Con buôn là gì

Sau quá trình làm kinh doanh và có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn làm kinh doanh, thích kinh doanh thì hầu hết [chiếm khoảng 80% – 90%] có tư duy

Có nghĩa là những người này thực hiện mua bán sản phẩm/dịch vụ gì đó thì chỉ tiếp tục làm khi có lợi nhuận [theo đúng nghĩa đen là kiếm được tiền], còn nếu thấy không có lợi nhuận hoặc chưa có lợi nhuận hoặc bị lỗ thì sẽ dừng ngay việc kinh doanh hiện tại

Và loay hoay tìm sản phẩm/dịch vụ khác để kiếm tiền, và hầu như cứ loay hoay mãi mà cũng không thấy tiền đâu

Thì theo góc nhìn của cá nhân thì đây chưa phải là tư duy KINH DOANH mà chỉ là tư duy CON BUÔN chỉ có thể kiếm tiền trong ngắn hạn và không bền vững [ngoại trừ những người có khả năng rất nhạy bén, nắm bắt tốt cơ hội và theo kịp với thời cuộc thì cũng có thể tồn tại theo tư duy này].

Nên theo quan điểm của mình, khi đã xác định làm kinh doanh [gọi là doanh nhân] thì phải có được tư duy KINH DOANH, khi đó phải có được mục tiêu, kế hoạch, chiến lược [ngắn hạn và dài hạn], phân tích SWOT, phân tích yếu tố thị trường, khách hàng…

Và sự quyết tâm theo đuổi sự thành công của dự án và phải biết vượt qua các thách thức trong con đường kinh doanh, chứ không nên:

Thấy người khác làm ok thì cũng nhảy vào làm, hay thấy thích thì nhảy vào làm hoặc nghĩ rằng kiếm được tiền nên nhảy vào làm,… chính vì những lý do này nên sẽ có kết quả thật phũ phàng là hơn 90% sẽ thất bại trong kinh doanh, và đôi khi cũng không hiểu tại sao thất bại.

Đây chỉ là dòng chia sẻ theo góc nhìn cá nhân từ người cũng chỉ mới khởi nghiệp kinh doanh nên các bạn cho ý kiến góp ý và thảo luận thoải mái nhé, không theo tư tưởng ĐÚNG – SAI nên đừng ném đá nhé.

Chia sẻ của Lê Văn Tính

Đây là một case study khá thú vị với mình trong mùa dịch, chưa dừng việc bán hết 500kg cua mà những ngày tiếp theo...

Mình làm chuyên về dịch vụ seeding từ lúc mà seeding còn chưa biết đến nhiều bị. Thậm chí anh chị em đánh đồng vào...

Trước khi tìm hiểu dòng cổ phiếu BĐS có tiếp tục là dòng cổ phiếu đáng đầu tư cho năm 2021-2022. Chúng ta cùng nhìn...

Đầu tư có thể được hiểu là việc từ bỏ nhu cầu tiêu tiền ở thời điểm hiện tại của bản thân mình, chuyển số...

Được tạo bởi Boston Consulting Group, ma trận Boston – còn được gọi là ma trận BCG hoặc ma trận tăng trưởng – cung cấp...

Trước tiên, shop cần tối ưu lại trang chủ của shop, banner, hình ảnh sản phẩm và nội dung mô tả của các sản phẩm...

Bài của chú em, từng phụ trách marketing cho một công ty BĐS kha khá ở ĐN... giờ thất nghiệp. Xin share qua đây!

Đừng bao giờ nghĩ rằng cứ chủ 1 doanh nghiệp thì được gọi là "Doanh nhân". Có vẻ như cái cụm từ "Doanh nhân" đang bị lạm dụng quá đáng. Có cái công ty phát, ngay lập tức được gọi là doanh nhân, ra đường chìa tấm card visit với các tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT, Founder...đủ thứ kiểu thì là doanh nhân. Nền kinh tế thị trường đang tồn tại 3 thànhphần chính tham gia trực tiếp vào nó, "Doanh nhân", "Thương nhân" và "Con buôn".

Con buôn, đúng như cách hiểu trực quan nhất, chính là những kẻ lừa lọc, làm ăn chộp giật, đầy túi nhờ những đồng tiền dính nước mắt kẻ khác. Thương nhân, là những người làm ăn đơn thuần trên thị trường, tạo ra dòng tiền cho chính họ trên cơ sở những nỗ lực kinh doanh, minh bạch về đạo đức và pháp lí, họ thực hiện đầy đủ những “nghĩa vụ xã hội” như đóng thuế, giải quyết công bằng vấn đề đãi ngộ [lương, bảo hiểm...] cho nhân viên [nếu là chủ doanh nghiệp]. Doanh nhân, ở một mức cao hơn so với thương nhân. Hay nói cách khác, doanh nhân chính là những thương nhân thực hiện tốt những CSR [Trách nhiệm xã hội] và song song với đó chính là việc tạo ra nhiều “giá trị cho xã hội”. Một lãnh đạo doanh nghiệp lớn, có tài sản kếch sù, nhưng kinh doanh gian lận, không minh bạch, đấy là một “Con buôn”. Một Startup quy mô trung bình của những người trẻ, có thể do mới nên kinh doanh trầy trật, nhưng những con người đó luôn mang trong mình tâm niệm về việc không những đáp ứng đủ những nghĩa vụ, trách nhiệm của xã hội mà còn góp phần tạo ra những giá trị mới. Đó là những doanh nhân thực thụ.

Khái niệm về CSR [Corporate Social Responsibility], được hiểu nôm na là những “trách nhiệm xã hội” của doanh nghiệp, tức là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về hoạt động xã hội, quyền lợi lao động, đào tạo và phát triển nhân sự….theo những phương hướng có lợi cho doanh nghiệp cũng như sự phát triển chung của xã hội. Nhiều lãnh đạo của doanh nghiệp cho rằng “trách nhiệm xã hội” của doanh nghiệp là tham gia vào các chương trình trợ giúp các đối tượng xã hội như hỗ trợ người tàn tật, trẻ em mồ côi, xây dựng nhà tình nghĩa, ủng hộ đồng bào lũ lụt và thiên tai... Điều đó đúng nhưng chưa đủ, mặc dù các hoạt động xã hội là một phần quan trọng trong “trách nhiệm xã hội” của một doanh nghiệp. Chính việc hiểu sai bản chất của vấn đề khiến xuất hiện trường hợp một số doanh nghiệp thường có suy nghĩ rằng chỉ cần thỉnh thoảng tham gia vào các hoạt động từ thiện, xã hội rồi nói tự tin khi nói rằng họ đã thực hiện tròn” trách nhiệm xã hội” của doanh nghiệp. “Trách nhiệm xã hội” phải đến từ bản sắc của chính doanh nghiệp đó, việc thực hiện lần lượt các hoạt động thể hiện” trách nhiệm xã hội” phải đến từ cái tâm của họ.

Một người “Thương nhân”, khi lần lượt thực hiện đầy đủ những “nghĩa vụ xã hội” và “trách nhiệm xã hội”. Khi đó mới có thể được xem là một “Doanh nhân”. Tuy nhiên đối với cá nhân tôi, ngoài 2 thước đo trên, tôi mạn phép được bổ sung thêm một hệ quy chuẩn mới. Đó là “giá trị cho xã hội”. Tôi thêm từ “cho” vào cụm từ “giá trị cho xã hội” để giúp phân biệt rõ với khái niệm “giá trị xã hội của hàng hóa”. Đây là 2 phạm trù khác nhau, rất dễ bị nhầm lẫn.

“Giá trị cho xã hội” không mang tính đóng góp cụ thể cao như “trách nhiệm xã hội” hay “nghĩa vụ xã hội”. Tức nó không mang đến những lợi ích trước mắt cho xã hội. “Giá trị cho xã hội” có thể mang tính tạo cảm hứng, có thể là những dòng sản phẩm mang tính chất tiên phong cho thị trường. Hay đơn giản là việc tạo ra giá trị mang tính bền vững, khiến cho sản phẩm, dịch vụ của công ty bạn là một phần thiết yếu trong đời sống của người sử dụng…Hiểu nôm na là như thế.

Một điều dễ nhận thấy đó là việc nhiều doanh nghiệp hiện nay chỉ cần là chính họ như họ nói, thì xem như họ đã tạo ra nhiều giá trị to lớn cho xã hội. Bởi như hiện nay, nhiều doanh nghiệp tự đặt cho mình những slogan, với thông điệp lãnh đạo truyền tải rất hùng hồn, rất mang tính cộng đồng. Tuy nhiên, không phải ai cũng nói được làm được, con số đó rất ít.

Bạn là chủ 1 quán café. Quán café của bạn đơn giản là một không gian tạo cảm hứng cho giới trẻ thường xuyên lui tới đọc sách, đó chính là “giá trị cho xã hội”. Khi đó, giá trị của bạn mang đến còn hơn một doanh nghiệp lớn, nhưng 100% hoạt động chỉ dồn vào quá trình kinh doanh lại lợi nhuận cho chính bản thân họ, hay còn tệ hơn nữa đó là việc làm ăn chụp lợi, lừa lọc thị trường.
Phạm trù “giá trị cho xã hội” có những quy chuẩn không tuân theo những nguyên tắc cụ thể như việc xây dựng “nghĩa vụ xã hội” hay “trách nhiệm xã hội”. Điển hình như Steve Jobs, có thể không làm từ thiện bao giờ, có thể áp bức, bốc lột nhân viên đến cùng cực. Nhưng Apple với Iphone, Ipod, Macbook….chính là biểu tượng vĩ đại của làng công nghệ [chưa kể đến hãng phim Pixar với thương hiệu phim hoạt hình Toy Story]. Hình ảnh của ông truyền cảm hứng sáng tạo bất tận cho nhiều doanh nhân, những marketer, và giới trẻ sau này. Samsung, Walmart hay Zara có thể thường xuyên đi sao chép ý tưởng từ đối thủ cạnh tranh, nhưng ai dám nói những Lee Byoung Chul, Sam Walton hay Amancio Ortega không phải là những doanh nhân.

Tất nhiên, với 1 start up mới, việc bắt họ ban đầu không nghĩ đến doanh thu, lợi nhuận để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp mà ép họ chỉ chăm chăm vào “giá trị cho xã hội” là điều không tưởng. Tuy nhiên, khi thai nghén bất kì 1 startup nào, hay khi bạn đã là một doanh nghiệp vững mạnh, hãy đặt việc kiến tạo nên những “giá trị cho xã hội” làm tôn chỉ. Tôn chỉ đó phải xuất phát từ tư tưởng và hành động của chính bản thân chủ doanh nghiệp, là ý thức luôn mang lại những sản phẩm, dịch vụ tốt nhất đến với người tiêu dùng, người kinh doanh có tâm không chỉ mang đến thành công cho chính họ, cho doanh nghiệp của mình mà còn phải nhân rộng hơn sự thành công cho mọi người, biết đặt lợi ích của xã hội lên trên lợi ích cá nhân, của doanh nghiệp. Khi đó, bạn mới là một doanh nhân thực thụ.

Bạn là Tổng giám đốc của một doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, hãy luôn tâm niệm về việc mang lại những giải pháp an cư cho người dân, đầu tư khôn ngoan cho thị trường, rồi mới nghĩ đến lợi nhuận. Công ty của bạn là một công ty về phần mềm, hãy luôn sáng tạo, đột phá trong công nghệ, hãy luôn hướng đến sự hài lòng từ khách hàng, rồi mới nghĩ đến lợi nhuận. Bạn là chủ của một thương hiệu thời trang, hãy tạo nên nguồn cảm hứng bất tận dành cho thị hiếu ăn mặc của mọi người, rồi mới nghĩ đến lợi nhuận. Bạn ông chủ của một trường dân lập, đảm bảo rằng trường của bạn phải là một môi trường đào tạo ra những con người ưu tú nhất cả về chuyên ngành lẫn phẩm chất để phục vụ xã hội, rồi mới nghĩ đến học phí.

Hồi xưa tôi có đi phỏng vấn ở một tập đoàn lớn, dưới đây là đoạn đối thoại ngắn giữa tôi và nhà tuyển dụng khi đó:
- Cho tôi biết tôn chỉ trong công việc của bạn là gì.?
- Marketing cổ súy cho 1 chữ “Tâm”. Tùy vào từng đối tượng có thể đặt chữ “Tâm” đó ở đâu. Có thể một số người luôn đặt chữ “Tâm” đó vào doanh nghiệp. Còn riêng đối với tôi, chữ “Tâm” của tôi luôn hướng về xã hội.
- Nếu bạn được nhận vào công ty, bạn làm việc ở đây, doanh nghiệp này trả lương cho bạn, giúp nuôi sống bạn, vậy tại sao bạn không đặt chữ “Tâm” của bạn vào công ty của chúng tôi.
- Chỉ khi sứ mệnh của quý doanh nghiệp luôn hướng về xã hội, về cộng đồng. Hai bên cùng chung một tầm nhìn, tôi sẽ dốc hết tâm sức cống hiến cho quý doanh nghiệp. Còn không thì….

Trở lại câu chuyện về 3 anh em nhà “Doanh nhân”, “Thương nhân” và “Con buôn”. Tôi thích dùng 1 phép liên tưởng, môi trường kinh doanh như 1 cái nhà bếp. “Thương nhân” là những đầu bếp, đây là thành phần chiếm số lượng đông nhất. “Doanh nhân” chính là bếp trưởng, số lượng tuy rất ít, nhưng lại đóng vai trò chủ đạo. “Con buôn” chính là những kẻ ăn vụng, không thể thống kê hay xác định cụ thể đối tượng này, bởi trong 1 cái bếp, cả bếp trưởng lẫn đầu bếp bất cứ lúc nào đều có thể là những kẻ ăn vụng.

Nhất Quý
Đà Nẵng, 14 - 06 - 2015

Video liên quan

Chủ Đề