Mất CMND có vay ngân hàng được không

[HNM] - Theo quy định của Luật Căn cước công dân [CCCD], có hiệu lực từ ngày 1-1-2016, công dân Việt Nam đủ 14 tuổi được cấp thẻ CCCD thay cho chứng minh nhân dân [CMND] để bảo đảm tính ổn định các thông tin về nhận dạng của công dân. Việc thay đổi giữa CMND và thẻ CCCD khiến không ít người lo ngại khi thực hiện giao dịch dân sự.
 

Trước đây, việc thay đổi CMND từ 9 số lên 12 số từng gây không ít phức tạp cho người dân, bởi hầu hết các giao dịch đều lấy thông tin từ CMND 9 số, chẳng hạn như sổ hộ khẩu, sổ đỏ, sổ tiết kiệm ngân hàng… Mặc dù, CMND 12 số vẫn có 9 số được chuyển từ CMND cũ sang, thông tin căn cứ vẫn dễ đối chiếu, nhưng hầu hết ngân hàng khi giao dịch đều yêu cầu khách hàng xin chứng nhận của cơ quan công an. Chị Hồng Liên [phố Nguyễn An Ninh, Hà Nội] cho biết, chị có sổ tiết kiệm gửi tại ngân hàng theo CMND 9 số; khi chuyển sang loại 12 số chị phải xin chứng nhận của cơ quan công an để đến ngân hàng thay đổi thông tin cá nhân. "Nay lại tiếp tục đổi sang thẻ CCCD không biết sẽ phức tạp thế nào?" - chị Liên băn khoăn. Cùng quan điểm, ông Quang Huy [Nam Thành Công, Hà Nội] cho biết, ông đứng tên nhiều giấy tờ, trong đó có sổ tiết kiệm đang gửi ngân hàng, với thông tin cá nhân từ CMND, nên thay đổi thẻ CCCD ban đầu sẽ có chút khó dễ. Ông Huy cho rằng, việc có thể song song sử dụng cả CMND và thẻ căn cước sẽ giúp người dân có thời gian sắp xếp, thay đổi những thông tin cần thiết. Giải đáp băn khoăn của người dân, đại diện nhiều ngân hàng thương mại khẳng định, với những người đang gửi tiết kiệm, việc chuyển đổi CMND sẽ không ảnh hưởng nhiều, vì các ngân hàng đã áp dụng biện pháp nhận dạng bằng vân tay. Còn với người đi vay vốn tại ngân hàng, nếu hợp đồng còn hiệu lực sẽ không phải cập nhật thông tin, bởi giao dịch chủ yếu là người vay vốn thanh toán tiền gốc và lãi cho ngân hàng. Đối tượng khách hàng là người nhận kiều hối thường sử dụng mã số của công ty kiều hối cấp nên cũng không bị ảnh hưởng bởi CMND mới hay thẻ căn cước. Song, để tạo thuận tiện cho khách hàng, ngân hàng khuyến cáo, khi giao dịch trực tiếp tại quầy gửi - rút tiết kiệm, mở thẻ… nên đem theo CMND cũ đã cắt góc cùng với CMND mới hoặc thẻ CCCD để cập nhật thông tin giao dịch. Những lần tiếp theo, khách hàng chỉ phải mang theo thẻ căn cước hoặc CMND mới. Trường hợp mất CMND cũ, cần xác nhận của cơ quan công an hoặc mang theo loại giấy tờ khác có thể chứng minh việc thay đổi số CMND. Mặc dù các ngân hàng thương mại đã giải đáp băn khoăn của người dân, nhưng theo đại diện Ngân hàng Nhà nước [NHNN], việc đổi CMND từ 9 số sang 12 số đã phát sinh vướng mắc, nay lại đổi từ CMND sang thẻ căn cước sẽ không tránh khỏi phiền phức. Để hạn chế xáo trộn hoạt động của các ngành, trong đó có ngân hàng, NHNN đề xuất cơ quan công an khi đổi thẻ CCCD, nên bấm lỗ hay cắt góc CMND cũ và cho người dân giữ lại, để người dân làm cơ sở xác thực mỗi khi có giao dịch với ngân hàng.

Chứng minh nhân dân vẫn có hiệu lực pháp lý
[HNM] - Trước những băn khoăn của người dân về giá trị của CCCD trong các giao dịch dân sự, Bộ Công an cho biết, về cơ bản, CCCD là tên gọi mới của CMND, là bước phát triển theo hướng hiện đại [số hóa] của CMND, dần thay thế CMND. Việc cấp CCCD gắn với việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư [là tập hợp các thông tin gốc, cơ bản về công dân, từ đó phát triển thẻ công dân điện tử]. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư sẽ được xây dựng thống nhất trên toàn quốc để dùng chung cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm cung cấp chính xác, kịp thời thông tin cơ bản về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu chính đáng của công dân; để tra cứu thông tin về công dân khi giải quyết thủ tục hành chính, thay thế cho việc xuất trình hoặc nộp bản sao các giấy tờ công dân khi thực hiện thủ tục hành chính, như: Sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn, thẻ bảo hiểm y tế, mã số thuế cá nhân… Để bảo đảm giá trị sử dụng của những CMND được cấp trước ngày luật này có hiệu lực, tránh gây xáo trộn cho công dân trong giao dịch, đi lại, luật quy định: Đối với CMND đã được cấp trước ngày Luật CCCD có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Cơ quan quản lý CCCD [cơ quan Công an] có trách nhiệm xác nhận về CMND được cấp trước ngày luật này có hiệu lực khi có yêu cầu đối với trường hợp công dân được cấp CMND từ trước. Công dân nào đã có CMND 12 số khi chuyển sang thẻ CCCD sẽ được giữ nguyên số cũ. CMND loại 9 số [đã dừng cấp từ 21-4-2014] tiếp tục có hiệu lực cho đến khi hết hạn, phải cấp đổi thành CCCD với 12 số. Khi đó, thông tin về công dân đã được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia và các giao dịch có thể được xác định nhân thân thông qua hệ thống này, không căn cứ vào số CMND cũ.

Tư Đô

Cập nhật, 08:13, Thứ Tư, 20/10/2021 [GMT+7]

[VLO] Tôi bị mất CMND nhưng vẫn còn bản sao công chứng. Vậy tôi muốn mở tài khoản ngân hàng thì có được sử dụng bản sao không?

Trần Quang Vinh [Vũng Liêm]

Trả lời: Khoản 2, Điều 1 Thông tư 16/2020/TT-NHNN quy định đối với tài khoản thanh toán của cá nhân, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được quy định và hướng dẫn khách hàng các loại giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán nhưng phải bao gồm tối thiểu các giấy tờ sau: giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán lập theo mẫu của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài nơi mở tài khoản và phù hợp với quy định tại khoản 1, Điều 13 của thông tư này; các giấy tờ tùy thân bao gồm thẻ CCCD hoặc CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn hoặc giấy khai sinh [đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi và chưa có hộ chiếu]; thị thực nhập cảnh còn thời hạn hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh [đối với cá nhân là người nước ngoài], trừ trường hợp cá nhân là người nước ngoài mở tài khoản thanh toán theo quy định tại khoản 4 Điều 14 của thông tư này.

Các giấy tờ trong hồ sơ mở tài khoản thanh toán quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này là bản chính hoặc bản sao điện tử hoặc bản sao được chứng thực hoặc bản sao cấp từ sổ gốc hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu theo quy định của pháp luật.

Đối với trường hợp xuất trình bản chính để đối chiếu, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác nhận vào bản sao và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.

Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp thực hiện theo quy định của pháp luật.

Như vậy, đối với hồ sơ mở tài khoản trong đó phải có thẻ CCCD/CMND có thể là bản chính hoặc bản sao được chứng thực. Tuy nhiên, khi sử dụng bản sao thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu với ngân hàng.

Do đó, trường hợp đã mất CMND chỉ còn bản sao đã chứng thực thì sẽ tùy thuộc vào ngân hàng có chấp nhận hay không. Cho nên, bạn đọc có thể thay thế bằng hộ chiếu còn thời hạn hoặc liên hệ với phía ngân hàng để được hỗ trợ chi tiết.

PHÒNG BẠN ĐỌC

Vay tín chấp bằng CMND và sổ hộ khẩu là gì? Có thể vay tín chấp Ngân hàng bằng CMND và sổ hộ khẩu được không? Hãy cùng tham khảo ngay bài viết dưới đây nhé!

1. Vay tín chấp bằng CMND và sổ hộ khẩu là gì?

Thế nào là vay tín chấp bằng CMND và sổ hộ khẩu?

Vay tín chấp bằng CMND và sổ hộ khẩu là hình thức vay tiền nhanh không cần thế chấp tài sản, khách hàng chỉ cần cung cấp giấy tờ CMND và sổ hộ khẩu bản gốc là đã có thể vay.

Với hình thức vay tín chấp bằng CMND và sổ hộ khẩu, khách hàng có thể thay giấy CMND bằng hộ chiếu/thẻ căn cước và thay sổ hộ khẩu bằng giấy tạm trú KT3 hoặc bằng lái xe hoặc giấy đăng ký xe máy tùy thuộc vào yêu cầu của từng đơn vị vay.

ÐĂNG KÝ VAY NHANH

500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Dưới đây là một số ưu nhược điểm của hình thức vay này mà bạn có thể tham khảo:

Ưu điểm 

  • Không cần thế chấp tài sản, không cần chứng minh thu nhập, không cần người bảo lãnh vẫn có thể vay

  • Điều kiện vay dễ dàng, hầu như hỗ trợ mọi khách hàng cá nhân có nhu cầu vay vốn. 

  • Thủ tục vay dễ dàng, chỉ cần cung cấp giấy tờ tùy thân cơ bản là đã có thể vay

  • Giải ngân nhanh chóng, khách hàng thường nhận được tiền ngay trong ngày đăng ký mà không cần mất thời gian chờ đợi

Nhược điểm

  • Lãi suất thường cao hơn so với mức lãi suất vay thế chấp tài sản

  • Khó khăn cho khách hàng trong việc lựa chọn địa chỉ cho vay tín chấp bằng CMND và sổ hộ khẩu uy tín, lãi suất phù hợp

2. Có thể vay tín chấp Ngân hàng bằng CMND và sổ hộ khẩu không?

Có thể vay tín chấp Ngân hàng bằng CMND và sổ hộ khẩu được không?

Vậy câu hỏi đặt ra là, vay tín chấp Ngân hàng bằng CMND và sổ hộ khẩu có được không?

Câu trả lời là không. Hiện tại, không có Ngân hàng nào hỗ trợ vay tín chấp bằng CMND và sổ hộ khẩu. Hầu hết các Ngân hàng chỉ hỗ trợ hình thức vay tín chấp theo lương, một số ít Ngân hàng cho vay tín chấp kinh doanh.

Để vay tín chấp tại Ngân hàng, khách hàng cần đáp ứng các điều kiện và thủ tục vay sau:

Điều kiện vay

  • Khách hàng là công dân Việt Nam đang trong độ tuổi lao động

  • Sinh sống và làm việc tại khu vực có sự hỗ trợ của Ngân hàng

  • Khách hàng là CBNV nhà nước hoặc người lao động đi làm hưởng lương hàng tháng

  • Có thu nhập ổn định từ lương và chứng minh được mức thu nhập đó

  • Có mục đích vay vốn phù hợp, không trái với quy định của pháp luật

  • Lịch sử tín dụng tốt, khách hàng không có nợ xấu, nợ chú ý tất bất kỳ tổ chức cho vay nào

Thủ tục hồ sơ

  • Đơn xin vay vốn theo mẫu có sẵn

  • Ảnh thẻ cỡ 3x4

  • Giấy CMND/thẻ căn cước/hộ chiếu [bản sao kèm bản gốc đối chứng]

  • Sổ hộ khẩu thường trú/Sổ tạm trú [bản sao kèm bản gốc]

  • Giấy tờ chứng minh mức thu nhập: Bảng lương/giấy xác nhận lương/sao kê lương 3 tháng gần nhất

  • Hoặc giấy đăng ký kinh doanh/chứng nhận kinh doanh/Hóa đơn đóng thuế thu nhập cá nhân...

Vay tín chấp tại Ngân hàng phù hợp với những khách hàng có lịch sử tín dụng tốt, có thu nhập ổn định từ lương hàng tháng. Tuy nhiên, điều kiện và thủ tục vay tương đối phức tạp, thời gian nhận tiền thường sau 2 - 3 ngày làm việc.

3. Có thể vay tín chấp bằng CMND và sổ hộ khẩu ở đâu? Chính sách, các bước vay vốn tại Tima

Vay tín chấp bằng CMND, sổ hộ khẩu và đăng ký xe qua Tima

Khách hàng có nhu cầu vay tín chấp bằng CMND và sổ hộ khẩu có thể chọn vay qua Tima. Tại Tima, bạn chỉ cần cung cấp ảnh chụp CMND, ảnh chụp sổ hộ khẩu [nếu có] và kèm theo giấy tờ đăng ký/cà vẹt xe máy là đã có thể vay nhanh tới 30 triệu.

Chính sách vay tín chấp tại Tima

Chính sách vay tín chấp của Tima cụ thể như sau:

  • Hạn mức vay: 3 - 30 triệu

  • Thời gian vay: 12 tháng

  • Lãi suất: 1,5%/tháng tính theo dư nợ giảm dần

  • Yêu cầu về hồ sơ: Ảnh chụp CMND/hộ chiếu/thẻ căn cước, ảnh chụp sổ hộ khẩu [nếu có], giấy đăng ký/cà vẹt xe máy bản gốc

  • Thời gian nhận tiền: 15 phút

  • Hình thức vay: Đăng ký online hoặc vay trực tiếp tại PGD

Để vay tín chấp bằng CMND, hộ khẩu và đăng ký xe qua Tima, khách hàng chỉ cần đáp ứng điều kiện vay đơn giản sau:

  • Độ tuổi: 18 - 60 tuổi

  • Sinh sống tại khu vực: Hà Nội, TP.HCM, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh

  • Có thu nhập ổn định, tối thiểu 3 triệu/tháng

  • Có xe máy và giấy đăng ký xe máy [chấp nhận xe không chính chủ]

Các bước vay vốn tại Tima

Tima cung cấp dịch vụ vay online đơn giản, khách hàng chỉ cần thực hiện vay vốn theo 4 bước đơn giản sau:

- Bước 1: Điền thông tin vay đơn giản theo mẫu đăng ký trong bài viết và đợi điện thoại liên hệ từ Tima chỉ sau 5 - 10 giây

- Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ vay đơn giản gồm: Ảnh chụp CMND, ảnh chụp sổ hộ khẩu [nếu có], đăng ký/cà vẹt xe máy bản gốc [chấp nhận không chính chủ]

- Bước 3: Thẩm định và xét duyệt hồ sơ vay nhanh chóng. Nhân viên Tima sẽ đến tận nơi bạn yêu cầu để hỗ trợ ký hợp đồng cho vay

- Bước 4: Nhận tiền ngay qua tài khoản ngân hàng chỉ sau 15 - 30 phút.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giải đáp được thắc mắc có thể vay tín chấp Ngân hàng bằng CMND và sổ hộ khẩu không của bạn.

Để được hỗ trợ vay tiền nhanh, vay tiền gấp dễ dàng không cần thế chấp, quý khách vui lòng đăng ký theo mẫu đơn dưới đây và đợi điện thoại của Tima nhé!

ÐĂNG KÝ VAY NHANH

500,000++ người vay thành công
TIMA không thu bất kỳ khoản tiền nào trước khi giải ngân

Video liên quan

Chủ Đề