Mỗi tháng bé cao thêm bao nhiêu

Tăng trưởng chiều cao qua từng năm được nhiều phụ huynh xem là thước đo đánh giá con yêu có đang phát triển tốt không. Do đó, mỗi năm trẻ cần cao thêm bao nhiêu cm là đạt chuẩn là thông tin được cha mẹ tìm kiếm khá nhiều. Nhưng liệu trẻ có tăng trưởng đồng đều từng năm hay không? đâu là thời điểm tốt nhất để cải thiện chiều cao cho con? Cùng theo dõi bài viết sau đây của Làm sao để cao để giải đáp các vấn đề này nhé.

Tóm Tắt Nội Dung

Chiều cao của trẻ có tăng đồng đều theo từng năm?

Sự tăng trưởng chiều cao diễn ra liên tục ngay từ trong bụng mẹ đến khoảng 20 tuổi. Trong đó, tốc độ tăng trưởng sẽ khác nhau ở mỗi thời kỳ. Có năm trẻ tăng trưởng chiều cao và cân nặng rất tốt, nhưng có năm lại chỉ xê dịch nhỏ.

Do đó, cha mẹ không nên quá lo lắng khi con vốn phát triển nhanh vào năm ngoái nhưng năm nay lại không cao lên hay tăng cân nhiều như trước nữa. Bảng chiều cao chuẩn là công cụ hỗ trợ quan trọng giúp phụ huynh nhận biết con cao lên bao nhiêu cm trong độ tuổi này là đạt chuẩn. Đối chiếu chiều cao thực tế của con và số liệu trong bảng chiều cao chuẩn theo tuổi để biết được con yêu mình đã đạt chuẩn hay chưa cha mẹ nhé.

Xem thêm: Bé tăng chiều cao nhưng không tăng cân

Chiều cao của trẻ tăng trưởng khác nhau qua mỗi giai đoạn

Chiều cao của trẻ phát triển theo từng giai đoạn

Giai đoạn 0 – 2 tuổi

Đây là giai đoạn trẻ tăng trưởng mạnh mẽ cả về chiều cao lẫn cân nặng. Nếu em bé bình thường được sinh ra với chiều cao khoảng 50cm thì sau 1 năm, bé có thể cao thêm đến 25cm và tiếp tục tăng thêm 10cm ở năm thứ 2. Do đó, đến thời kỳ 2 tuổi, bé có thể đạt chiều cao đến 85cm nếu được chăm sóc đúng cách.

Dinh dưỡng từ sữa mẹ đóng vai trò quan trọng trong 2 năm đầu đời của trẻ. Do đó, muốn con cao khỏe, người mẹ nên chú ý ăn uống đủ chất, ăn nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng. Trẻ có thể ăn dặm từ khoảng 6 tháng tuổi và tập làm quen với các thức ăn thô từ 1 tuổi trở lên. Để con làm quen với nhiều thực phẩm và hình thành thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ nhỏ, cha mẹ có thể cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm, ưu tiên rau củ, trái cây tươi và các thực phẩm nhiều Canxi để con phát triển thể chất tốt.

Giai đoạn 3 tuổi đến bắt đầu dậy thì

Trong giai đoạn này, trẻ phát triển ổn định từ 4-6cm/năm. Đây không được xem là thời kỳ vàng để bứt phá chiều cao cho trẻ vì tốc độ tăng trưởng thể chất tự nhiên ở mức trung bình. Tuy nhiên, cha mẹ vẫn nên chú ý duy trì chế độ dinh dưỡng cho con khoa học, đa dạng thực phẩm, đa dạng dưỡng chất, nhất là thời kỳ từ 7-8 tuổi. Đây được xem là thời kỳ tiền dậy thì, chăm sóc đúng cách là bước đệm quan trọng để trẻ bứt phá chiều cao mạnh mẽ trong tuổi dậy thì.

Tùy vào tầm vóc, sở thích của trẻ mà cha mẹ nên cho con làm quen với các môn thể thao tăng chiều cao nhanh như: Bơi, bóng đá, nhảy dây, chạy bộ, đạp xe… Vận động đúng cách sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình phát triển chiều cao tự nhiên đồng thời cải thiện sức khỏe hiệu quả.

Chiều cao trẻ bứt phá mạnh mẽ trong giai đoạn dậy thì

Giai đoạn dậy thì

Trẻ tăng trưởng thể chất mạnh mẽ trong giai đoạn dậy thì, tốc độ trung bình có thể đạt 8-12cm/năm nhưng chỉ kéo dài trong 2-3 năm. Ở thời kỳ dậy thì, việc gia tăng hàm lượng hormone giới tính và hormone tăng trưởng được tiết ra từ tuyến nội tiết chính là yếu tố quan trọng thúc đẩy chiều cao phát triển mạnh. Quan trọng, đây được xem là cơ hội cuối cùng để cải thiện chiều cao cho con. Tăng chiều cao giai đoạn dậy thì vẫn không xa rời việc bổ sung dinh dưỡng khoa học thông qua các bữa ăn trong ngày, hướng dẫn con tập luyện thể thao đúng cách, ngủ sớm và đủ giấc.

Giai đoạn sau dậy thì

Chiều cao vẫn tăng thêm sau dậy thì nhưng tốc độ khá chậm. Trẻ có thể cao thêm 2-5cm/năm sau dậy thì, kéo dài trong 2-4 năm và ngừng cao trong giai đoạn từ 18-20 tuổi. Nhìn chung, cha mẹ vẫn có thể giúp con tăng thêm chiều cao sau khi con đã dậy thì để có được tầm vóc tốt hơn khi trưởng thành. Tuy nhiên, nếu đang dưới chuẩn chiều cao so với độ tuổi, cơ hội để đạt chuẩn vóc dáng khi trưởng thành là khá thấp.

Mỗi năm cơ thể của bạn cao thêm bao nhiêu cm



Trong 1 năm chiều cao không phát triển thì làm sao?

Nếu trong 1 năm con không tăng thêm chiều cao, cha mẹ cần cân nhắc các yếu tố sau:

Con còn nằm trong độ tuổi tăng trưởng chiều cao không?

Nếu con đã trên 18 tuổi, rất có thể chiều cao đã ngừng phát triển tự nhiên. Bất kỳ tác động nào từ ăn uống hay vận động dù hiệu quả tốt ở các giai đoạn trước vẫn vô tác dụng khi cơ thể ngừng cao. Cha mẹ hãy đưa con đến các cơ sở y tế để chụp X-quang xương chân. Phim chụp có thể cho thấy tình trạng của sụn tăng trưởng đang mở hay đã đóng. Từ đó xác được con đã ngừng cao hay vẫn còn có thể cao thêm.

Chế độ chăm sóc sức khỏe có thực sự tốt cho chiều cao?

Dinh dưỡng, vận động, giấc ngủ, môi trường sống là các yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao tự nhiên. Nếu các yếu tố này không được chăm sóc đúng cách, con thường xuyên bỏ bữa, ăn uống thiếu chất, lười vận động, thức khuya và ngủ ít thì chiều cao không thể phát triển được. Do đó, nếu đã xác định con vẫn trong độ tuổi cao nhưng không cao thêm trong 1 năm qua, cần xem xét đến cách chăm sóc sức khỏe hằng ngày đã thực sự tối ưu cho chiều cao hay chưa.

Con không tăng trưởng chiều cao có thể do không được chăm sóc đúng cách

Con đang mắc bệnh lý tuyến yên

Trường hợp con vẫn trong tuổi cao, được chăm sóc khoa học nhưng chiều cao vẫn “dậm chân tại chỗ”, cha mẹ nên cảnh giác với các bệnh lý tuyến yên. Tuyến yên là tuyến nội tiết, chịu trách nhiệm quản lý việc sản xuất hormone tăng trưởng của cơ thể. Các vấn đề tại tuyến yên, thường gặp nhất là u tuyến yên sẽ gây ảnh hưởng xấu đến quá trình sản xuất hormone tăng trưởng tự nhiên, từ đó gây ra còi cọc, thấp lùn, chiều cao kém phát triển. Xét nghiệm hormone tăng trưởng kết hợp với đánh giá từ bác sĩ sẽ giúp cha mẹ biết được con mình có phải thấp lùn do mắc bệnh lý tuyến yên hay không.

Dùng thực phẩm chức năng tăng chiều cao năm bao nhiêu tuổi?

Thực phẩm chức năng tăng chiều cao hay còn được biết đến với tên gọi thuốc tăng chiều cao là sản phẩm bổ sung các chất dinh dưỡng giúp chiều cao tăng nhanh và hệ xương chắc khỏe. Hiện nay, rất nhiều phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của thực phẩm chức năng và duy trì cho con sử dụng ngay từ nhỏ để có được nhiều cao nổi bật.

Tuy nhiên, tùy tiện cho con uống thuốc tăng chiều cao khi còn quá nhỏ vừa gây lãng phí vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Độ tuổi thích hợp để sử dụng thực phẩm chức năng tăng chiều cao là từ 5 tuổi trở lên, hiệu quả tốt nhất trong thời kỳ dậy thì.

Nếu cho con uống thuốc tăng chiều cao khi còn nhỏ dưới 5 tuổi, hệ tiêu hóa của con vẫn chưa thực sự hoàn thiện, khó có thể hấp thụ hết dinh dưỡng từ sản phẩm. Mặt khác, cung cấp dinh dưỡng vượt quá nhu cầu cơ thể có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa, bài tiết, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Thực phẩm chức năng tăng chiều cao bổ sung dinh dưỡng cho xương tăng trưởng tốt

Năm bao nhiêu tuổi chiều cao bắt đầu ngừng phát triển?

Độ tuổi ngừng cao dao động trong khoảng từ 18-20 tuổi. Hầu hết chúng ta đều không cao lên sau 20 tuổi. Chỉ có phẫu thuật kéo dài chân mới giúp chiều cao tăng lên ở người trưởng thành nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Một số dấu hiệu thông báo rằng con bạn đã ngừng cao: Chiều cao không tăng lên trong 6 tháng, size giày giữ nguyên, các chức năng sinh dục hoàn thiện… Nếu con có đủ các dấu hiệu này, rất tiếc quá trình tăng trưởng chiều cao tự nhiên của con đã chính thức kết thúc. Chiều cao hiện tại sẽ theo con đến cuối đời.

Đừng để hết tuổi cao mới tìm cách tăng chiều cao cho con. Mọi nỗ lực để cao lên tự nhiên, an toàn lúc này đều không mang lại kết quả như mong đợi. Cha mẹ nên cân nhắc áp dụng các biện pháp thúc đẩy phát triển chiều cao càng sớm càng tốt, nhất là trong các giai đoạn con tăng trưởng chiều cao tốt: Tiền dậy thì và dậy thì. Chiều cao đạt chuẩn là bước đệm quan trọng giúp con tự tin hơn với bản thân và có cơ hội gặt hái được nhiều thành tựu trong cuộc sống.

Em bé 6 tháng dài bao nhiêu cm?

Trong 6 tháng đầu, trẻ thường tăng chiều cao khoảng 2,5cm/tháng. Bước sang tháng 7 – tháng 12, tốc độ tăng chiều cao của bé chậm lại, trung bình khoảng 1,5cm/tháng. Theo chuẩn tăng trưởng của WHO, chiều cao chuẩn của bé trai 6 tháng tuổi là 67,6cm và bé gái 6 tháng tuổi là 65,7cm.

Trẻ em 7 tháng tuổi cao bao nhiêu?

Khi được 7 tháng tuổi, bé trai có cân nặng trong khoảng 7,4 - 9,2 kg và có chiều cao trung bình khoảng 67 - 71 cm. Còn bé gái có cân nặng trong khoảng 6,8 - 8,6 kg và chiều cao trung bình khoảng 65 - 69 cm.

Bé trai 8 tháng tuổi cao bao nhiêu?

Ngược lại, cân nặng bé trai 8 tháng tuổi trên 9,6 kg là có nguy cơ béo phì và lớn hơn 10,5 kg được coi là béo phì. Chiều cao của bé trai 8 tháng tuổi bình thường là 68,3 cm, trong đó giới hạn dưới là 66,5 cm và giới hạn trên là 70,6cm.

Em bé 1 tuổi cao bao nhiêu?

Chiều dài trung bình của một bé trai lúc 6 tháng tuổi sẽ khoảng 67,6 cm và một bé gái khoảng 65,7cm. Khi được 1 tuổi, bé trai có thể cao khoảng 75,7cm và bé gái cao trung bình 74cm.

Chủ Đề