Mẫu phiếu đánh giá chỉ số tiếp cận đất đai năm 2024

Tiếp cận đất đai là một trong các chỉ số thành phần đánh giá chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh [PCI], đánh giá khả năng thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh. Trong thời gian qua, tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp để bảo đảm các điều kiện tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp dễ dàng, tạo môi trường thuận lợi để thúc đẩy đầu tư như: Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất kịp thời, cải cách thủ tục hành chính, công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giới thiệu địa điểm phù hợp và hỗ trợ thủ tục hành chính thông qua các đơn vị xúc tiến đầu tư của tỉnh... Qua đó góp phần nâng cao chỉ số PCI của tỉnh, thúc đẩy quá trình cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Thu hút đầu tư công nghiệp tại thị trấn Lương Bằng [Kim Động]

Tiếp cận đất đai và duy trì ổn định trong quá trình sử dụng để phục vụ các nhu cầu sản xuất kinh doanh luôn là điều mà các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm. Ông Lê Huy Hoàng, Giám đốc Công ty TNHH đầu tư Huy Hoàng đang đầu tư tại huyện Yên Mỹ cho biết: Dự án của doanh nghiệp chúng tôi đầu tư vào địa bàn huyện Yên Mỹ từ năm 2022, đến nay đã đi vào hoạt động. Thuận lợi lớn phải kể đến là sự tạo điều kiện, phối hợp chặt chẽ của các ngành, đơn vị chức năng, chính quyền địa phương trong thực hiện các thủ tục về đất đai.

Từ việc nhận diện rõ những khó khăn, bất cập còn tồn tại, thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã đề ra nhiều giải pháp hành động cụ thể nhằm cùng với các cấp, các ngành, đơn vị liên quan khắc phục khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong tiếp cận đất đai trong tỉnh. Trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu, giúp việc UBND tỉnh lập, trình Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của tỉnh Hưng Yên; Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của 10 huyện, thị xã, thành phố; lập Kế hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021-2025 cấp tỉnh; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư lập Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030; thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của 10 huyện, thị xã, thành phố, trong đó bố trí quỹ đất đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và thu hút các nhà đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Hiện nay quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố công khai theo quy định, bảo đảm các thông tin đất đai công khai, minh bạch. Các nhà đầu tư có nhu cầu tra cứu thông tin về quy hoạch và địa điểm đầu tư có thể tiếp cận dễ dàng.

Công tác cải cách thủ tục hành chính về đất đai được đặc biệt quan tâm. Các thủ tục về đất đai thực hiện trong tỉnh liên tục được rút gọn. Đơn cử như thủ tục điều chỉnh thời hạn thuê đất đã được thực hiện giảm từ 15 ngày còn 7 ngày; thủ tục giao đất, thuê đất giảm từ 30 ngày còn 20 ngày; thủ tục thẩm định nhu cầu sử dụng đất đồng thời với điều kiện giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất giảm từ 30 ngày còn 15 ngày. Nhờ đó, các nhà đầu tư đã nhanh chóng tiếp cận thủ tục đất đai, sớm có mặt bằng để triển khai dự án.

Việc cung cấp thông tin đối với các thủ tục hành chính về quy trình, cách thức thực hiện lên cổng thông tin điện tử của sở và các kênh thông tin về dịch vụ công của tỉnh được Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, giúp người dân, tổ chức, doanh nghiệp dễ dàng tra cứu, khai thác và sử dụng thông tin liên quan đến thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Hiện nay, 100% thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài nguyên và Môi trường được tiếp nhận và nhập cơ sở dữ liệu trên phần mềm một cửa điện tử của tỉnh, người dân, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tuyến trên phần mềm, theo dõi quá trình giải quyết hồ sơ, nhận kết quả trên phần mềm hoặc qua dịch vụ bưu chính công ích. Sở đã thực hiện dịch vụ công mức độ 3 đối với 43 thủ tục hành chính [53,1%], mức độ 4 đối với 38 thủ tục hành chính [46,9%].

phát huy vai trò chất lượng điều hành của các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh Ngày 29/12/2021, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 4186/QĐ-UBND phê duyệt Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương” trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Bộ chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ban, ngành và địa phương [sau đây gọi tắt là Bộ chỉ số DDCI] được xây dựng thành bộ công cụ tương tự Bộ chỉ số PCI [Provincial Competitiveness Index] của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam [VCCI] phối hợp với Cơ quan Phát triển Quốc tế Hòa Kỳ [USAID]. Trên cơ sở kết quả Bộ chỉ số DDCI, tỉnh tiếp tục nghiên cứu giải pháp để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh [PCI] những năm tiếp theo.

Bộ chỉ số DDCI được tiến hành độc lập, sử dụng để đánh giá các khía cạnh khác nhau về năng lực điều hành kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của các sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Các chỉ số cho phép xác định được những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác tham mưu, điều hành và từ đó chỉ ra đầu mối chịu trách nhiệm đối với các hành động nhằm phát huy thế mạnh và khắc phục những tồn tại đối với từng lĩnh vực cụ thể trong công tác tham mưu, quản lý, điều hành kinh tế ở cả cấp sở, ban, ngành và địa phương. Từ đó, có thể dễ dàng xác định trách nhiệm của người đứng đầu và trách nhiệm giải trình của từng đơn vị trong từng nội dung cụ thể của hoạt động quản trị kinh tế.

Bộ chỉ số DDCI của tỉnh Thái Nguyên bao gồm:

Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sở, ban, ngành

Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh địa phương

1. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

1. Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

2. Chi phí thời gian

2. Chi phí thời gian

3. Chi phí không chính thức

3. Chi phí không chính thức

4. Cạnh tranh bình đẳng

4. Cạnh tranh bình đẳng

5. Hỗ trợ doanh nghiệp

5. Hỗ trợ doanh nghiệp

6. Thiết chế pháp lý

6. Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự

7. Vai trò người đứng đầu

7. Vai trò người đứng đầu

8. Mức độ chuyển đổi số

8. Mức độ chuyển đổi số

9. Tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh

Nhằm đảm bảo tính độc lập, công bằng và chính xác khi đánh giá các khía cạnh khác nhau về năng lực điều hành kinh tế và cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của các sở, ban, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bộ chỉ số được xây dựng các công cụ khảo sát đánh giá độc lập là phiếu khảo sát; căn cứ chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành có sự khác biệt so với chính quyền cấp huyện, bên cạnh đó đối tượng phục vụ cũng như đối tượng có quan hệ tương tác thường xuyên giữa các sở, ban, ngành và chính quyền cấp huyện cũng khác nhau.

Phiếu khảo sát sẽ được thiết kế gồm hai loại:

[1] Mẫu phiếu [Mẫu I-SBN]: dùng để khảo sát các sở, ban, ngành.

[2] Mẫu phiếu [Mẫu II-H/TP/TX]: dùng để khảo sát các huyện, thành phố, thị xã.

+ Về nội dung: Phiếu khảo sát chỉ số DDCI được xây dựng trên cơ sở các chỉ số thành phần đã được lựa chọn. Căn cứ trên nội dung mỗi chỉ số thành phần sẽ có các câu hỏi [tiêu chí] tương ứng với nội dung của chỉ số thành phần. Nội dung tiêu chí đảm bảo tính khái quát chung, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, thị xã.

+ Về hình thức: Phiếu khảo sát được thiết kế theo hình thức trả lời trắc nghiệm lựa chọn phương án có sẵn. Ngoài ra phiếu có phần trả lời câu hỏi để Doanh nghiệp có thể bày tỏ những khó khăn, vướng mắc đang gặp phải hoặc đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

+ Về điểm số của các phương án lựa chọn: Điểm số các chỉ số thành phần được tính theo thang điểm 10 và được gắn tương ứng với các phương án lựa chọn A, B, C, D như sau: A = 5 điểm; B = 4 điểm; C = 2 điểm; D = 1 điểm.

+ Phiếu khảo sát không ghi tên các Doanh nghiệp được khảo sát lên trên phiếu nhằm bảo mật thông tin cho những người trả lời phiếu phản ánh ý kiến một cách trung thực, khách quan.

Về Phương pháp khảo sát chia làm 4 hình thức đó là: khảo sát qua phỏng vấn trực tiếp; khảo sát qua thư tín; khảo sát qua điện thoại và khảo sát trực tuyến.

Về Khung điểm xếp hạng Bộ chỉ số DDCI: Bộ chỉ số DDCI được xác định thông qua tính toán các chỉ số thành phần và chuẩn hóa theo thang điểm 100, gán tỷ lệ phần trăm và tính điểm chỉ số DDCI tổng hợp gồm điểm số tỷ lệ phần trăm của các chỉ số thành phần. Cụ thể:

Sử dụng thang điểm 100, thực hiện cho Bộ chỉ số cấp sở, ban, ngành và địa phương như sau:

TT

Tổng số điểm

Xếp loại Năng lực điều hành

1

Từ 90 đến 100 điểm

Rất tốt

2

Từ 70 đến dưới 90 điểm

Tốt

3

Từ 60 đến dưới 70 điểm

Khá

4

Từ 50 đến dưới 60 điểm

Trung bình

5

Từ 40 đến dưới 50 điểm

Tương đối thấp

6

Dưới 40 điểm

Rất thấp

Tỷ lệ phần trăm được làm tròn và chia thành các mức [10%; 15%] theo đó những chỉ số thành phần nào có tác động lớn đến tăng trưởng, đầu tư và lợi nhuận của Doanh nghiệp được gắn với tỷ lệ cao hơn [Tính minh bạch và tiếp cận thông tin, Hỗ trợ doanh nghiệp, Vai trò người đứng đầu…là chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng, tác động lớn đến cải cách hành chính, phát triển doanh nghiệp. Trong PCI tính minh bạch và tiếp cận thông tin [20%]; Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp [20%]]. Tương tự các chỉ số ít có tương quan thấp hơn được gán với tỷ lệ phần trăm nhỏ hơn. Trong quá trình thực hiện có thể thay đổi tỷ lệ phần trăm này cho phù hợp với điều kiện thực tế.

Tỷ lệ phần trăm đối với đánh giá các sở, ban, ngành

Tên chỉ tiêu

Chiếm tỷ lệ

1.Chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

15%

2. Chỉ số Chi phí không chính thức

10%

3. Chỉ số Chi phí thời gian

10%

4. Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng

10%

5. Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp

15%

6. Chỉ số Thiết chế pháp lý

10%

7. Chỉ số Vai trò người đứng đầu

15%

8. Chỉ số Mức độ Chuyển đổi số

15%

Điểm tổng hợp DDCI các sở, ban ngành

100%

Tỉ lệ phần trăm đánh giá huyện/thành phố/thị xã

Tên chỉ tiêu

Chiếm tỉ lệ

  1. Chỉ số Tính minh bạch và tiếp cận thông tin

15%

2. Chỉ số Chi phí không chính thức

10%

3. Chỉ số Chi phí thời gian

10%

4. Chỉ số Cạnh tranh bình đẳng

10%

5. Chỉ số Hỗ trợ doanh nghiệp

10%

6. Chỉ số Thiết chế pháp lý và an ninh trật tự

10%

7. Chỉ số Vai trò người đứng đầu

15%

8. Chỉ số Mức độ Chuyển đổi số

10%

9. Chỉ số Tiếp cận đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh

10%

Điểm tổng hợp DDCI của địa phương

100%

Về Tổng hợp kết quả, xếp hạng, xây dựng và công bố Báo cáo kết quả khảo sát DDCI

Từ kết quả được thu thập qua các phiếu khảo sát, thực hiện tổng hợp kết quả khảo sát bằng phương pháp khoa học thống kê và xếp hạng các sở, ban, ngành và địa phương theo thứ tự điểm số DDCI từ cao đến thấp với các mức xếp hạng tương ứng.

Trên cơ sở dữ liệu tổng hợp, Đơn vị tư vấn phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Báo cáo cuối cùng về kết quả khảo sát, nghiên cứu bổ sung các đối tượng được đánh giá và các chỉ số thành phần phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời công bố kết quả báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành và địa phương trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; từ kết quả công bố, tham vấn những giải pháp cần tiếp tục triển khai để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong năm tiếp theo.

Báo cáo kết quả khảo sát chỉ số DDCI được công bố công khai và sau khi công bố chỉ số DDCI, các cơ quan, đơn vị có thành tích cải thiện môi trường kinh doanh xếp hạng cao được đề nghị UBND tỉnh biểu dương khen thưởng. Các đơn vị xếp hạng thấp đề nghị Tỉnh ủy [đối với các huyện/thành phố/thị xã, Đảng bộ trực thuộc], Đảng ủy khối các cơ quan [đối với các sở, ban, ngành] vận dụng kết quả xếp hạng chỉ số DDCI là một trong những căn cứ để xem xét, đánh giá, phân loại chất lượng tổ chức cơ sở Đảng với các Chi, Đảng bộ và người đứng đầu, đảm bảo chỉ số DDCI phát huy tác dụng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh tại cơ quan, đơn vị nói riêng và chỉ số PCI của tỉnh nói chung.

Về lộ trình thực hiện, tỉnh Thái Nguyên sẽ thực hiện đánh giá DDCI bắt đầu từ năm 2021

Bên cạnh nội dung của Bộ chỉ số DDCI, Quyết định cũng quy định cụ thể trách nhiệm của từng sở, ban, ngành, UBND các cấp trong triển khai thực hiện./.

Chủ Đề