bảo hiểm nhân thọ nêu trên, doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài phải trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm hoặc toàn bộ số phí bảo hiểm đã đóng sau khi trừ các chi phí hợp lý [nếu có] theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 40 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.

Nếu bên mua bảo hiểm chết thì số tiền trả lại được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế.

Xem thêm:

  • Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
  • TRÌNH TỰ XỬ LÝ VI PHẠM KỶ LUẬT LAO ĐỘNG
  • Hướng dẫn thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp bằng hình thức online
  • ĐỂ ĐƯỢC NHẬN ĐƯỢC TIỀN HỖ TRỢ DO BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH BỆNH COVID-19 NGƯỜI DÂN CẦN LÀM NHỮNG GÌ?
  • THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

Bài viết cùng chủ đề:

  • Phá sản là gì? Quy định về mở thủ tục phá sản

  • Điều kiện kinh doanh bánh trung thu tự làm

  • 06 ưu tiên đối với doanh nghiệp siêu nhỏ, dưới 10 lao động

  • Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh

  • Chính sách thương mại nổi bật có hiệu lực từ tháng 8/2022

  • Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử là gì?

  • Chính sách Thuế – Kế toán nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2022

  • Doanh nghiệp chậm đóng BHXH sẽ bị xử lý thế nào?

  • Điều kiện, thủ tục và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp

  • Điều kiện kinh doanh Karaoke, Vũ trường

  • Chính thức tăng lương tối thiểu vùng cho người lao động từ 1/7/2022

  • Bảng tra cứu lương tối thiểu vùng 2022 [áp dụng từ 01/7/2022]

  • Người lao động được tạm trú trong khu công nghiệp từ 15/7/2022

  • Sự khác nhau giữa chia và tách doanh nghiệp

  • Cách tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định mới nhất

  • FPT Software mở văn phòng thứ hai tại New York

Chủ Đề