So sánh luật tố tụng hình sự 2003 và 2023 năm 2024

Điều 86 BLTTHS 2015; “Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”.

Ảnh mang tính minh họa [nguồn internet]

Nguồn chứng cứ

Nguồn chứng cứ trong BLTTHS 2015 được tách ra từ Điều 64 BLTTHS 2003 để thành hai điều luật riêng:

– Chứng cứ [Điều 86 Bộ luật TTHS 2015]

– Nguồn chứng cứ [Điều 87 Bộ luật TTHS 2015].

Ảnh mang tính minh họa [nguồn internet]

Việc tách bạch này có ý nghĩa lớn nhằm tránh sự nhầm lẫn dẫn đến đồng nhất giữa chứng cứ với nguồn chứng cứ trong hoạt động tố tụng hình sự.

Nguồn chứng cứ bao gồm: Vật chứng, lời trình bày của đương sự, dữ liệu điện tử, hoạt động định giá tài sản, kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác… Những yếu tố trong nguồn chứng cứ này chỉ có thể được coi là chứng cứ khi nó “là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định”.

Nói cách khác, không phải cái gì trong nguồn chứng cứ cũng đều được coi là chứng cứ, nếu như nó không có thật [VD: “vật chứng” được thay thế bằng một vật khác cùng loại] hoặc không được thu thập theo trình tự, thủ tục do BLTTHS 2015 quy định.

Thu thập chứng cứ

Điểm mới đáng chú ý của thu thập chứng cứ theo BLTTHS năm 2015 là ngoài các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, cơ quan tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ theo đề nghị của người bào chữa. Đây là trường hợp người bào chữa không thể tự mình thu thập chứng cứ được, nội dung này thể hiện sự mở rộng quyền của người bào chữa, đúng theo tinh thần đảm bảo quyền bào chữa cho người bị buộc tội.

Ảnh mang tính minh họa [nguồn internet]

BLTTHS 2015 bổ sung quyền tự thu thập chứng cứ của người bào chữa [khoản 1 Điều 73, khoản 2 Điều 88]; cho phép người bào chữa có cơ sở pháp lý để tự mình thu thập chứng cứ hoặc đề nghị các cơ quan khác thu thập chứng cứ. Việc bổ sung quyền này góp phần làm cho vụ án được xem xét một cách khách quan, toàn diện, đầy đủ hơn.

Ảnh mang tính minh họa [nguồn internet]

Ngoài ra, tại khoản 5 Điều 88 BLTTHS 2015 có quy định trình tự thu thập tài liệu trong hoạt động điều tra mà Kiểm sát viên không trực tiếp kiểm sát thì cơ quan điều tra, cơ quan được giao thực hiện một số hoạt động điều tra có trách nhiệm chuyển giao cho Viện kiểm sát để Viện kiểm sát đóng dấu bút lục, sao lưu sau đó bàn giao lại cho cơ quan điều tra.

Đây cũng là trình tự mới bổ sung để Viện kiểm sát thực hiện việc kiểm sát toàn bộ các tài liệu thu thập được, tránh được những sai sót trong việc thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự./.

Nhằm giúp bạn đọc thuận tiện trong việc nghiên cứu và áp dụng Bộ luật Tố tụng hình sự 2015. Nhà xuất bản Lao Động cho xuất bản cuốn sách “So Sánh, Đối Chiếu Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2003 Với Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự Năm 2015 Và 60 Mẫu Văn Bản Về Tố Tụng Hình Sự Áp Dụng Tại Tòa Án ”, do luật gia Nguyễn Ngọc Điệp biên soạn.

Vừa qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 27-11-2015, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự mới thay thế cho Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018.

Việc ban hành Bộ luật Tố tụng hình sự mới là bước thể chế hóa chiến lược cải cách tư pháp của Đảng, nhằm khắc phục những hạn chế thiếu sót và bất cập của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự giải quyết các vụ án hình sự một cách nhanh chóng và chính xác, đồng thời tạo thuận lợi cho người tham gia tố tụng hình sự thực hiện các quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với mọi tội phạm, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.

Trung Tâm Sách Pháp Luật Việt Nam trân trọng giới thiệu cuốn sách đến quý bạn đọc và các cơ quan, đơn vị.

[ThanhtraVietNam] – Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự là một trong những nội dung quan trọng thể hiện quyền cơ bản của công dân, có quan hệ mật thiết với Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và các quy định về khiếu nại, tố cáo trong các lĩnh vực khác.

Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2018, trong đó việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp được quy định cụ thể, rõ ràng hơn so với Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003.

Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự được quy định tại Chương XXXIII gồm có 15 điều. Trong đó có nhiều điểm mới như tại Điều 470 có quy định cụ thể về các Quyết định, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại; thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại liên quan đến khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam theo Điều 474; thẩm quyền giải quyết các Quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực theo Điều 475

Trong bài viết này, tác giả muốn chú trọng nhấn mạnh so sánh điểm mới về thẩm quyền giải quyết giữa Điều 329 Bộ Luật TTHS năm 2003 và Điều 475 Bộ Luật Tố tụng hình sự năm 2015. Theo đó, Điều 329 Bộ luật TTHS năm 2003 về Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Điều tra viên, Phó Thủ trưởng và Thủ trưởng Cơ quan điều tra, quy định:“Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra do Thủ trưởng Cơ quan điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với kết quả giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Viện kiểm sát cùng cấp có thẩm quyền giải quyết cuối cùng”.

Tuy nhiên, Điều 475 Bộ luật TTHS năm 2015 về Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng và Thủ trưởng Cơ quan điều tra, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, quy định:

Khiếu nại đối với quyết định, hành vi tố tụng của Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra trừ khiếu nại về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam do Thủ trưởng Cơ quan điều tra xem xét, giải quyết trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại, người khiếu nại có quyền khiếu nại đến Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phải xem xét, giải quyết. Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật.

Nhận thấy việc quy định tại Điều 475 Bộ luật TTHS năm 2015 mở rộng và cụ thể hơn Điều 329 Bộ luật TTHS năm 2003. Theo đó tại Điều 329 quy định nếu người khiếu nại không đồng ý với Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng Cơ quan điều tra thì có quyền khiếu nại đến Viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định giải quyết khiếu nại của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp là quyết định giải quyết cuối cùng. Tuy nhiên, theo quy định tại Khoản 1, Điều 475 Bộ luật TTHS năm 2015 thì Quyết định giải quyết của Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp là quyết định có hiệu lực pháp luật. Quy định này đã bỏ đi thẩm quyền giải quyết cuối cùng của Viện kiểm sát cùng cấp, đồng thời mở rộng hơn về thẩm quyền để Viện kiểm sát cấp trên có thể xem xét lại Quyết định giải quyết khiếu nại của cấp dưới theo Quy chế số 51 ngày 02/02/2016 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Chủ Đề