Bác sĩ chuyên khoa 3 là gì năm 2024

Chương trình học của bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ nội trú là điều mà bất kỳ thí sinh nào đam mê ngành Y cũng muốn tham gia để tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng và cơ hội thực hành. Để biết được bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa có giống nhau không, chúng ta hãy cùng tham khảo trong nội dung bài viết dưới đây.

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa có giống nhau không? [Ảnh minh họa]

Điểm giống giữa bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa đều là người làm việc trực tiếp ở bệnh viện hay các cơ sở y tế. Người đảm nhận hai vị trí đều sẽ tham gia vào quá trình điều trị bệnh cho bệnh nhân.

Điểm khác giữa bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa

Bác sĩ nội trú là gì?

Theo thông tin từ trường Đại học Y Hà Nội, bác sĩ nội trú là chương trình đào tạo dành cho sinh viên Y khoa chính quy đã tốt nghiệp đại học và muốn học cao hơn. Chương trình đào tạo bác sĩ nội trú được coi là đào tạo tinh hoa, kéo dài 2 - 4 năm.

Thông thường sinh viên Y khoa sau khi kết thúc chương trình đào tạo đại học sau 6 năm, họ có thể chọn học cao hơn bằng cách thi vào chương trình bác sĩ nội trú với điều kiện dưới 27 tuổi, chưa bị kỷ luật và từng là sinh viên Y khoa chính thức. Mỗi sinh viên sau khi tốt nghiệp Y khoa chỉ được tham dự kỳ thi bác sĩ nội trú 1 lần.

Để có thể trở thành bác sĩ nội trú, bạn phải làm bài thi dạng trắc nghiệm với thời gian làm bài mỗi môn là 90 phút. Với 4 môn thi cụ thể như sau: môn chuyên ngành 1; môn chuyên ngành 2; môn cơ sở, môn ngoại ngữ [tiếng Anh, tiếng Pháp hoặc tiếng Trung].

Nhiệm vụ chính của bác sĩ nội trú về chuyên ngành Nội khoa gồm: Huyết học - truyền máu, cấp cứu hồi sức, nhi khoa, tim mạch, lao, thần kinh, truyền nhiễm, da liễu, tâm thần, y học cổ truyền, y học hạt nhân, phục hồi chức năng, nội khoa.

Các chuyên ngành thuộc hệ thống phẫu thuật bao gồm: Ngoại khoa, răng hàm mặt, sản phụ khoa, tai mũi họng, gây mê hồi sức, nhãn khoa, chẩn đoán hình ảnh, phẫu thuật tạo hình, ung bướu. Chuyên ngành y học cơ bản và dự phòng: Vi sinh, ký sinh trùng, mô phôi, giải phẫu bệnh, y học dự phòng, sinh lý học.

Sau khi hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú, học viên có thể hành nghề ngay lập tức và không phải trải qua bất kỳ khóa học nào khác. Cơ hội làm việc tại các bệnh viện tuyến trung ương, đầu ngành dành cho các bác sĩ nội trú là rất lớn.

Một số trường đại học đào tạo bác sĩ nội trú như: trường Đại học Y Hà Nội, Y Dược TP.HCM, Y Dược Cần Thơ, Y Huế, Y Dược [Đại học Quốc gia Hà Nội].

Bác sĩ chuyên khoa là gì?

Theo thông tin từ trường Đại học Y Dược TP.HCM, sinh viên Y khoa sau khi kết thúc 6 năm học đại học chính quy và tốt nghiệp thì sẽ được gọi là bác sĩ nhưng chưa có chứng chỉ hành nghề. Những bạn này phải học thêm 18 tháng tại các cơ sở y tế thì mới được cấp chứng chỉ hành nghề.

Sau đó, nếu như bạn muốn nâng trình độ bác sĩ sẽ có hai hướng: Nghiên cứu và Lâm sàng. Khi theo hướng lâm sàng thì các bác sĩ sẽ học cao lên để có thể trở thành bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, bác sĩ chuyên khoa định hướng.

Thời gian đào tạo bác sĩ chuyên khoa kéo dài từ 2 - 3 năm. Người học cần phải có kinh nghiệm về lâm sàng từ 12 tháng trở lên trước khi tham gia chương trình học chuyên sâu.

Ngoài trách nhiệm chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, bác sĩ chuyên khoa còn phải nắm vững kiến thức chuyên sâu về bệnh lý chuyên biệt mà mình được đào tạo, cập nhật những thông tin mới nhất để sẵn sàng ứng phó với tình huống lâm sàn, khám hữa bệnh khác nhau.

Tùy vào cấp bậc, khái niệm, trình độ, nhiệm vụ của bác sĩ chuyên khoa cũng khác nhau. Trong hệ thống các bệnh viện, cơ sở Y tế bác sĩ chuyên khoa đóng vai trò rất quan trọng.

Từ những thông tin trên, chúng ta có thể thấy bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Với sự phát triển không ngừng của ngành Y tế, nhu cầu nhân lực của ngành này càng tăng mạnh. Tuy nhiên, các bác sĩ cần phải có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm thực tế mới có thể được tuyển dụng vào bệnh viện danh tiếng.

Chức danh nghề nghiệp bác sĩ được chia thành mấy hạng? Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ 2022 có gì thay đổi không? Quy định tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp thế nào? Bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết các bạn nhé.

1 Chức danh nghề nghiệp bác sĩ là gì?

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ là tên gọi thể hiện năng lực, trình độ của hạng chức danh nghề bác sĩ trong hệ thống y tế công lập Việt Nam.

Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ. Trong đó có mã số chức danh nghề nghiệp như sau:

Chức danh Hạng chức danh nghề nghiệp Mã số chức danh nghề nghiệp Bác sĩ Bác sĩ cao cấp hạng I Mã số: V.08.01.01 Bác sĩ chính hạng II Mã số: V.08.01.02 Bác sĩ hạng III Mã số: V.08.01.03 Bác sĩ y học dự phòng Bác sĩ y học dự phòng cao cấp hạng I Mã số: V.08.01.04 Bác sĩ y học dự phòng chính hạng II Mã số: V.08.01.05 Bác sĩ y học dự phòng hạng III Mã số: V.08.01.06

Trong số các hạng này thì hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ hạng I là cao nhất, thấp nhất là hạng III. Mỗi một hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau. Việc phân hạng hạng chức danh nghề nghiệp của bác sĩ là điều kiện để thăng hạng, nâng ngạch nâng lương và xếp lương cho các công chức, viên chức ngành y tế.

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ

Xem thêm: Quy định mã ngạch biên tập viên, phóng viên

2 Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của bác sĩ được quy định tại Thông tư 10/2015/TTLT-BYT-BNV. Mỗi hạng bác sĩ lại có những tiêu chuẩn khác nhau, cụ thể:

TIÊU CHUẨN CDNN BÁC SĨ CAO CẤP HẠNG 1

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng

  • Có bằng Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ y học [trừ chuyên ngành y học dự phòng]
  • Có trình độ ngoại ngữ bậc 4 [B2] trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
  • Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ cao cấp [hạng I].

Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ

  • Hiểu biết về chủ trương đường lối của Đảng và nhà nước, nắm vững chính sách pháp luật về công tác khám chữa bệnh.
  • Nắm vững kiến thức và năng lực áp dụng phương pháp tiên tiến, kỹ thuật cao trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh thuộc lĩnh vực chuyên khoa.
  • Có năng lực đánh giá các quy trình, kỹ thuật chuyên môn và đề xuất giải pháp
  • Có năng lực nghiên cứu, tổng kết; xây dựng chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển của ngành, lĩnh vực.

Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ hoặc tương đương trở lên hoặc chủ nhiệm 02 đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt.

Viên chức thăng hạng từ chức danh bác sĩ chính [hạng II] lên chức danh bác sĩ cao cấp [hạng I] phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ chính [hạng II] hoặc tương đương tối thiểu là 06 năm, trong đó có thời gian gần nhất giữ chức danh bác sĩ chính [hạng II] tối thiểu là 02 năm.

TIÊU CHUẨN CDNN BÁC SĨ CAO CẤP HẠNG 2

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng

  • Có bằng tốt nghiệp bằng bác sĩ chuyên khoa I hoặc thạc sỹ ngành y học [ trừ y học dự phòng].
  • Trình độ tiếng Anh B1 trở lên theo khung năng lực 6 bậc tại Việt Nam.
  • Trình độ tin học cơ bản theo quy định tại thông tư 03/2014
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng bác sĩ hạng II.

Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ

  • Nắm vững chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân;
  • Nắm được định hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành.
  • Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu chuyên khoa.
  • Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng và chữa bệnh cho nhân dân.

Tổ chức tư vấn, giáo dục sức khỏe, chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Có năng lực tập hợp các nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ ngành y.

Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt.

TIÊU CHUẨN CDNN BÁC SĨ CAO CẤP HẠNG 3

Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo bồi dưỡng

  • Có bằng tốt nghiệp bác sĩ trở lên [ Trừ bác sĩ y học dự phòng]
  • Có trình độ tiếng Anh A2 theo khung năng lực 6 bậc tại Việt Nam
  • Có bằng tin học theo chuẩn thông tư 03/2014 của Bộ truyền Thông tin và truyền thông.
  • Có chứng chỉ bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp bác sĩ hạng III

Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ

  • Nắm vững quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; nắm được định hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật chuyên ngành.
  • Có kỹ năng chẩn đoán, xử trí, theo dõi và dự phòng các bệnh thường gặp và cấp cứu cơ bản.
  • Áp dụng y học cổ truyền trong công tác phòng bệnh và chữa bệnh
  • Thực hiện được công tác tư vấn, giáo dục và tuyên truyền sức khỏe nhân dân.
  • Có kỹ năng giao tiếp, cộng tác với đối tượng phục vụ và đồng nghiệp.

    Hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ

    Xem thêm: Cách xếp lương chức danh nghề nghiệp công nghệ thông tin

3 Bổ nhiệm, xếp lương chức danh nghề nghiệp của bác sĩ

Các chức danh nghề nghiệp bác sĩ định tại TT10/2015/TTLT-BYT-BNV được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước [Bảng 3] ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP. Cụ thể:

  • Chức danh nghề nghiệp bác sĩ cao cấp [hạng I]: Xếp vào nhóm A3.1 với hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00.
  • Chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính [hạng II]: Được xếp vào nhóm A2.1 và hưởng hệ số lương từ 4,40 đến 6,78;
  • Chức danh nghề nghiệp bác sĩ [hạng III]: Là viên chức loại A1 với từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
    Xem thêm: Cách xếp lương tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội

Như vậy, thông qua bài viết này các bạn đã nắm được thông tin tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ các hạng I, II, III. Mọi thắc mắc về khóa học cấp

Bác sĩ chuyên khoa 1 và 2 ai giỏi hơn?

- Là bác sĩ có trình độ chuyên môn cao về một lĩnh vực cụ thể trong y khoa. Bác sĩ chuyên khoa 2 có vị trí cao hơn bác sĩ chuyên khoa 1. - Bác sĩ chuyên khoa 2 áp dụng đối với người đã hoàn thành chương trình đào tạo chuyên khoa 1 hoặc trình độ thạc sĩ. - Bằng chuyên khoa 1 tương đương với bằng thạc sỹ.

Bác sĩ đa khoa hạng 3 là gì?

Chức danh nghề nghiệp bác sĩ [hạng III]: Là viên chức loại A1 với từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.

Bác sĩ chuyên khoa và bác sĩ nội trú khác nhau như thế nào?

Bác sĩ nội trú là bác sĩ vẫn còn đang trong quá trình đào tạo, còn bác sĩ chuyên khoa là người đã đủ kinh nghiệm, có bằng cấp đầy đủ, đủ điều kiện có thể hành nghề. Đồng thời chương trình đào tạo của các bác sĩ chuyên khoa phức tạp hơn.

Bác sĩ chuyên khoa 1 khác thạc sĩ như thế nào?

* Vậy sự khác biệt giữa bác sĩ CK1, CK2 với trình độ đào tạo sau ĐH [ThS, TS] là gì? * Bác sĩ CK1, CK2 là những chứng chỉ nghề nghiệp thuộc hệ thực hành trong bệnh viện. ThS, TS là hệ hàn lâm để phục vụ công tác giảng dạy và nghiên cứu trong các ĐH và học viện.

Chủ Đề