Giận cá chém thớt là gì năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam. Địa chỉ: Tầng 16 VTCOnline, 18 Tam Trinh, Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội Điện thoại: 04-9743410. Fax: 04-9743413.

Liên hệ Tài trợ & Hợp tác nội dung Hotline: 0942 079 358 Email: thanhhoangxuan@vccorp.vn

Trong cuộc sống, chúng ta thường gặp phải vô vàn tình huống khiến cho bản thân khó chịu và tức giận. Thế nên bạn dễ nổi nóng với người xung quanh, bạn dễ dàng trút hết bực tức của bản thân lên đầu họ. Người khác không làm gì bạn nhưng phải hứng chịu năng lượng tiêu cực ấy làm họ khó chịu. Những trường hợp như thế này gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự thân thiết cũng như mức độ bền vững của mối quan hệ.

Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ này sử dụng hai hình ảnh rất quen thuộc trong đời sống đó là con cá và cái thớt. Việc sử dụng hình ảnh này khiến chúng ta liên tưởng đến cảnh tượng khi làm cá, một con cá sống nằm trên thớt luôn vùng vẫy mà không chịu nằm yên khiến cho bạn cảm thấy vô cùng bực mình. Vì không thể chặt chính xác trúng nó và rồi bạn trở nên bực tức và dồn hết cơn tức giận ấy lên cái thớt. Bạn bắt đầu chém những nhát thật mạnh xuống cái thớt để giảm cơn bực tức trong người, thực tế cái thớt ở đây không có tội tình gì.

Nghĩa đen của câu tục ngữ này muốn phê phán, có nhiều lúc là vì người khác làm bạn tức giận mà bạn lại mang cơn tức giận ấy trút lên đầu người khác. Câu tục ngữ này muốn nhắc nhở chúng ta cần phải điều chỉnh và quản lý tốt cảm xúc của bản thân, đừng mang cơn bực tức của mình trút lên người khác.

Cả giận mất khôn

Một thực tế vẫn diễn ra hàng ngày đó là khi bố mẹ chúng ta cãi nhau, nếu không thể tránh mặt kịp, bạn có thể sẽ bị mắng lây. Hoặc khi họ vừa cãi nhau xong và bạn nói chuyện cùng họ thì rất có thể bạn sẽ là nạn nhân của “Giận cá chém thớt” rõ ràng chúng ta không làm gì sai nhưng vẫn bị trút bực tức vào người, điều này quả thật khiến cho con người ta cảm thấy không dễ chịu một chút nào.

Khi tức giận chúng ta khó có thể kiểm soát được hành động của mình và từ đó nói ra những lời khó nghe, hành động khiến cho người khác phải thấy khó chịu. Có vô vàn trường hợp vì nhận được lời nói tiêu cực mà ảnh hưởng đến tâm lý của họ. Thế nên dù có bực tức như thế nào xin bạn hãy đợi nguôi cơn tức giận rồi hãy nói chuyện cùng người xung quanh tránh trường hợp “Giận cá chém thớt”.

Hôm nay bạn đi làm bị sếp mắng thế là về nhà nhìn thấy đứa con đi học về, bạn không thể kiềm chế cảm xúc của mình và bắt đầu trút giận lên đứa con. Thực tế, đứa con không có lỗi mà chính bạn là người đang lấy đi một ngày tươi đẹp của người khác. Những lời nói, hành động trong lúc tức giận có thể mang đến rất nhiều sai lầm, bạn dễ dàng gây tổn thương cho người khác. Thế nên khi tức giận hãy học cách kiềm chế bản thân để không hành động sai lầm.

Làm chủ cảm xúc

Trong cuộc sống và giao tiếp hàng ngày chúng ta cần phải biết quản lý tốt cảm xúc của mình để không mang lại cảm giác khó chịu cho người khác. Nếu không biết cách làm chủ cảm xúc bạn sẽ gặp rất nhiều phiền phức và nhiều lúc tự mang đến cho bản thân những năng lượng tiêu cực.

Để kiểm soát cảm xúc của bản thân bạn nên có cái nhìn tích cực về người khác, tránh không để những cảm xúc tiêu cực gây ảnh hưởng đến hành vi của bạn. Mỗi khi tức giận hãy học cách suy nghĩ chậm lại, yêu thương nhiều hơn. Và không mang năng lượng tiêu cực ấy tác động lên những người xung quanh.

Ví dụ như bạn đi làm bị sếp mắng vì làm việc chậm chạp thì thay vì bực tức trong người bạn hãy suy nghĩ nó một cách tích cực, đó là sự thiếu sót và bạn cần phải thay đổi để tốt hơn. Suy nghĩ tích cực rằng bản thân phải thay đổi chứ không phải nghĩ tiêu cực để rồi mang năng lượng tiêu cực ấy truyền đến mọi người xung quanh.

Trước khi làm hãy nghĩ đến hậu quả

Lời nói một khi đã nói ra rồi không thể rút lại thế nên trước khi nói điều gì đó hãy suy nghĩ thật kĩ đừng để khi nói rồi mới bắt đầu hối hận. Đặc biệt là những lời nói cay độc trong lúc tức giận sẽ dễ làm tổn thương người khác. Lời ăn tiếng nói có thể đánh giá bạn là người như thế nào, vậy nên hãy cư xử văn minh, lịch sự.

Nếu muốn giữ được mối quan hệ lâu dài bạn cần phải học cách kiềm chế cảm xúc, học cách suy nghĩ kĩ càng trước khi phát ngôn điều gì đó và không bao giờ “Giận cá chém thớt” trút hết bực tức lên đầu người khác.

Giận cá chém thớt tiếng Anh

Thành Ngữ Tiếng Anh – English Idiom : Take it out on somebody

\=>I don’t know why he takes it out on me. Tôi không hiểu sao anh ấy lại giận cá chém thớt với tôi.

Giận cá chém thớt tiếng Trung

Thành ngữ tiếng trung 迁怒于人 /qiān nù yú rén/ ; 恨鱼剁砧 /Hèn yú duò zhēn/ : Giận cá chém thớt . có nghĩa bị người khác làm cho tức giận hoặc tự mình giận dỗi sau đó trút giận lên người khác.

Câu tục ngữ: “Giận cá chém thớt” thể hiện quy luật nào trong đời sống tình cảm?

  1. Quy luật lây lan;
  2. Quy luật pha trộn;
  3. Quy luật tương phản.
  4. Quy luật di chuyển;

Bản chất khoa học của thói “giận cá chém thớt”

“Giận cá chém thớt” là biểu hiện của hiện tượng tình cảm, cảm xúc di chuyển từ người này sang người khác, là quy luật di chuyển của đời sống tình cảm con người. Hiện tượng “giận cá chém thớt” xảy ra ở mọi lứa tuổi, không phân biệt giới tính hay địa vị xã hội…

Mọi người cũng tìm kiếm:

  • Giận cá chém thớt nói đến điều gì?
  • Ca dao tục ngữ về các quy luật tình cảm

Trên đây là bài viết phân tích câu tục ngữ “Giận cá chém thớt” sẽ giúp bạn đọc hiểu được nghĩa và bài học rút ra từ câu thành ngữ trên. Câu tục ngữ ý muốn nhắc nhở chúng ta sống trên đời phải biết kiềm chế cảm xúc của mình, tránh gây những hậu quả đáng tiếc và gây ảnh hưởng xấu đến những người xung quanh.

Giận cá chém thớt có nghĩa là gì?

Giận cá chém thớt là câu tục ngữ mà ông cha ta muốn nói, vì một điều gì đó khiến ta phải giận dữ, và mình đã lấy một thứ gì đó hay một ai đó không liên quan đến việc này để trút giận.

Chủ Đề