Lịch làm việc bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Các bệnh viện lớn là nơi thường tập trung khá đông bệnh nhân nhiều nơi đổ về và bệnh viện Đại học Y Dược cũng nằm trong số đó. Vì vậy, để việc sắp xếp thời gian thăm khám diễn ra thuận lợi và phù hợp với mọi người, trong bài viết này chúng tôi xin cung cấp những thông tin hữu ích về thời gian làm việc của bệnh viện Đại học Y Dược và giải đáp thắc mắc bệnh viện có khám ngoài giờ không?

Biết thời gian là việc tại bệnh viện Đại học Y Dược sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như công sức trong khám và chữa bệnh

Đại học Y Dược TPHCM là một trong những bệnh viện lớn ở khu vực miền Nam. Bệnh viện có đội ngũ bác sĩ với tay nghề cao được đào tạo bài bản trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, hệ thống cơ sở vật chất và thiết bị y tế phục vụ cho mục đích thăm khám và chữa bệnh không ngừng được cải tiến và nâng cao.

Đến với bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, việc khám bệnh của bệnh viện cũng giống như các bệnh viện lớn khác đó là người bệnh cũng cần tiến hành các bước và thủ tục bắt số thứ tự chờ thăm khám. Tuy nhiên, thời gian khám của mỗi bệnh viện thường không giống nhau.

Bệnh viện Đại học Y Dược mấy giờ làm việc?

Giờ khám được quy định tại bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM:

  • Từ thứ hai đến thứ 6 và bắt đầu làm việc từ 6h30 sáng và kết thúc vào 16h30.
  • Thứ bảy bệnh viện làm buổi sáng từ 6h30 đến 12h00.
  • Chủ nhật và các ngày lễ bệnh viện không tiến hành khám bệnh, chỉ trực cấp cứu [24/24]

Lịch khám bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM

Thông thường, thời gian khám bệnh của bệnh viện quy định như trên nhưng lịch khám của bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM thường có thay đổi, cụ thể như:

Lịch khám bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM bắt đầu từ 5h sáng với các bộ phận đăng ký khám bệnh,… và các bộ phận khác bắt đầu vào lúc 6h30

Bắt đầu 5h sáng bệnh viện đã mở cửa để tiếp đón bệnh nhân đến đăng ký khám bệnh. Một số khu vực thăm khám, nhận tư vấn người bệnh cần biết đó là đăng ký thăm khám ngay tại khu A và C, muốn nhờ bác sĩ tư vấn bệnh nhân liên hệ khu B hoặc C. Ngoài ra, đóng tiền hoặc đăng ký xét nghiệm bệnh nhân cũng thực hiện tại khu B và C.

Từ khoảng 6h30 theo thời gian thăm khám, tất cả các bộ phận sau đây sẽ bắt đầu làm việc:

Vị trí các khu vực của bệnh viện.

  • Khu A xét nghiệm
  • Kiểm tra Hp [HP Test] khu A
  • Chụp X – Quang khu A, B và C
  • Phòng siêu âm khu A, B và C
  • Phòng chụp hình ảnh CT – Scan khu A và B
  • Phòng chụp cộng hưởng từ MRI khu A và B
  • Đo điện tim khu A và C
  • Siêu âm tim khu A và C
  • Điện não, điện cơ khu A
  • Khám chức năng hô hấp khu B
  • Quầy thuốc của bệnh ở khu A, B và C
  • Khám có  Bảo hiểm y tế [BHYT] khu B và C
  • Quầy đóng lệ phí khu A

Dựa trên lịch trình thăm khám tại bệnh viện Đại học Y Dược sẽ giúp bạn dễ dàng tìm được phòng khám bệnh, giúp tiết kiệm thời gian.

Bệnh viện Đại học Y Dược khám ngoài giờ không?

Như đã đề cập ở trên dựa vào quy định của bệnh viện chúng ta có thể thấy giờ làm việc của bệnh viện bắt đầu là 6h30 và kết thúc vào lúc 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6 và thứ 7 chỉ làm việc buổi sáng. Dựa theo giờ khám và theo cập nhật của chúng tôi, hiện nay bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM không tiến hành thăm khám bệnh ngoài giờ. Có thể trong tương lai, để tiện cho việc thăm khám cũng như phù hợp với hoàn cảnh làm việc của người bệnh, ban lãnh đạo bệnh viện sẽ đề xuất thăm khám ngoài giờ nhằm đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.

Với những thông tin cung cấp về bệnh viện Đại học Y Dược mấy giờ làm việc, bạn đọc có thể tham khảo để tiện cho việc thăm khám và chữa bệnh của bản thân. Chúc bạn và gia đình luôn khỏe!

Biên soạn: Khả Ngân

➥ Tìm hiểu ngay:

Đóng

Cập nhật lúc 16:36 - 07/07/2018

Không ít người đi khám bệnh thấy lo lắng khi không nắm rõ thời gian và quy trình đăng ký khám chữa bệnh tại bệnh viện. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin khi khám bệnh tại Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM.

Đôi nét về Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM thành lập năm 1994. Sau 24 năm phát triển, bệnh viện đã trở thành một trong những nơi chăm sóc sức khoẻ hàng đầu ở khu vực miền Nam với mục tiêu phát triển bền vững.

Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM thành lập năm 1994

Phương châm của bệnh viện là:

  • Luôn tiên phong trong điều trị và nghiên cứu khoa học.
  • Các bác sĩ, nhân viên y tế luôn thấu hiểu nỗi đau về thể xác và tinh thần của người bệnh.
  • Hệ thống phòng khám luôn đảm bảo an toàn cho người bệnh và nhân viên y tế.

Bệnh viện có 3 cơ sở:

Cơ sở 1:

Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận trung bình khoảng 7.000 người khám/ngày, điều trị nội trú 55.000 người/năm, phẫu thuật khoảng 30.000 trường hợp/năm.

Bệnh viện không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng chuyên môn cũng như chất lượng dịch vụ. Với mong muốn không những đáp ứng mong đợi của người dân trong nước mà còn vươn ra ngoài khu vực.

Cơ sở 1 tại địa chỉ 215 Hồng Bàng, phường 11, quận 5, TP.HCM

  • Điều trị nội trú
  • Khám và tầm soát, chăm sóc sức khoẻ gia đình theo định kỳ
  • Chăm sóc khách hàng
  • Dịch vụ đăng ký khám bệnh qua tổng đài điện thoại
  • Vận chuyển và đưa đón người bệnh bằng xe cấp cứu
  • Phiên dịch cho người bệnh nước ngoài [ gồm có tiếng Anh, tiếng Hoa, tiếng Hàn Quốc và tiếng Campuchia]
  • Cung cấp thông tin y tế và giáo dục cộng đồng thông qua các hoạt động tại bệnh viện
  • Các dịch vụ tiện ích khác như: giới thiệu khách sạn cho khách ở xa, nhà trọ, giặt ủi…
  • Tư vấn sử dụng thuốc về cách dùng, liều dùng… thông qua tổng đài điện thoại [028] 3952 5295
Khám và tầm soát, chăm sóc sức khoẻ gia đình theo định kỳ

Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM phát số từ rất sớm. Thời gian phát số khám bệnh của bệnh viện [từ thứ Hai đến thứ Bảy] là 3 giờ sáng.

Thời gian khám chữa bệnh của Bệnh viện như sau:

  • Từ thứ Hai đến thứ Sáu: 6 giờ 30 – 16 giờ 30
  • Thứ Bảy: 6 giờ 30 – 11 giờ 30
  • Chiều thứ Bảy, cả ngày Chủ nhật: Nghỉ

Hầu hết các khoa bắt đầu làm việc từ lúc 6 giờ 30 sáng. Ngoại trừ những khoa sau làm việc từ rất sớm [5 giờ sáng] như:

  • Xét nghiệm ở khu B, C
  • Tiếp nhận phiếu đăng ký khám bệnh khu A và C
  • Khu thu ngân B và C
  • Bác sĩ tư vấn ở khu B, C

Quy trình khám chữa bệnh tại bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Nếu có thẻ BHYT

Khi đi khám, bạn cần mang theo các giấy tờ sau [bản chính và bản photo]:

  • Thẻ BHYT
  • CMND hoặc một giấy tờ tuỳ thân khác có ảnh của bạn
  • Giấy chuyển tuyến đúng tuyến Đại học Y dược TP.HCM [trong trường hợp chuyển viện]
  • Giấy hẹn tái khám [trong trường hợp tái khám theo yêu cầu của bác sĩ]

Người bệnh lần lượt theo sự hướng dẫn sau:

  • Bước 1: Đến quầy hướng dẫn [trong trường hợp khám lần đầu] để điền thông tin và đánh dấu vào ô BHYT trên phiếu ghi thông tin. Nếu bạn đi tái khám, hãy bỏ qua bước này
  • Bước 2: Bạn mang theo phiếu ghi thông tin hoặc giấy hẹn tái khám lại quầy Đăng ký khám bệnh. Hãy nhớ xác nhận BHYT trên phần mềm tại quầy. Bạn đóng tiền tại quầy, sau đó nhận số thứ tự để vào phòng khám chuyên khoa tuỳ theo bệnh của bạn
Đến quầy hướng dẫn để điền thông tin và đánh dấu vào ô BHYT trên phiếu ghi thông tin
  • Bước 3: Bạn đến đúng phòng ghi trên tờ số thứ tự, đợi đến lượt là vào khám
  • Bước 4: Nếu bạn được bác sĩ chỉ định làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng, hãy quay lại Quầy để đóng tiền và thanh toán tiền. Sau khi hoàn thành thủ tục, bạn hãy đi đến từng phòng xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ, thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng
  • Bước 5: Ngay sau khi có kết quả, bạn hãy trở về phòng để được bác sĩ chẩn đoán và nhận toa thuốc
  • Bước 6: Kết toán BHYT tại tầng trệt khu A. Bạn cần được đóng mộc lên toa thuốc, photo toa thuốc và đóng tiền chênh lệch tại quầy 17, 18, 19 và 20
  • Bước 7: Bạn qua khu B để được nhận thuốc tại nhà thuốc B

Nếu không có thẻ BHYT

  • Bước 1: Đến quầy hướng dẫn [trong trường hợp khám lần đầu] để điền thông tin của mình [họ tên, tuổi, địa chỉ liên lạc…] trên phiếu ghi thông tin. Nếu bạn đi tái khám, hãy bỏ qua bước này
  • Bước 2: Bạn mang theo phiếu ghi thông tin hoặc giấy hẹn tái khám lại quầy Đăng ký khám bệnh. Bạn đóng tiền tại quầy, sau đó nhận số thứ tự để vào phòng khám chuyên khoa tuỳ theo bệnh của bạn
  • Bước 3: Bạn đến đúng phòng ghi trên tờ số thứ tự, đợi đến lượt vào khám
  • Bước 4: Nếu được bác sĩ chỉ định làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng, bạn hãy quay lại quầy để đóng tiền và thanh toán. Sau khi hoàn thành thủ tục, bạn hãy đi đến từng phòng xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ, thực hiện các cận lâm sàng
  • Bước 5: Ngay sau khi có kết quả, bạn hãy trở về phòng để được bác sĩ chẩn đoán và nhận toa thuốc
  • Bước 6: Bạn có thể mua thuốc ở nhà thuốc khu A hoặc khu B của bệnh viện
Bạn có thể mua thuốc ở nhà thuốc khu A hoặc khu B của bệnh viện

Hy vọng những chia sẻ trên của YouMed sẽ giúp bạn phần nào hình dung được quy trình đăng ký, thăm khám và điều trị của Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM. Qua đó đưa ra kế hoạch hợp lý để tiết kiệm thời gian và công sức khi đi khám chữa bệnh tại đây.

Nguồn tham khảo: //bvdaihoc.com.vn

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội là bệnh viện tuyến cuối về chuyên khoa Răng Hàm Mặt của khu vực phía Bắc. Cùng YouMed tìm hiểu về việc khám chữa bệnh tại bệnh viện Răng Hàm mặt Trung ương nhé!

>> Xem thêm: Hướng dẫn khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương

Video liên quan

Chủ Đề