Một thẻ nhớ có dung lượng là 128mb có thể lưu trữ tối đã bao nhiêu bức Anh jpg dung lượng 500kb

Trong bài này sẽ giúp bạn tìm hiểu về thẻ nhớ microSD trên điện thoại.

Thẻ nhớ MicroSD trên điện thoại là gì?

Nhìn chung, "thẻ nhớ" là chỉ chung một loại thiết bị lưu trữ được sử dụng để lưu trữ video, ảnh hoặc các tệp dữ liệu khác. Thẻ nhớ được phân ra thành nhiều dòng khác nhau để phục vụ từng hệ thiết bị riêng biệt. Đối với điện thoại di động và máy tính bảngsẽ sử dụng loại thẻ nhớ có kích thước siêu nhỏ được gọi là MicroSD.

Tuy nhỏ là thế nhưng thẻ microSD có dung lượng lưu trữ cực lớn, tối đa hiện nay có thể lên tới 512GB. Vì là một loại thiết bị điện tử nên thẻ nhớ MicroSD cũng khá bền, thậm chí một số dòng ví dụ như dòng thẻ mircoSD của Samsung còn có khả năng chống thấm nước.

Thẻ SD làm việc như thế nào?

Ngay khi thẻ nhớ được cắm vào điện thoại của bạn, mọi thứ gần như đã tự nó hoạt động mà người dùng không cần phải làm gì cả. Trong hầu hết các trường hợp, điện thoại của bạn sẽ tự động bắt đầu quét thẻ, nhận diện tất cả thông tin cần thiết ngay cùng những file lưu trữ trên thẻ [nếu có] và tiến hành sắp xếp nó vào các thư mục mà bạn có thể truy cập sau thông qua các ứng dụng quản lý file trên Android.

Ví dụ: điện thoại Android sẽ tìm kiếm bất kỳ hình ảnh nào bạn đã lưu trữ trên thẻ - cho dù ở định dạng nào - và thêm chúng vào thư viện ảnh trên máy. Tương tự với các file nhạc và video.

Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn thận khi tháo thẻ nhớ ra khỏi thiết bị. Về mặt cơ bản, bạn sẽ chỉ có thể gỡ thẻ nhớ ra khỏi máy khi chọn vào tính năng tháo thẻ nhớ trên máy, tương tự như bạn làm với USB cắm vào máy tính. Khi đó, mọi dữ liệu kết nối giữa điện thoại và thẻ nhớ sẽ được ngắt, và bạn hoàn toàn có thể rút thẻ nhớ ra một cách an toàn. Trong một số trường hợp, nếu bạn đan dùng điện thoại mà rút ngang thẻ nhớ, rất có thể dữ liệu trên thẻ sẽ bị hư hỏng hoặc biến mất.

Điều này có thể dẫn đến các hình ảnh của bạn không thể mở được, một số ứng dụng của bạn sẽ bị crash hoặc thậm chí điện thoại sẽ bị vấn đề về phần mềm. Tốt hơn hết là bạn chỉ nên tháo thẻ nhớ khi điện thoại tắt nguồn hoặc bật tính năng Eject SD Card.

Cách chọn thẻ nhớ điện thoại

Ngày trước, thẻ nhớ có dung lượng không cao chỉ 4GB cho đến 16GB và giá thành lại cao, cũng như điện thoại không hỗ trợ mở rộng dung lượng bộ nhớ lên quá nhiều. Tuy nhiên, do nhu cầu lưu trữ của người dùng đang càng ngày càng tăng cao, các loại thẻ nhớ có dung lượng khủng như 128GB, 256GB hay thậm chí là 512GB đã dần xuất hiện trên thị trường, và các sản phẩm smartphone cũng bắt đầu hỗ trợ các thẻ nhớ này.

Về cách chọn lựa thẻ nhớ thì việc này phụ thuộc hoàn toàn vào nhu cầu sử dụng của bạn. Nếu bạn là một người có thói quen chụp ảnh, hay tải ảnh đẹp từ trên mạng về thì 64GB đã là đủ. Nếu bạn thường tải phim về smartphone để xem hoặc chơi nhiều game, 124GB trở lên sẽ là sự lựa chọn phù hợp.

Còn nếu bạn không có nhu cầu nào giống 2 loại trên thì có lẽ bạn không cần phải sắm thêm thẻ nhớ nữa đâu, bởi hiện nay hầu hết các smartphone đều đã có bộ nhớ trong khá lớn, đủ để đáp ứng hầu hết các nhu cầu phổ thông của bạn rồi.

Xem thêm: Tổng hợp chuột chơi game tốt nhất 2017

DominV

Câu hỏi thường gặp

Thẻ nhớ MicroSD là gì?

Thẻ nhớ SD là tên gọi của một loại thẻ dùng để lưu trữ dữ liệu, có chức năng tương tự USB, nhưng nhỏ gọn hơn. Có 3 loại thẻ nhớ chính là SD, MiniSD và MicroSD, theo thứ tự từ lớn đến nhỏ. Thẻ nhớ MicroSD là loại thẻ đang được sử dụng phổ biến trên điện thoại hiện nay nhờ kích thước nhỏ gọn của mình.

Các định dạng MicroSD phổ biến?

Trên thẻ nhớ hiện nay có hai định dạng phổ biến nhất là SDHC và SDXC, bạn có thể nhìn vào mặt trước trên thẻ để biết thẻ của mình đang là định dạng nào.

Điểm khác nhau:SDHC hỗ bộ nhớ dung lượng thấp từ 8 GB đến 32 GB, còn SDXC thì hỗ trợ bộ nhớ dung lượng cao hơn từ 32 GB lên đến 2 TB. Ngoài khả năng lưu trữ cao hơn, hai loại thẻ SD này hoàn toàn giống nhau về chất lượng.

️ Tốc độ của thẻ MicroSD

Khi nhìn vào mặt trước thẻ, ngoài thông số về định dạng ra ta còn có thêm một thông số nữa đó là tốc độ, dưới đây là một số tốc độ phổ biến trên thẻ nhớ.

  • Class 4:tốc độ 4 MB/s thích hợp truyền dữ liệu tốc độ thấp, quay phim ở chuẩn HD.
  • Class 10:tốc độ 10MB/s thích hợp truyền dữ liệu cao, quay phim ở chuẩn Full HD.
  • UHS Class 1:tốc độ 10MB/s chuẩn truyền tốc độ rất cao với dung lượng lưu trữ cao hơn so với Class 10.
  • UHS Class 3:tốc độ 30MB/s chuẩn truyền tốc độ rất cao, quay phim ở chuẩn 4K.

Video liên quan

Chủ Đề