Mục dịch của việc rửa tay cho trẻ

Rửa tay đúng cách là một trong những cách đơn giản nhưng hiệu quả hàng đầu để bảo vệ bản thân và gia đình trước những bệnh lây nhiễm nguy hiểm, như bệnh hô hấp cấp do virus corona chủng mới 2019-nCoV hiện nay. 

Nhưng khi nào nên rửa tay và rửa như thế nào để đạt hiệu quả phòng bệnh tối đa? Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến cáo người dân thực hiện 6 bước rửa tay đúng cách.

Rửa tay là cách tốt nhất để ngăn chặn vi trùng lây lan. Hãy suy nghĩ về tất cả những thứ mà bạn chạm vào ngày hôm nay, từ điện thoại đến nhà vệ sinh. Bất cứ điều gì bạn làm hôm nay bạn đã tiếp xúc với vi trùng. Một mầm bệnh dễ dàng lọt vào tay bạn và với một cách đơn giản mầm bệnh đó được đưa vào trong miệng của bạn.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo người dân nên rửa tay thường xuyên và đúng cách để phòng chống lây nhiễm các bệnh đường tiêu hóa, các nhiễm khuẩn cấp tính gây nguy hiểm cho đường hô hấp xuất hiện gần đây, như SARS, Cúm A [H5N1, H7N9, tay chân miệng và viêm đường hô hấp do Cronavirus chủng mới. 

Theo các nhà khoa học, vi trùng tồn tại và sinh sôi nảy nở ở khắp mọi nơi – trong nhà, ngoài đường, ở nhà, nơi làm việc. Đặc biệt, da bàn tay đang chiếm “kỷ lục” về số lượng vi trùng cư trú, với 40.000 vi trùng chỉ trên 1 cm2 da của người bình thường. 

Vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường không khí khi ai đó đang bị bệnh viêm nhiễm đường hô hấp ho hoặc hắt hơi. Vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể qua bàn tay khi chúng ta không rửa sạch tay, mang những vi trùng cảm cúm chạm vào mắt, mũi hoặc miệng, xâm nhập vào cơ thể. Sau đó chúng sinh sôi ở mũi, tai hoặc họng và gây bệnh.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Trưởng Khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh [Hà Nội]: “Bàn tay là vùng ấm và ẩm ướt của cơ thể. Vi trùng có thể tồn tại và phát triển ở đó trong một thời gian dài. Mặt khác bàn tay thường xuyên tiếp xúc với những nơi, những đồ vật có thể có chứa các vi trùng gây bệnh như phân [sau khi đi vệ sinh, làm vệ sinh cho trẻ], dịch mũi [dùng tay lau dịch mũi, che tay khi hắt hơi…] và từ đó lại tiếp xúc với đồ vật khác [như nắm đấm cửa, tay cầm xe máy xe đạp, điện thoại, bàn phím máy tính, đồ chơi của trẻ, thức ăn…] hay trực tiếp lên cơ thể người khác [như bồng bế trẻ, bắt tay, cho trẻ ăn…]. Do vậy bàn tay làm lây lan vi trùng sang người khác mà nhiều khi chúng ta không biết.”

Rửa tay với xà phòng là cách tốt nhất để loại bỏ vi trùng gây những bệnh nguy hiểm cho trẻ như ho, cảm cúm [viêm đường hô hấp cấp] và tiêu chảy. Biết được về các con đường vi trùng có thể xâm nhập vào cơ thể có thể, giúp chúng ta dễ dàng lập nên hàng rào bảo vệ để ngăn chặn vi trùng di chuyển từ tay đến miệng đến mũi…. 

Chỉ cần 30 giây cho thao tác rửa tay sạch sẽ với xà bông/xà phòng/nước rửa tay, chúng ta đã hạn chế được 44% sự lây truyền các tác nhân gây bệnh hô hấp. Các số liệu nghiên cứu cho thấy, rửa tay sạch cũng làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn Shigella, E.coli – nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy và làm tử vong hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Rửa tay cũng giảm 29 – 57% tỷ lệ trẻ em phải nghỉ học do các bệnh về đường tiêu hóa. Ngoài ra, việc rửa tay còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh và lan truyền dịch bệnh cũng như giảm tỷ lệ kháng kháng sinh.

Tuy nhiên, để phòng bệnh hiệu quả, chúng ta cần phải rửa tay đúng lúc và đúng cách.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, chúng ta nhớ rửa tay nhiều lần trong ngày, vào những thời điểm sau:

  • Trước, trong, và sau khi chế biến thức ăn/nấu  ăn.
  • Trước khi ăn.
  • Trước và sau khi điều trị vết thương hoặc vết xước.
  • Trước và sau khi chăm sóc người bệnh bị nôn/ói/tiêu chảy.
  • Trước khi chăm sóc/bế trẻ sơ sinh.
  • Sau khi đi vệ sinh [đại tiện và tiểu tiện].
  • Sau khi xì mũi, ho hoặc hắt hơi.
  • Sau khi thay tã hoặc và vệ sinh cho trẻ đã sử dụng nhà vệ sinh.
  • Sau khi chạm vào động vật, thức ăn gia súc hoặc chất thải động vật.
  • Sau khi xử lý thức ăn của vật nuôi.
  • Sau khi chạm vào rác.

Rửa tay là thao tác vô cùng dễ dàng và cần thiết trong cuộc sống, đây cũng là một trong những cách đơn giản mà hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng. Bàn tay sạch có thể hạn chế  vi trùng lây lan từ người này sang người khác và tránh lan rộng trong cộng đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rửa tay đúng cách.

Hãy thực hiện theo 6 bước sau đây theo khuyến cáo của WHO trong công tác vệ sinh cá nhân để đảm bảo tay bạn sạch vi khuẩn:

  • Bước 1: Làm ướt 2 lòng bàn tay bằng nước sạch. Lấy xà phòng và chà 2 lòng bàn tay vào nhau.
  • Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ trong ngón tay.
  • Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 5: Dùng bàn tay này xoay ngón cái của bàn tay kia và ngược lại.
  • Bước 6: Xoay các đầu ngón tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi nước chảy đến cổ tay và làm khô tay.

Lưu ý: 

  • Thời gian rửa tay tối thiểu 30 giây, các bước 2-3-4-5 làm đi làm lại tối thiểu 5 lần. 
  • Sử dụng khăn bông hoặc khăn giấy sạch để lau khô tay. 
  • Không dùng một khăn tay chung cho nhiều lần rửa tay.

Rửa tay bằng xà phòng/xà bông/nước rửa tay và nước là cách tốt nhất để loại bỏ vi trùng trong hầu hết các tình huống, nhưng trong trường hợp không có sẵn xà phòng/xà bông/nước rửa tay và nước sạch, bạn có thể sử dụng dung dịch sát khuẩn có chứa ít nhất 60% cồn. Bạn có thể kiểm tra nồng độ cồn trong dung dịch sát khuẩn bằng cách quan sát nhãn sản phẩm.

Dung dịch sát khuẩn có thể nhanh chóng làm giảm số lượng vi trùng lưu trú trên bàn tay. Tuy nhiên cần lưu ý:

  • Dung dịch sát khuẩn không thể loại bỏ tất cả các loại vi trùng.
  • Dung dịch sát khuẩn có thể không hiệu quả khi tay bạn bị lấm bẩn hoặc dính dầu mỡ.
  • Dung dịch sát khuẩn có thể không loại bỏ các hóa chất độc hại khỏi tay như thuốc trừ sâu và kim loại nặng.

Do đó, chỉ dùng nước sát khuẩn tay nhanh trong những trường hợp cần thiết, rửa tay với xà phòng và nước sạch đúng cách vẫn là cách tốt nhất.

Lưu ý: Dung dịch sát khuẩn có cồn có thể gây ngộ độc nếu uống, nuốt. Nên để xa tầm tay trẻ nhỏ và giám sát việc sử dụng.

  • Cho một lượng vừa đủ gel vào lòng bàn tay [đọc nhãn để tìm hiểu số lượng chính xác].
  • Xoa đều hai lòng bàn tay vào nhau.
  • Xoa gel lên tất cả các bề mặt của bàn tay và ngón tay cho đến khi tay bạn khô ráo. Quá trình này sẽ mất khoảng 20 giây.

Nguồn: CDC và WHO

IP của bạn là: 117.4.90.25

Thời gian: {{time | date:"dd-MM-yyyy ' ' HH:mm:ss"}}

This post is also available in: English [English]

Rửa tay và rửa tay với xà phòng từ lâu được xem là một trong những biện pháp phòng bệnh tay chân miệng, bệnh về đường tiêu hóa, bệnh viêm gan A, E…, bệnh về giun sán rất hiệu quả và khâu rửa tay cũng vô cùng quan trọng không kém.

Để việc rửa tay đạt hiệu quả tốt, Bộ Y tế đã ban hành hướng dẫn quy trình rửa tay bằng xà phòng thường quy bao gồm 6 bước.

Tầm quan trọng của rửa tay bằng xà phòng

Thêm vào đó, từ năm 2008, hàng năm Bộ Y tế đã phối hợp cùng các Bộ, Ban Ngành, Đoàn thể Trung ương, các tổ chức chính trị xã hội, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước và Quỹ Unilever Việt Nam tổ chức mít tinh, truyền thông hưởng ứng Ngày Thế giới rửa tay với xà phòng do Tổ chức Đối tác Rửa tay Toàn cầu khởi xướng và được Liên Hiệp Quốc phát động [15/10 hàng năm] nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của rửa tay với xà phòng, cách phòng bệnh đơn giản, hiệu quả và nằm trong khả năng của tất cả mọi người.

Thông qua hoạt động này, Bộ Y tế kêu gọi các Ngành, các Cấp chính quyền, Cơ quan Đoàn thể, các tổ chức và cơ quan báo chí cùng phối hợp với Ngành Y tế tập trung đẩy mạnh hoạt động truyền thông dưới nhiều hình thức nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng, lợi ích của việc rửa tay với xà phòng trong phòng chống dịch bệnh.

Tuyên truyền lợi ích của rửa tay bằng xà phòng

Đảm bảo tất cả mọi người kể cả người già, trẻ em, người khuyết tật, người dân tộc được đề cập đến trong mọi chính sách, chương trình, hoạt động thúc đẩy rửa tay với xà phòng.

Xây dựng và ban hành các chính sách, quy định, hướng dẫn về xây dựng, bảo quản các công trình, điểm rửa tay với xà phòng đảm bảo mọi người được tiếp cận và dễ dàng sử dụng, phù hợp cho từng đối tượng khác nhau;

Cũng như đảm bảo tất cả các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp, cơ sở y tế, trường học, những nơi công cộng có các công trình, điểm rửa tay có đủ nước sạch, xà phòng hay chất tẩy rửa phù hợp, dễ dàng tiếp cận để sử dụng và phù hợp với mọi đối tượng.

Cùng với đó thực hiện các nghiên cứu về sự bất bình đẳng trong rửa tay với xà phòng ở các khu vực khác nhau từ đó xây dựng các chính sách phù hợp; cũng như đẩy mạnh giáo dục về rửa tay với xà phòng trong các trường học nhằm tạo thói quen rửa tay với xà phòng cho các em học sinh ngay từ nhỏ.

Hưởng ứng hoạt động này, các cơ sở y tế cũng đã tổ chức các lễ phát động vệ sinh tay để bảo vệ sự sống trong đó phải nhắc tới các bệnh viện vì đa phần theo các khảo sát và nghiên cứu tại các bệnh viện thì một phần không nhỏ các nhân viên y tế chưa có kiến thức đúng về vệ sinh bàn tay cũng như chưa nắm được rửa tay thường quy do Bộ y tế quy định.

Tại một bệnh viện, Ban Giám đốc bệnh viện đó đã phát động chiến dịch với những cam kết toàn thể nhân viên của Bệnh viện sẽ tăng cường tuân thủ vệ sinh tay nhằm giảm các bệnh nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế, đồng thời cũng là một biện pháp bảo vệ an toàn cho nhân viên y tế và người bệnh trong công tác khám chữa bệnh.

Lên kế hoạch xây dựng chương trình cải thiện vệ sinh tay trong bệnh viện bằng những việc làm cụ thể như: xây dựng tối thiểu 5 biện pháp khuyến khích tăng cường vệ sinh tay; trang bị bồn rửa tay, nước sạch và dung dịch xà phòng cho toàn bộ các phòng khám, buồng thủ thuật

Trang bị bình xịt dung dịch sát khuẩn tay nhanh cho các bàn khám, trên xe cứu thương, buồng bệnh. Ngoài ra, Ban Giám đốc bệnh viện cũng sẽ giám sát sự tuân thủ vệ sinh tay của nhân viên trong toàn bệnh viện, đảm bảo 100% cán bộ y tế được đào tạo vệ sinh tay tối thiểu một lần trong mỗi năm, sử dụng kết quả giám sát để đưa ra biện pháp cải thiện việc rửa tay trong bệnh viện và có ít nhất một đề tài nghiên cứu về vệ sinh tay hàng năm.

Ngoài ra, trong hoạt động truyền thông nhằm thay đổi thói quen vệ sinh của người Việt, các công ty sản xuất và phân phối nước rửa tay luôn là một nhân tố tích cực.

Không chỉ truyền đi các thông điệp vệ sinh đúng cách, nhà sản xuất còn giúp người dùng ghi nhớ các thời điểm rửa tay qua các chương trình truyền hình, các nhãn dán trên sticker trong hộp xà phòng…

Một nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy chỉ 13% người dân rửa tay bằng xà phòng vào “những thời điểm quan trọng” [như sau khi đi vệ sinh, sau khi rửa hậu môn cho trẻ sau khi trẻ đi vệ sinh, trước khi cho trẻ ăn hoặc trước khi ăn] và tỷ lệ này thậm chí còn thấp hơn nữa ở các hộ gia đình nghèo và dân tộc thiểu số.

Chính vì thế, dự án “Sáng kiến Vệ sinh do Trường học làm chủ”, được triển khai thực hiện tại tỉnh An Giang từ năm 2010 với sự hỗ trợ của UNICEF, tập trung trang bị cho trẻ em một thái độ tích cực nhằm duy trì bền vững thói quen vệ sinh ở trẻ.

Khi trẻ được thuyết phục về việc rửa tay bằng xà phòng quan trọng như thế nào, trẻ sẽ khuyến khích gia đình và cộng đồng nơi trẻ sinh sống cũng hình thành thói quen lành mạnh này.

Giáo dục trẻ nhỏ rửa tay bằng xà phòng

Tại các trường mầm non, mẫu giáo, các trẻ đã được làm quen với chương trình vệ sinh học đường, được tập cho thói quen rửa tay thật sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Thế nhưng về nhà, không ít trẻ phải nhắc bố mẹ “Sao bố mẹ lại chưa rửa tay vậy?”. Và nhiều bà mẹ cứ vô tư trả lời: “Mẹ rửa tay bằng nước có sao đâu” Hoặc “Mẹ đã rửa tay rồi, tại sao phải thực hiện lần nữa”.

Khi được hỏi, vì sao lại bỏ qua việc rửa tay với xà phòng, nhiều bà mẹ cho rằng: chỉ cần rửa tay với nước, tay nhìn thấy trắng – không mùi nghĩa là đã sạch; Hoặc không nghe/thấy ai nói nhiều đến tầm quan trọng của việc rửa tay với xà phòng; Hoặc biết nhưng hay quên.

Chính vì thế, các hoạt động được phát động trong cộng đồng nhằm tuyên truyền về tầm quan trọng của việc rửa tay chưa có hiệu quả nhiều trên thanh thiếu niên và người lớn.

Cụ thể, theo một báo cáo khoa học năm 2010 tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho thấy có tới 64% bà mẹ không rửa tay trước khi cho trẻ ăn.

Các bà mẹ cũng không chú trọng đến việc dạy con trẻ ý thức giữ gìn vệ sinh cho bản thân ngay từ nhỏ, kể cả thói quen rất đơn giản: rửa tay bằng xà phòng sau khi chơi, sau khi vệ sinh và trước khi ăn.

Hiệu quả rửa tay với xà phòng là rất rõ, quan trọng là để việc rửa tay với xà phòng trở thành một thói quen của mỗi người dân là một thách thức lớn.

Cần đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của toàn xã hội, của mỗi người dân trong việc thực hiện thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng chống dịch bệnh.

Rửa tay với xà phòng được hiểu như liều “vắc-xin” hiệu quả, tiết kiệm và phòng ngừa hữu hiệu các bệnh tay chân miệng, bệnh đường tiêu hóa… mà lúc nào cũng có thể thực hiện để bảo vệ sức khỏe.

Hãy quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của bản thân và gia đình mình ngay hôm nay.

Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng.

Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.

Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: .

Nguồn tham khảo

  1. Trang web Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc tại Việt Nam: //www.unicef.org/vietnam/vi/những-câu-chuyện/tay-sạch-sức-khỏe-tốt
  2. Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế: //moh.gov.vn/web

Công văn số 7517/BYT-ÐTr ngày 12/10/2007 về việc Hướng dẫn thực hiện quy trình rửa tay thường quy và sát khuẩn tay nhanh bằng dung dịch chứa cồn

Video liên quan

Chủ Đề