Low code platform là gì

Chia sẻ kiến thức 20/01/2022

Vào tháng 4/2021, một nhà cung cấp phần mềm tự động hóa low code, đã IPO ở mức 31 tỷ đô la. Gartner dự đoán rằng vào năm 2024, hơn 65% hoạt động phát triển ứng dụng sẽ đến từ các nền tảng phát triển ứng dụng low code. Mặt khác, theo một báo cáo của Evans Data, 1/5 lập trình viên tuyên bố sẽ không bao giờ sử dụng low code. 

Mặc dù low code có thể không thay thế quá trình phát triển phần mềm, nhưng nó chắc chắn đang biến đổi nền công nghiệp này. Chuỗi bài viết này sẽ đưa ra thông tin toàn diện để bạn hiểu về nó.

Dưới đây là phần 1: Low code là gì?

Low code là gì? 

Low code là hướng phát triển phần mềm thông qua giao diện kéo và thả [drag-and-drop] trực quan. Nó cung cấp khả năng tùy chỉnh phần lớn các chức năng có mã hóa, nhưng hầu hết công việc có thể được thực hiện mà không cần tốn thời gian vào việc viết code. Những nền tảng low code cơ bản sẽ có các thành phần [components] đã được tạo sẵn, như là những mảnh ghép, người dùng chỉ cần chọn mảnh ghép mà mình muốn, sau đó dùng tính năng kéo-và-thả, rồi thiết lập lại các thông số và nối các thành phần này lại với nhau để hoàn thành một giải pháp cụ thể.

Ba thành phần của low code

Bạn đã biết low code là gì. Một nền tảng phát triển low code bao gồm ba thành phần chính.

Môi trường phát triển tích hợp trực quan [IDE]: Đây là cốt lõi của nền tảng phát triển low code. Nó thường là giao diện kéo và thả mà các lập trình viên sử dụng để lập mô hình quy trình công việc và khai báo logic. Họ cũng có thể sử dụng nó để thêm mã viết tay. Thông thường, các lập trình viên sử dụng IDE để tạo hầu hết các ứng dụng, sau đó tùy chỉnh quãng đường cuối cùng bằng mã tùy chỉnh.

Các trình kết nối: Tùy thuộc vào nền tảng low code, các loại trình kết nối khác nhau sẽ cắm nền tảng vào nhiều loại dịch vụ, cơ sở dữ liệu và API back-end. Điều này cung cấp khả năng mở rộng và tăng cường chức năng. Các lập trình viên có xu hướng ưu tiên các trình kết nối vì tính hữu ích của một nền tảng low code được gắn trực tiếp với những gì nó tích hợp. 

Ứng dụng quản lý vòng đời: Nếu nền tảng low code tạo ra những kết quả chất lượng tương đương với những sản phẩm được tự lập trình toàn bộ, nền tảng low code cũng cần có các ứng dụng quản lý chất lượng như các công cụ để gỡ lỗi, triển khai và bảo trì code trong quá trình thử nghiệm, xây dựng và sản xuất.

Low code làm gì?

Mục tiêu chính của low code là giảm số lượng code được viết thủ công, tăng số lượng code được tái sử dụng và tăng các ứng dụng được phát triển. low code có khả năng tổng hợp cao, có nghĩa là khi bạn sử dụng IDE trực quan để tạo một thành phần, sau đó, bạn có thể dễ dàng sử dụng lại thành phần đó trong các tình huống khác nhau.

Low code được phân chia theo tỉ lệ khoảng 80:20, giữa code đã được mã hóa trước [visual coding] và các code tự viết [hand-coding]. Bạn xây dựng khoảng 80% ứng dụng của mình bằng giao diện người dùng low code [low code UI], sau đó viết các phần code còn lại — thường là thông số kỹ thuật cuối cùng, nếu cần thiết.

Ví dụ: trong video bên dưới, một lập trình viên tạo một ứng dụng công cụ nội bộ để quản lý khoảng không gian quảng cáo bán hàng, và ứng dụng được lưu trữ trong MongoDB. Phần lớn thao tác sử dụng giao diện trực quan của Retool, sau đó là các tùy chỉnh cuối cùng bằng JavaScript.

Low code và no-code: sự giống và khác nhau 

No-code là gì?

Nếu low code là sự giảm thiểu của việc code thủ công, thì no-code loại bỏ hoàn toàn việc code tay.

No-code cũng sử dụng trình tạo quy trình làm việc trực quan và IDE, nhưng nó hoàn toàn không yêu cầu lập trình viên viết code.

Thoạt nhìn, sự khác biệt đó có vẻ không đáng kể, và có vẻ có lợi hơn low code. Tại sao lại phải viết một chút code khi bạn có thể bỏ qua việc đó hoàn toàn? Nhưng thực tế là mỗi loại có những đặc điểm khác nhau.

Low code và no-code: sự khác biệt nhỏ

Người dùng mục tiêu: low code dành cho user là các doanh nghiệp bán kỹ thuật và lập trình viên, trong khi no-code chỉ dành cho user doanh nghiệp. Nhiều công cụ low code vẫn yêu cầu các lập trình viên phần mềm xử lý việc phát triển hoặc thực hiện nó trong chặng đường cuối cùng.

Thiết kế: Các nền tảng low code vẫn phụ thuộc vào hard code cho kiến ​​trúc phần mềm, trong khi no-code có xu hướng có quy trình làm việc theo mô hình và logic khai báo.

Giao diện người dùng: low code cung cấp tính linh hoạt cao hơn, cho phép các lập trình viên thêm mã viết tay vào các thành phần, trong khi no-code là một hệ thống khép kín có xu hướng khóa chặt người dùng vào các khả năng sẵn có của nền tảng. 

Low code và no-code: sự khác biệt lớn

No-code trừu tượng hóa các câu lệnh phổ biến, ngược lại low code vẫn giữ được khả năng viết lệnh. Mặc dù sự khác biệt đó có vẻ nhỏ trên bề mặt, nhưng sự phân chia thực tế rất sâu sắc.

Low code là một phần mở rộng của các web framework, thư viện component, vốn khai thác các câu lệnh hay khung phát triển có sẵn và thêm vào các sắc thái riêng cho tình huống của bạn. Low code tiếp nối truyền thống này, giúp các lập trình viên thao tác nhanh hơn, ra quyết định và thực hiện các hành động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, tốc độ đó không khiến lập trình viên phải hy sinh bất cứ điều gì — low code tôn trọng thực tế là các lập trình viên vẫn cần phải tùy chỉnh sản phẩm của mình.

No-code, ngược lại, chuyển tất cả các câu lệnh thành giao diện người dùng, logic và các bước đơn giản, sao cho người dùng doanh nghiệp không chuyên về kỹ thuật đều có thể tự “viết lệnh”. 

Về bản chất, no-code không linh hoạt, không thay đổi được. Điều này tạo ra sự khác biệt lớn giữa no-code và low code, thể hiện rõ ràng qua sản phẩm phần mềm cuối cùng được tạo ra. 

Qua bài viết, bạn đã đọc được kiến thức cơ bản như low code là gì, các thành phần, mục đích low code ra đời cũng như sự khác biệt của low code và no-code. 

Xem tiếp phần 2: Lập trình viên nên sử dụng low code trong trường hợp nào?

Nguyên Chương

Nguồn dịch: retool.com

Low-code hay nền tảng mã thấp là thuật ngữ mà những năm tháng gần đây đang rất “on top” và “trending”. Hứa hẹn sẽ trở thành lĩnh vực thu hút rất nhiều nguồn nhân lực cả chuyên nghiệp lẫn không chuyên trong thời gian tới. Low-code vẫn yêu cầu kỹ năng viết mã nhưng có thể đẩy nhanh quá trình phát triển phần mềm bằng cách cho phép các nhà phát triển làm việc với các thành phần mã viết sẵn. Vậy chính xác Low-code là gì và tương lai nào cho sự phát triển của low-code khi có rất nhiều các platform cho phép phát triển ứng dụng với nền tảng mã thấp. Cùng FA tìm hiểu trong bài viết này nha! 

1. Low-code là gì?

Theo outsystems một platform cung cấp các giải pháp low-code toàn diện định nghĩa về Low-code như sau: “Low-code là cách hiện đại để phát triển các ứng dụng. Nó sử dụng giao diện trực quan để xây dựng và tự động hóa mọi bước trong vòng đời phát triển ứng dụng, để giảm độ phức tạp và thời gian cần thiết để cung cấp các ứng dụng tùy chỉnh.”

Quá khó hiểu đối với một người mới biết về low-code phải không? Đơn giải hóa khái niệm thì bạn hình dung một Designer “xin xò”, anh ta sẽ dùng các công cụ như PS[ Photoshop], Ai [ Adobe illustrator] để thiết kế ấn phẩm. Còn những Designer kém chuyên hơn sẽ dùng Canva để kéo thả các Element [thành phần] để tạo ra ấn phẩm. Low-code tương tự. Bạn chỉ việc kéo thả các framework đã được viết sẵn mã mà thôi. Đơn giản đúng không.

2. Low-code có phải là không biết gì vẫn code được?

Vậy là bạn đang nhầm lẫn nha. Từ “thấp” [low] không ngụ ý “không có gì”. Một nhà phát triển phần mềm vẫn phải tốn “máu” ngay cả khi anh ta làm việc với low-code.

Các nhà phát triển sẽ làm việc thông minh hơn và nhanh hơn với low-code vì họ không bị ảnh hưởng bởi việc coding lặp đi lặp lại hoặc công việc trùng lặp. Thay vào đó, tập trung sử dụng kinh nghiệm phát triển và kỹ năng của họ để làm việc có ích hơn. Còn công việc khó khăn, lặp đi lặp lại sẽ nhường cho công cụ hoặc nền tảng mã thấp.

3. Lợi ích khi sử dụng low-code

Có rất nhiều lợi ích khi sử dụng nền tảng mã thấp như:

  • Tốc độ: Với mã thấp, bạn có thể xây dựng ứng dụng cho nhiều nền tảng đồng thời và hiển thị các ví dụ làm việc của các bên liên quan trong ngày hoặc thậm chí hàng giờ.
  • Nhiều tài nguyên hơn: Nếu bạn đang thực hiện một dự án lớn, bạn không còn phải đợi các nhà phát triển có kỹ năng chuyên môn cao hoàn thành một dự án khác, có nghĩa là mọi thứ được hoàn thành nhanh hơn và với chi phí thấp hơn.
  • Rủi ro thấp / ROI[ Return on Investment] cao: Với quy trình bảo mật mạnh mẽ, mã thấp, tích hợp dữ liệu và hỗ trợ đa nền tảng đã được tích hợp sẵn và có thể dễ dàng tùy chỉnh — có nghĩa là ít rủi ro hơn và có nhiều thời gian hơn để tập trung vào doanh nghiệp để tối ưu lợi nhuận của bạn.
  • Triển khai bằng một cú nhấp chuột: Với mã thấp, chỉ cần một cú nhấp chuột là có thể đưa ứng dụng của bạn vào sản xuất. Ngày ra mắt không còn là một trải nghiệm căng thẳng.

4. Một số nền tảng hỗ trợ low-code

Có rất nhiều nền tảng low-code trong rất nhiều lĩnh vực. Dưới đây là 3 nền tảng ví dụ để bạn có thể hình dung:

Outsystems

OutSystems là nền tảng phát triển ứng dụng full-stack hoàn chỉnh nhất. Sử dụng các công cụ năng suất cao [high-productivity], được kết nối và hỗ trợ bởi AI, các nhà phát triển có thể xây dựng và triển khai đầy đủ các ứng dụng, từ ứng dụng dành cho người tiêu dùng đến các hệ thống kinh doanh quan trọng, nhanh chóng, phù hợp và cho tương lai.

Appian

Appian cung cấp một nền tảng phát triển phần mềm tự động hóa low-code hàng đầu cho phép các tổ chức phát triển nhanh chóng các ứng dụng mạnh mẽ và độc đáo. Các ứng dụng được tạo trên nền tảng của Appian giúp các công ty thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số và tạo sự khác biệt trong cạnh tranh.

Mendix

Mendix là nền tảng low-code được xây dựng cho cả tốc độ và khả năng kiểm soát, đặt sự cộng tác vào trọng tâm của quá trình phát triển ứng dụng. Mendix cung cấp một bộ công cụ và dịch vụ nền tảng được tích hợp, toàn diện cho toàn bộ vòng đời ứng dụng, từ hình thành và phát triển đến triển khai và vận hành, dẫn đến các ứng dụng được tạo nhanh hơn 10 lần với tài nguyên ít hơn 70%. Được IBM và SAP chọn làm tiêu chuẩn để phát triển năng suất cao cho các đám mây tương ứng của họ.

5. Lời kết

Vậy? liệu có hay chăng việc các lập trình viên sẽ mất việc vào tay low-code. Nhìn chung, nếu ví lĩnh vực phát triển phần mềm như một phần bánh lớn thì khi có sự gia nhập của low-code, miếng bánh sẽ ngày càng trở nên to hơn, tất cả mọi người từ chuyên hay không chuyên kỹ thuật đều có miếng bánh riêng của mình, không ai giẫm chân ai, không ai tranh giành với ai. Low-code bên cạnh những điểm sáng thì vẫn có những hạn chế, mà chỉ có những nhà phát triển phần mềm “chính hiệu” mới khắc phục và xử lý được. Vậy nên, tương lai của low-code là rất rõ ràng nhưng liệu nó có “ xóa ngôi vua” thì cần thời gian để mình chứng.

Hy vọng với bài viết lần này đã đưa tới bạn đọc những kiến thức vô cùng mới mẻ và bổ ích. Hãy liên tục theo dõi và cập nhập những bài viết mới của FPT Software Academy nha!

—————

Hiện tại, FPT Software Academy đang có chương trình tuyển dụng các bạn tham gia và triển khai các dự án phần mềm trên nền tảng Outsystem: Fresher OutSystem

Ứng tuyển ngay!

Video liên quan

Chủ Đề