Mẫu thanh quyết toán công trình xây dựng mới nhất

 Kết thúc dự án, Quyết toán  22/12/2021

Sau mỗi công trình kết thúc, việc quyết toán công trình sẽ diễn ra để thanh toán toàn bộ hợp đồng công trình, tránh tình trạng tranh cãi pháp lý về sau. Không phải đơn giản nói mồm với nhau và trao tiền cho nhau, chính vì thế, cần phải có hồ sơ hợp đồng rõ ràng. Và một trong những vấn đề đó chính là việc làm hồ sơ thanh quyết toán công trình xây dựng.

Theo điều 22, Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Hồ sơ quyết toán hợp đồng do bên nhận thầu lập phù hợp với từng loại hợp đồng và giá hợp đồng. Nội dung của hồ sơ quyết toán công trình xây dựng phải phù hợp với các thỏa thuận trong hợp đồng, bao gồm các tài liệu sau :

  1. Hồ sơ bản vẽ hoàn công.
  2. Nhật ký thi công xây dựng công trình.
  3. Các biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc, từng loại công tác có chữ ký xác nhận của cấp trên.
  4. Bảng tính giá trị quyết toán hợp đồng xây dựng. Trong đó nêu rõ giá trị công việc hoàn thành theo hợp đồng; giá trị khối lượng công việc phát sinh [nếu có]; giá trị đã thanh toán hoặc tạm thanh toán và giá trị còn lại mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu.
  5. Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

Đối với các chủ đầu tư, các đơn vị thi công công trình xây dựng, để chuẩn bị bộ hồ sơ quyết toán công trình xây dựng sẽ cần những yếu tố dưới đây. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về hồ sơ thanh quyết toán công trình xây dựng đối với từng đơn vị riêng nhé.

Hồ sơ quyết toán công trình xây dựng đối với chủ đầu tư

Quyết toán công trình trình xây dựng đối với chủ đầu tư sẽ có một số mục đáng chú ý như sau:

  • Bản vẽ, dự toán công trình.
  • Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn phần thiết kế.
  • Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn phần thẩm tra hồ sơ thiết kế đối với những công trình cần phải thẩm tra lại hồ sơ thiết kế.
  • Biên bản nghiệm thu từng phần, từng hạng mục, nhật ký công trình giữa các bên : chủ đầu tư, đơn vị thi công và đơn vị giám sát.
  • Biên bản ghi nhận khối lượng phát sinh, giảm sinh nếu có.
  • Bản vẽ hoàn công, quyết toán công trình.
  • Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn phần thi công.

Hồ sơ quyết toán công trình xây dựng đối với đơn vị thi công

Đối với việc quyết toán công trình dành cho đơn vị thi công sẽ bao gồm các hạng mục như:

  • Bản vẽ công trình.
  • Biên bản nghiệm thu từng phần, từng hạng mục, nhật ký công trình giữa các bên : chủ đầu tư, đơn vị thi công và đơn vị giám sát.
  • Biên bản ghi nhận khối lượng phát sinh, giảm sinh nếu có.
  • Bản vẽ hoàn công, quyết toán công trình [dựa trên khối lượng thi công, định mức xây dựng].
  • Chứng từ hóa đơn vật tư, chi phí nhân công, bảng phân bổ chi phí.
  • Bảng tính giá thành công trình : vật tư, chi phí, nhân công.
  • Hợp đồng, nghiệm thu, thanh lý, hóa đơn đầu ra.

Cách làm hồ sơ quyết toán công trình xây dựng

Chúng ta cùng nhau tìm hiểu cách làm hồ sơ thanh quyết toán công trình xem nó bao gồm những bước nào nhé. Cách làm hồ sơ thanh toán này đã được rất rất nhiều chủ đầu tư tại các công trình áp dụng. Hi vọng quý bạn nếu như tham khảo xong cách hướng dẫn làm hồ sơ thanh quyết toán công trình của chúng tôi, bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều trong việc này.

Bước 1 : Tính toán khối lượng thực tế xây dựng [theo bản vẽ hoàn công] của các loại công tác, lấy đó làm căn cứ và dựa vào đơn giá thị trường chi phí vật tư, nhân công, máy móc để tính ra chi phí trực tiếp.

Bước 2 : Dựa theo các thông báo, hướng dẫn về lập dự toán và quy định về các hệ số điều chỉnh [nếu có] cùng với các chi phí tại thời điểm làm quyết toán [nếu có] thay đổi giữa giá cả vật liệu, thay đổi các hệ số hay các tỷ lệ quy định. Chủ đầu tư và đơn vị thi công cần thống nhất về thời điểm áp dụng đơn giá, hệ số và tỷ lệ quy định, cần tổng hợp dựa trên các vấn đề sau :

  • Xác định tổng số vốn thực tế đã đầu tư cho công trình bao gồm chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư.
  • Xác định các khoản thiệt hại không tính vào giá thành công trình [như thiên tai, dịch bệnh,…]
  • Xác định tổng vốn đầu tư thực tế vào công trình.
  • Xác định giá trị tài sản cố định và phân loại tài sản cố định.
  • Xác định đầy đủ giá trị tài sản cố định, tài sản lưu động của công trình đã chuyển giao cho đơn vị khác sử dụng để hạch toán tăng giảm vốn đầu tư.

Tổng kết lại, tùy theo quy mô, tính chất của từng công trình mà hồ sơ, quy trình quyết toán được chuẩn bị và thực hiện làm sao để phù hợp nhất với quy định hiện hành.

Như vậy là bạn đã biết được hồ sơ quyết toán công trình gồm những gì, cách làm hồ sơ thanh quyết toán công trình ra sao rồi chứ. Nếu còn thắc mắc nào, hãy liên hệ với Blog xây dựng hoặc để lại bình luận phía cuối bài viết để được giải đáp nhé.

 281 total views,  3 views today

Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng mà bên giao có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận khi bên nhận hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Luật sư tư vấn giải quyết các tranh chấp hợp đồng: 1900.6568

Để giúp đỡ bạn đọc trong việc soạn thảo biên bản này, Luật Dương Gia xin giới thiệu mẫu biên bản quyết toán hợp đồng, bảng quyết toán công trình và cách soạn biên bản quyết toán.

1. Biên bản quyết toán hợp đồng:

Tải về biên bản quyết toán hợp đồng

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN QUYẾT TOÁN

[Hợp đồng số …………]

– Căn cứ hợp đồng số …. ngày…… Tháng… năm …..giữa công ty……và công ty…..;

– Căn cứ biên bản nghiệm thu và bàn giao ngày….tháng……năm ….

Xem thêm: Quyết toán hợp đồng là gì? Trình tự thanh toán và quyết toán hợp đồng?

        Hôm nay, ngày…tháng…. năm …, hai bên gồm:

 Công Ty:……

– Địa chỉ:….

– Tel:…….. Fax:……

– Email:……

– Người đại diện:…….Chức vụ:……

– Số tài khoản:…..tại ngân hàng……

Dưới đây gọi tắt là Bên A;

Xem thêm: Quyết toán công trình là gì? Quyết toán công trình cần làm những việc gì?

 CÔNG TY …….

– Địa chỉ:……

– Điện thoại:…….. ;  Fax: ……

– Email:……

– Người đại diện:……. Chức vụ: …

– Số tài khoản: ……..tại ngân hàng …

Dưới đây gọi tắt là Bên B;

Hai bên đồng ý thống nhất quyết toán Hợp đồng số:…….. ký ngày…….tháng …… năm ……. với các nội dung sau:

1/ Bên B đã thực hiện đầy đủ các công việc được thoả thuận trong hợp đồng số …….;

2/ Hai bên thống nhất quyết toán hợp đồng số ……. với tổng trị giá quyết toán của hợp đồng là: ….. đ [đã gồm VAT].

3/ Thanh toán:

– Tổng số đã tạm ứng đợt 1 và đợt 2 là: ….. đồng [đợt 1 thanh toán: …… đồng; đợt 2 thanh toán: … đồng].

– Tổng số còn phải thanh toán là: ….. đồng, theo tiến độ như sau:

Bên A thanh toán tiếp đợt 3 cho Bên B số tiền là: ………… đồng.

4/ Hợp đồng số ………  hết hiệu lực kể từ ngày Bên A thanh toán cho Bên B toàn bộ số tiền trên bằng chuyển khoản, Bên B xuất hoá đơn cho………

Bản quyết toán Hợp đồng này được lập thành…..bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ ….bản./.

 Đại diện bên A                                                                               Đại diện bên B

       [Ký tên]                                                                                           [Ký tên]

Phụ trách kế toán bên A                                                          Phụ trách kế toán bên B

       [Ký tên]                                                                                             [Ký tên]

2. Bảng quyết toán công trình:

Tải về biên bản quyết toán công trình

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

 Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 ———————–

……, ngày………tháng…..năm……

BẢNG TỔNG HỢP KHỐI LƯỢNG, GIÁ TRỊ QUYẾT TOÁN

CÔNG TRÌNH

Tên công trình [hoặc tên dự án, thiết kế kỹ thuật-dự toán]….

Các Quyết định phê duyệt Dự án [nếu có]:……

Ghi số Quyết định:….

Ngày tháng quyết định:……

Các Quyết định phê duyệt các Thiết kế kỹ thuật – Dự toán [như trên]:…

Phạm vi công trình [nêu rõ thuộc những tỉnh, thành phố]……

Các đơn vị thi công [liệt kê tên các đơn vị có tư cách pháp nhân đầy đủ đã tham gia thi công công trình]:……

Thời gian thi công công trình từ tháng ……..năm……….đến tháng………năm……: [ghi thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thi công không phụ thuộc vào một đơn vị thi công cụ thể];

– Nguồn vốn đầu tư:……

+ Ngân sách Nhà nước……. triệu đồng cho các hạng mục [kê các hạng mục đầu tư riêng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước] [nếu có];

+ Ngân sách khác……….triệu đồng [kê các hạng mục đầu tư riêng bằng từng nguồn vốn] [nếu có];

– Nơi lưu sản phẩm tại: [ghi tên đơn vị đã lưu trữ sản phẩm theo chỉ định của cơ quan quyết định đầu tư]:…

Bảng tổng hợp khối lượng, giá trị công trình [hoặc Dự án, Thiết kế kỹ thuật – Dự toán]

THỦ TRƯỞNG
[Ký tên và đóng dấu]

3. Cách soạn biên bản quyết toán:

– Đảm bảo luôn có quốc hiệu, tiêu ngữ và các căn cứ kèm theo;

– Ghi rõ các thông tin của bên A và bên B;

– Phần nội dung của biên bản quyết toán phải căn cứ vào hợp đồng đã thỏa thuận, tiến độ công việc đã được hoàn thành và số tiền thực tế đã thanh toán và chưa thanh toán;

– Chữ kí của người có thẩm quyền.

4. Thời gian quyết toán hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình:

Tóm tắt câu hỏi:

Đối với hợp đồng Tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình thì quyết toán hợp đồng trong vòng là bao nhiêu ngày…? Luật Sư trả lời giúp em với. 1. Quyết toán Hợp đồng Trong vòng… ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội dung công việc tư vấn theo Hợp đồng, khi nhận được Biên bản nghiệm thu và xác nhận của chủ đầu tư rằng nhà thầu đã hoàn thành tất cả các nghĩa vụ theo quy định của Hợp đồng?

Luật sư tư vấn:

Hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình là một loại của hợp đồng xây dựng theo Luật xây dựng 2014.

Tại Điều 147 Luật xây dựng 2014 quy định về quyết toán, thanh lý hợp đồng xây dựng như sau:

“1. Bên nhận thầu có trách nhiệm quyết toán hợp đồng xây dựng với bên giao thầu phù hợp với loại hợp đồng và hình thức giá hợp đồng áp dụng. Nội dung quyết toán hợp đồng xây dựng phải phù hợp với thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng.

2. Thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng do các bên thỏa thuận. Riêng đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước, thời hạn quyết toán hợp đồng không vượt quá 60 ngày, kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc của hợp đồng, bao gồm cả phần công việc phát sinh [nếu có]. Trường hợp hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì được phép kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.”

Theo quy định trên thì thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng xây dựng sẽ do các bên thỏa thuận. Do đó, thời hạn quyết toán đối với hợp đồng tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Tuy nhiên, nếu hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước thì thời hạn quyết toán không vượt quá 60 ngày. Nếu hợp đồng xây dựng có quy mô lớn thì có thể kéo dài thời hạn thực hiện quyết toán hợp đồng nhưng không vượt quá 120 ngày.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo bộ quyết toán hợp đồng tại khoản 23.1 Điều 23 Thông tư 09/2016/TT-BXD quy định quyết toán và thanh lý hợp đồng như sau:

23.1 Quyết toán hợp đồng:

Trong vòng ….. ngày sau khi nhận được biên bản nghiệm thu đã hoàn thành toàn bộ nội dung công việc theo quy định của Hợp đồng, Bên nhận thầu sẽ trình cho Bên giao thầu … [Bộ] quyết toán Hợp đồng với các tài liệu trình bày chi Tiết theo mẫu mà Bên giao thầu đã chấp thuận, bao gồm các tài liệu sau:

– Biên bản nghiệm thu hoàn thành toàn bộ công việc thuộc phạm vi Hợp đồng;

– Bản xác nhận giá trị khối lượng công việc phát sinh [nếu có] ngoài phạm vi Hợp đồng;

– Bảng tính giá trị quyết toán Hợp đồng [gọi là quyết toán A-B], trong đó nêu rõ phần đã thanh toán và giá trị còn lại mà Bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho Bên nhận thầu;

– Hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng công trình;

– Các tài liệu khác theo thỏa thuận trong Hợp đồng [nếu có].

– Thời hạn Bên nhận thầu giao nộp hồ sơ quyết toán Hợp đồng không được quá ….. ngày kể từ ngày nghiệm thu hoàn thành toàn bộ nội dung công việc cần thực hiện theo Hợp đồng, bao gồm cả công việc phát sinh [nếu có].”

5. Quyết toán công trình khi nhà thầu phá sản:

Tóm tắt câu hỏi:

Mình có 1 vấn đề muốn xin tư vấn từ phía Công ty, cụ thể như sau: Năm 2006, Công ty mình [công ty A] có liên danh với một Công ty khác [công ty B] thực hiện 1 hợp đồng tư vấn và công ty A là đại diện cho liên danh ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư, mọi giao dịch của hợp đồng đều được thực hiện thông qua công ty A như: tiền sẽ chuyển vào Tài khoản Công ty A, sau đó từ công ty A chuyển cho công ty B. Hiện nay, Chủ đầu tư đang quyết toán công trình và đề nghị LIÊN DANH làm thủ tục quyết toán để Chủ đầu tư trả tiền, tuy nhiên công ty A đã phá sản và không còn tồn tại nữa do đó mọi giao dịch giữa LIÊN DANH và CHỦ ĐẦU TƯ đang chưa thực hiện được. Bạn cho mình hỏi chút:

1] Công ty B có ký kết 1 văn bản pháp lý khác với Chủ đầu tư không: như phụ lục hợp đồng [thay đổi đại diện trong liên danh]

2] Công ty A đã phá sản thì Công ty B có tiếp tục giao dịch được với Chủ đầu tư không?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật đấu thầu số 43/2013/QH13, nhà thầu liên danh phải có văn bản thỏa thuận giữa các thành viên, trong đó quy định rõ trách nhiệm của thành viên đứng đầu liên danh và trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên trong liên danh. Theo quy định tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, hồ sơ dự thầu hợp lệ của nhà thầu liên danh phải bao gồm thỏa thuận liên danh được đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký tên, đóng dấu [nếu có].

Năm 2006, công ty A có liên danh với một Công ty khác [công ty B] thực hiện 1 hợp đồng tư vấn và công ty A là đại diện cho liên danh ký kết hợp đồng với Chủ đầu tư, mọi giao dịch của hợp đồng đều được thực hiện thông qua công ty A như: tiền sẽ chuyển vào Tài khoản Công ty A, sau đó từ công ty A chuyển cho công ty B. Hiện nay, Chủ đầu tư đang quyết toán công trình và đề nghị liên danh làm thủ tục quyết toán để Chủ đầu tư trả tiền, tuy nhiên công ty A đã phá sản và không còn tồn tại nữa do đó mọi giao dịch giữa liên danh và chủ đầu tư đang chưa thực hiện được. Trong trường hợp này, việc công ty A phá sản tuy nhiên đã thực hiện xong hợp đồng và đang chờ thời gian thanh toán, quyết toán công trình mà không phải là lỗi chủ quan của nhà thầu nên cần được xem xét, xử lý theo một trong các hướng như sau:

– Trường hợp năng lực, kinh nghiệm của công ty B đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu để thực hiện toàn bộ phần công việc còn lại của gói thầu thì có thể xem xét, cho phép thành viên liên danh này đảm nhận phần công việc còn lại của công ty B. Công ty B và bên mời thầu có thể ký hết phụ lục hợp đồng với nội dung thay đổi đơn vị thanh quyết toán, nghiệm thu công trình các phần công việc mà đáng lẽ công ty A phải thực hiện sau khi hoàn thành xong công trình.

– Trường hợp năng lực, kinh nghiệm của công ty B không đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu để thực hiện toàn bộ công việc còn lại của gói thầu thì cần đề xuất nhà thầu phụ để thực hiện khối lượng công việc còn lại của công ty A. Trong trường hợp này, chủ đầu tư phải xem xét năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu phụ tương ứng với giá trị công việc được giao và phê duyệt tên nhà thầu phụ thực hiện khối lượng công việc còn lại của công ty A. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 128 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP:

“2. Quản lý đối với nhà thầu phụ:

a] Nhà thầu chính được ký kết hợp đồng với các nhà thầu phụ trong danh sách các nhà thầu phụ nêu trong hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất. Việc sử dụng nhà thầu phụ sẽ không làm thay đổi các nghĩa vụ của nhà thầu chính. Nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng, tiến độ và các trách nhiệm khác đối với phần công việc do nhà thầu phụ thực hiện;

…”

Ngoài ra, trong trường hợp này, chủ đầu tư còn phải bảo đảm việc thay đổi tư cách của nhà thầu không làm phát sinh các chi phí thực hiện hợp đồng so với hợp đồng đã ký kết với liên danh A+B. Việc điều chỉnh hợp đồng phải căn cứ theo đúng các điều khoản đã nêu trong hợp đồng.

Video liên quan

Chủ Đề