MỞ đầu tiểu luận triết học về nhà nước

Đối với bài tiểu luận triết học, lời mở đầu được đánh giá là một phần có độ khó tương đối cao. Bởi ở phần này người viết cần phải phác họa thật rõ nét nội dung và thông điệp truyền tải tới người đọc. Vậy bạn đã biết lời mở đầu tiểu luận triết học là gì? Mẫu lời mở đầu thế nào là phù hợp và ấn tượng nhất? Để có câu trả lời hãy cùng Wiki Luận Văn tìm hiểu bài viết sau.

Lời mở đầu tiểu luận triết học là gì?

Lời mở đầu tiểu luận triết học là gì?

Lời mở đầu tiểu luận triết học là một phần nội dung được xuất hiện ngay trong phần đầu tiên của một bài tiểu luận triết học. Nó được dùng để nêu ra tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, đồng thời trình bày cụ thể, súc tích nhất về những ý chính sẽ được thảo luận trong phần nội dung của bài tiểu luận.

Lời mở đầu tiểu luận triết học là một trong những yếu tố quyết định xem người đọc có muốn tiếp tục tìm hiểu về bài tiểu luận của bạn nữa hay là không. Nếu một bài tiểu luận có lời mở đầu không được chỉn chu, thu hút thì sẽ khiến người đọc cảm thấy khó chịu. Đặc biệt nếu giảng viên hướng dẫn cảm thấy chưa thật sự thuyết phục có thể sẽ không đọc tiếp bài tiểu luận của bạn và bắt bạn phải làm lại toàn bộ. 

Ngược lại nếu như một bài tiểu luận có lời mở đầu tốt sẽ là một điểm cộng bởi nó sẽ gây được ấn tượng sâu sắc đối với giảng viên, người đọc. Và họ thường dựa vào đây để đánh giá toàn bộ điểm của bài tiểu luận.

Lời mở đầu tiểu luận triết học bao gồm những nội dung gì?

Lời mở đầu tiểu luận triết học bao gồm những nội dung gì?

Lời mở đầu tiểu luận triết học đóng vai trò vô cùng quan trọng. Do đó bạn cần phải giới thiệu một cách khái quát nhất và truyền tải được thông điệp tới người đọc. Trong lời mở đầu sẽ sử dụng phương pháp luận tổng – phân – hợp để phân tích. Điều đó được thể hiện cụ thể như sau:

+ Trước tiên, người viết cần phải dẫn dắt người đọc vào đề tài theo một cách trực tiếp hay gián tiếp.

+ Tiếp theo, sau khi đã dẫn dắt được người đọc và giới thiệu về đề tài thì bạn cần phải viết nội dung cho lời mở đầu bằng việc phân tích sơ bộ đề tài nghiên cứu. Để có thể phân tích sơ bộ đề tài bạn có thể đưa ra một ví dụ mang tính chất chung chung hay một ví dụ có gắn bó với cuộc sống một cách thực tiễn và chân thực nhất.

+ Sau khi đã đưa ra được các ví dụ bạn cần tiến hành tổng hợp lại nội dung đề tài nghiên cứu. Việc tổng hợp nội dung này sẽ có nhiệm vụ đánh thức sự suy nghĩ của người đọc và gây ấn tượng đối với người đọc.

Để kết thúc lời mở đầu bạn nên sử dụng một câu liên kết với phần nội dung đầu tiên của thân bài.

Viết lời mở đầu tiểu luận triết học không có quy định chung nào. Tuy nhiên, một bài tiểu luận khoa học và chất lượng sẽ có độ dài lời mở đầu rơi vào khoảng 200 chữ. Đây được đánh giá là một con số đảm bảo về độ sâu sắc, ngắn gọn cho lời mở đầu của bài tiểu luận triết học.

Một số lưu ý khi viết lời mở đầu tiểu luận triết học

Để lời mở đầu tiểu luận triết học gây được ấn tượng và thu hút sự chú ý của người đọc cần phải lưu ý một số điểm sau:

Một số lưu ý khi viết lời mở đầu tiểu luận triết học

+ Lời mở đầu của bài tiểu luận cần được trình bày một cách ngắn gọn và súc tích. Tránh trường hợp viết dài dòng, rườm rà và tạo cảm giác nhàm chán cho người đọc.

+ Các ý trong lời mở đầu cần phải được sắp xếp đảm bảo khoa học và có sự logic. Điều này sẽ giúp cho người khác khi đọc vào sẽ hiểu được nội dung bài tiểu luận bạn đang muốn truyền tải là gì và có hứng thú tìm hiểu về các phần tiếp theo.

+ Lời mở đầu bắt buộc phải nêu lên được đề tài nghiên cứu mà bạn lựa chọn là gì.

+ Khi viết lời mở đầu không nên lấy tất cả các ý chính của phần thân bài để viết vào phần mở đầu. Bạn cần phải biết cách tóm lược lại nội dung một cách ngắn gọn, cụ thể, xúc tích nhưng vẫn đảm bảo giữ nguyên về mặt ý nghĩa. Không được làm sai lệch ý nghĩa so với phần nội dung sẽ trình bày. Bởi nó sẽ làm cho bài tiểu luận của bạn mất đi sự tin cậy và làm giảm chất lượng của nó.

Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học

Mẫu 1: Tiểu luận Triết học - Đấu tranh giai cấp

LỜI MỞ ĐẦU

Trong  xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai cấp và tầng lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào tay mình. Các giai cấp, tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt kết quả lao động mà họ còn bị áp bức về chính trị, xã hội và tinh thần. Không có sự bình đẳng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, chẳng hạn giữa giai cấp các nhà tư bản với giai cấp những công nhân làm thuê. Giai cấp bóc lột bao giờ cũng dùng mọi biện pháp và phương tiện bảo vệ địa vị giai cấp của họ, duy trì củng cố kinh tế xã hội cho phép họ được hưởng những đặc quyền, đặc lợi giai cấp. Công cụ chủ yếu là quyền lực nhà nước. Lợi ích cơ bản của giai cấp bị trị đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị. Đây là đối kháng về quyền lợi giữa những giai cấp áp bức bóc lột và những giai cấp, tầng lớp bị áp bức, bị bóc lột.

Đối kháng là nguyên nhân của đấu tranh giai cấp. Có áp bức thì có đấu tranh chống áp bức. Vì vậy đấu tranh giai cấp không do một lý thuyết xã hội nào tạo ra mà là hiện tượng tất yếu không thể tránh được trong xã hội có áp bức giai cấp.

Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội có sự phân chia giai cấp.

Mẫu 2: Tiểu luận Triết học - Pháp luật tư sản

LỜI NÓI ĐẦU

    Cuộc cách mạng tư sản đã mở đầu lịch sử thế giới cận đại bằng hàng loạt các cuộc cách mạng lớn như  ở Anh, Pháp, Hoa kì …  và có ảnh hưởng lớn đến tiến trình lịch sử của thế giới. Sự ra đời nhà nước tư sản là hệ quả tất yếu của quá trình phát triển phương thức tư bản chủ nghĩa và song song với nó là sự ra đời của pháp luật tư sản. 

   Có thể nói sự ra đời của pháp luật tư sản đã đánh dấu một bước ngoặt lớn trong lịch sử lập pháp của lịch sử nhân loại. Từ đây loài người được biết đến một bản hiến pháp, trong đó quy định những quyền và tự do của công dân mà trước đây chưa bao giờ dám nghĩ đến.

   Rất nhiều tư tưởng tiến bộ xuất phát từ những ngày đầu hình thành nên pháp luật tư sản vẫn còn giữ nguyên giá trị và không ngừng thúc đẩy sự phát triển xã hội. Trong xã hội hiện đại và phát triển ngày nay, chúng ta sẽ tiếp tục phát huy những mặt mạnh và loại trừ nhưng mặt yếu của nó, góp phần làm nên một thế giới hoà bình, sự phát triển bền vững và đảm bảo “mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tự do và mưu cầu hạnh phúc…” như trong bản hiến pháp nước Mỹ năm 1787.

Mẫu 3: Tiểu luận Triết học - Quy luật quan hệ sản xuất

Mẫu lời mở đầu tiểu luận triết học

LỜI NÓI ĐẦU

Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là quy luật hết sức phổ biến trong công cuộc xây dựng đất nước của mỗi quốc gia. Sự mâu thuẫn hay phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất đều có ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Sự tổng hoà mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo nên một nền kinh tế có lực lượng sản xuất phát triển kéo theo một quan hệ sản xuất phát triển. 

Nói cách khác quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất là một điều kiện tất yếu để phát triển một nền kinh tế. 

Do vậy, nghiên cứu về quy luật này sẽ giúp cho mỗi sinh viên chúng ta, đặc biệt là sinh viên khối kinh tế, có thêm những hiểu biết ban đầu và sâu sắc hơn về sự phát triển của nước ta cũng như trên thế giới; hiểu được quy luật vận động của nền kinh tế từ đó có thể góp một phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp xây dựng nước nhà sau này.

Mẫu 4: Tiểu luận Triết học - Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người

LỜI MỞ ĐẦU

Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất cả nhất của toàn nhân loại. Làn sóng văn minh thứ ba đang được loài người tới một kỉ nguyên mới, mở ra bao khả năng để họ tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai. Trong bối cảnh đó sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa càng làm cho các tư tưởng tự do tìm kiếm con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người Việt Nam càng dễ đi đến phủ nhận vai trò và khả năng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Trong thực tế, không ít người rẽ ngang đi tìm khả năng phát triển đó trong chủ nghĩa tư bản. Nhiều người trở về phục sinh và tìm sự hoàn thiện con người trong các tôn giáo và hệ tư tưởng truyền thống, con người lại “sáng tạo” ra những tư tưởng, tôn giáo mới cho “phù hợp” hơn với con người Việt Nam hiện nay. Song nhìn nhận lại một cách thật sự khách quan và khoa học sự tồn tại của chủ nghĩa Mác - Lênin trong xã hội ta, có lẽ không ai phủ nhận được vai trò ưu trội và triển vọng của nó trong sự phát triển con người.

Trên cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về con người tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành  trung ương khoá VII, Đảng ta đã đề ra và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là “động lực của sự nghiệp  xây  dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đó là “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.

Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề con người, em đã chọn đề tài: “Quan điểm của chủ nghĩa Mác về con người”.

Mẫu 5: Tiểu luận Triết học - Phát triển con người

LỜI MỞ ĐẦU

Phát triển con người là mục tiêu cao cả nhất cả nhất của toàn nhân loại. Làn sóng văn minh thứ ba đang được loài người tới một kỉ nguyên mới, mở ra bao khả năng để họ tìm ra những con đường tối ưu đi tới tương lai. Trong bối cảnh đó sự tan rã của hệ thống xã hội chủ nghĩa càng làm cho các tư tưởng tự do tìm kiếm con đường khả quan nhất cho sự nghiệp phát triển con người Việt Nam càng dễ đi đến phủ nhận vai trò và khả năng của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Trong thực tế, không ít người rẽ ngang đi tìm khả năng phát triển đó trong chủ nghĩa tư bản. Nhiều người trở về phục sinh và tìm sự hoàn thiện con người trong các tôn giáo và hệ tư tưởng truyền thống, con người lại “sáng tạo” ra những tư tưởng, tôn giáo mới cho “phù hợp” hơn với con người Việt Nam hiện nay. Song nhìn nhận lại một cách thật sự khách quan và khoa học sự tồn tại của chủ nghĩa Mác - Lênin trong xã hội ta, có lẽ không ai phủ nhận được vai trò ưu trội và triển vọng của nó trong sự phát triển con người.

Trên cơ sở vận dụng khoa học và sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về con người tại hội nghị lần thứ tư của ban chấp hành  trung ương khoá VII, Đảng ta đã đề ra và thông qua nghị quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách quyết về việc phát triển con người Việt Nam toàn diện với tư cách là “động lực của sự nghiệp  xây  dựng xã hội mới đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Đó là “con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức”.

Phát triển con người Việt Nam toàn diện - đó cũng chính là động lực, là mục tiêu nhân đạo của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá mà chúng ta đang từng bước tiến hành. Bởi lẽ, người lao động nước ta ngày càng đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trong sự phát triển nền kinh tế đất nước theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thì chất lượng người lao động là nhân tố quyết định. Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Thực tiễn đã chứng tỏ rằng không có người lao động chất  lượng cao. Chúng ta không thể phát triển kinh tế, đưa nước ta thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu. Nhưng cũng chính vì nghèo nàn, lạc hậu về kinh tế mà chất lượng của người lao động nước ta chưa cao. Để thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn này và tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp công nghiệp nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, thì một nước đang còn ở tình trạng kém phát triển như nước ta không thể không xây dựng một chính sách phát triển lâu bền, có tầm nhìn xa trông rộng, phát triển con người, nâng cao dần chất lượng của người lao động.

Do nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề con người, đặc biệt là vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ta hiện nay, nên em đã chọn đề tài tiểu luận: “Lý luận của chủ nghĩa Mác về con người và vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Để hoàn thành bài tiểu luận này em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của Thầy.

Mẫu 6: Tiểu luận Triết học - Lý luận thực tiễn và sự vận dụng quan điểm đó vào quá trình đổi mới ở Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU

Trong công cuộc xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế  thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay, lý luận nhận thức, vấn đề cải tạo thực tiễn nền kinh tế luôn thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng.   

  Ngày nay, triết học là một bộ phận không thể tách rời với sự phát triển của bất cứ hình thái kinh tế nào. Những vấn đề triết học về lý luận nhận thức và thực tiễn, phương pháp biện chứng... luôn là cơ sở, là phương hướng, là tôn chỉ cho hoạt động thực tiễn, xây dựng và phát triển xã hội. Nếu xuất phát từ một lập trường triết học đúng đắn, con người có thể có được những cách giải quyết phù hợp với các vấn dề do cuộc sống đặt ra. Việc chấp nhận hay không chấp nhận một lập trường triết học nào đó sẽ không chỉ đơn thuần là sự chấp nhận một thế giới quan nhất định, một cách lý giải nhất định về thế giới, mà còn là sự chấp nhận một cơ sở phương pháp luận nhất định chỉ đạo cho hoạt động.

Chúng ta biết rằng, triết học là một trong ba bộ phận cấu thành của chủ nghĩa Mác. Lênin đã chỉ rõ rằng chủ nghĩa duy vật biện chứng đó chính là triết học của chủ nghĩa Mác. Cho đến nay, chỉ có triết học Mác là mang tính ưu việt hơn cả. Trên cơ sở nền tảng triết học Mác - Lênin, Đảng và Nhà nước ta đã học tập và tiếp thu tư tưởng tiến bộ, đề ra những mục tiêu, phương  hướng chỉ đạo chính xác, đúng đắn để xây dựng và phát triển xã hội, phù hợp với hoàn cảnh đất nước. Mặc dù có những khiếm khuyết không thể tránh khỏi song chúng ta luôn đi đúng hướng trong cải tạo thực tiễn, phát triển kinh tế, từng bước đưa đất nước ta tiến kịp trình độ các nước trong khu vực và thế giới về mọi mặt. Chính những thành tựu của xây dựng chủ nghĩa xã hội và qua mười năm đổi mới là minh chứng xác đáng cho vấn đề nêu trên. Hoạt động nhận thức và cải tạo thực tiễn cùng với sự nắm bắt các quy luật khách quan trong vận hành nền kinh tế ở nước ta là một vấn đề còn nhiều xem xét và tranh cãi, nhất là trong quá trình đổi mới hiện nay.Vì vậy, em quyết định chọn đề tài “Lý luận thực tiễn và sự vận dụng quan điểm đó vào quá trình đổi mới ở Việt Nam”.

Nếu bạn đang khó khăn trong việc lựa chọn đề tài tiểu luận hay không có thời gian làm bài luận thì hãy tham khảo DỊCH VỤ VIẾT TIỂU LUẬN THUÊ để lựa chọn một đơn vị uy tín và tin cậy nhất.

Bài viết trên là một số thông tin về lời mở đầu tiểu luận triết học và danh sách một số mẫu lời mở đầu hay mà Wiki Luận Văn muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Hy vọng rằng qua đây sẽ giúp cho các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và nắm được nội dung cơ bản của lời mở đầu trong bài tiểu luận để có thể viết được một lời mở đầu ấn tượng nhất. Chúc các bạn thực hiện thành công và giành được điểm cao nhất trong bài tiểu luận của mình.

Video liên quan

Chủ Đề