Móng tay mỏng dễ gãy là bệnh gì năm 2024

Móng tay giòn gãy cũng có thể là hậu quả của cơ thể bị thiếu chất lâu ngày. Khi cơ thể thiếu hụt vitamin C, protein, sắt, canxi, kẽm... cũng sẽ khiến móng tay yếu và gãy dễ dàng. Do đó, nếu muốn có bộ móng chắc khỏe thì bạn không nên để thiếu hụt dinh dưỡng. Ăn đầy đủ và đa dạng thực phẩm như sữa, trứng, cá, rau màu xanh, trái cây... không chỉ giúp móng tay chắc khỏe mà còn giúp tóc bóng mượt nữa nhé.

Ngâm nước lâu

Móng tay thường xuyên bị ướt sẽ mềm đi nên dễ xước gãy hơn. Trong trường hợp này chỉ cần bạn hạn chế để móng tay tiếp xúc với nước. Những lúc làm việc nhà thì nên nhớ đeo găng tay và sau khi rửa tay thì nhớ lau khô lại ngay là sẽ giảm gãy móng đáng kể.

Tiếp xúc hóa chất

Do tính chất công việc hàng ngày nếu bạn phải thường xuyên tiếp xúc với các loại hóa chất như nước rửa chén, xà phòng giặt đồ, nước lau sàn, lau kính... đều có khả năng gây hại cho đôi tay. Ngoài ra, nước sơn móng tay kém chất lượng chứa nhiều hóa chất độc hại cũng có thể là nguyên nhân góp phần khiến móng tay yếu và dễ giòn gãy hơn.

Do đó, nếu gặp tình trạng móng gãy thường xuyên thì bạn nên lưu ý tránh tiếp xúc với các loại hóa chất bằng cách đeo găng tay đồng thời cũng nên hạn chế sơn móng tay. Dưỡng cho móng chắc khỏe rồi sơn sau cũng được bạn nhé.

Thiếu độ ẩm

Ngồi máy lạnh hoặc uống quá ít nước cũng gây ra tình trạng móng tay dễ gãy. Do khi cơ thể thiếu nước sẽ dẫn đến tình trạng khô da, tóc lẫn phần móng tay. Khi móng tay bị thiếu độ ẩm và khô thì dễ giòn gãy hơn.

Do đó, nếu bạn làm việc thường xuyên trong môi trường máy lạnh thì nên nhớ bôi kem dưỡng ẩm tay lẫn móng, đồng thời cũng nên nhớ bổ sung nước đầy đủ thì móng tay mới khỏe mạnh được.

Căng thẳng kéo dài

Nếu bạn thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng sẽ khiến hormone cơ thể bị mất cân bằng, các dưỡng chất không phân bố đầy đủ đến các cơ quan. Từ đó có thể gây hại đến các bộ phận cơ thể, trong đó, móng tay cũng là 1 bộ phận bị ảnh hưởng dễ nhận thấy.

Do đó, cân bằng cuộc sống, nghỉ ngơi hợp lý và giữ cho tâm trạng luôn vui tươi là cách bảo vệ móng tay lẫn sức khỏe tốt hơn bạn nhé.

Do bệnh lý

Móng tay thường xuyên gãy cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như thiếu máu, bệnh vẩy nến, bệnh về tuyến giáp, vấn đề về gan... Hoặc trường hợp thường gặp là móng gãy do bị nhiễm nấm gây ra. Móng tay bị nhiễm nấm tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để lâu rất khó chữa. Do đó, nếu nghi ngờ móng tay gãy là do bệnh thì bạn cần phải đi khám ngay để tìm ra chính xác nguyên nhân và chữa trị kịp thời.

Hiện tượng móng tay giòn, dễ gãy là một tình trạng khá nhiều người gặp phải. Dưới đây là 6 nguyên nhân khiến móng tay giòn dễ gãy.

Những nguyên nhân khiến móng tay giòn, dễ gãy mà chúng ta cần để ý.

Quá nhiều độ ẩm

Khi móng tay bị ướt, chúng sẽ dày lên. Sau đó, khi móng tay bị khô lại, chúng sẽ co lại. Nếu tay chúng ta tiếp xúc nhiều với nước, đặc biệt thường xuyên sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh, sự thay đổi liên tục này có thể làm khô móng, khiến móng mềm và dễ bong tróc.

Tuổi tác

Khi chúng ta già đi, móng tay có thể bị khô và mọc chậm hơn. Tuy nhiên, không có độ tuổi cụ thể nào khi điều này xảy ra, cũng không phải ai già đi cũng sẽ gặp tình trạng này. Nhưng tuổi tác vẫn là một nguyên nhân khiến móng tay của chúng ta trở nên giòn và dễ gãy.

Hội chứng Raynaud

Hội chứng Raynaud là một tình trạng ảnh hưởng đến các mạch máu, khiến bàn tay và bàn chân của chúng ta không được cung cấp đủ máu. Điều này làm cho móng tay khó có được những dưỡng chất cần thiết để duy trì sự khỏe mạnh. Móng tay giòn là một triệu chứng phổ biến của hội chứng Raynaud.

Hormone tuyến giáp thấp

Mồ hôi là chất dưỡng ẩm tự nhiên của cơ thể. Mức độ thấp của hormone tuyến giáp, được gọi là "suy giáp" có thể làm giảm lượng mồ hôi mà cơ thể chúng ta tiết ra. Điều này khiến cho tóc, da và móng tay khô hơn.

Thiếu máu

Thiếu máu có thể làm cho móng tay của chúng ta trở nên giòn hoặc cong vào trong tạo thành hình chiếc thìa. Nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh thiếu máu, hay số lượng tế bào hồng cầu thấp là do không có đủ chất sắt trong máu. Hiện tượng này có thể xảy ra khi chúng ta mất quá nhiều máu, hoặc không bổ sung đủ chất sắt trong chế độ ăn uống của mình, cũng như có tình trạng không hấp thụ được chất sắt.

Điều trị ung thư

Móng tay giòn có thể là tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị ung thư như hóa trị. Da và móng tay bị khô là tình trạng phổ biến. Hoá trị có thể khiến móng ta trở nên mỏng, dễ gãy và phát triển chậm hơn bình thường.

Tại sao móng tay bị giòn dễ gãy?

Móng tay giòn dễ gãy là bệnh gì? Móng tay giòn dễ gãy có thể là triệu chứng cho thấy cơ thể bạn đang thiếu sắt hoặc thiếu máu. Sắt là khoáng chất giúp tạo hồng cầu mang oxy tới móng. Nếu bạn không bổ sung đủ sắt cho cơ thể, móng tay sẽ không phát triển tốt.

Móng tay dễ gãy thiếu vitamin gì?

Đặc biệt Vitamin B12 và Vitamin B7 [Biotin] chính là các chất ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tóc và móng tay. Thiếu hụt các loại Vitamin này, cơ thể hay gặp phải tình trạng tóc xơ, rối, gãy ngọn, móng tay yếu, hay gãy, da sạm.

Làm sao để móng tay cũng không bị gãy?

Mẹo để có móng tay chắc khỏe, không bị giòn và gãy.

Bổ sung lượng biotin. ... .

Hạn chế tiếp xúc với nước. ... .

Giữ đủ lượng nước cho cơ thể ... .

Chế độ ăn uống. ... .

Hạn chế sử dụng sản phẩm sơn và tẩy móng. ... .

Thường xuyên cắt móng tay..

Tại sao móng chân hay bị gãy?

Thiếu hụt vitamin và chất dinh dưỡng gây ra móng giòn dễ gãy Protein là thành phần cấu thành chính của móng. Thiếu vitamin B cũng có thể dẫn đến các vấn đề về móng. Biotin, vitamin B12 và vitamin B7 làm cho móng khỏe hơn, ngăn ngừa móng khỏi khô, chuyển màu tối và uốn cong ở đầu móng.

Chủ Đề