Làm sao để doanh nghiệp gắn thương hiệu quốc gia

(TG) - Các doanh nghiệp khi tham gia Chương trình và có sản phẩm đạt THQG sẽ được sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia và hệ thống nhận diện Thương hiệu quốc gia trong công tác quản trị kinh doanh và truyền thông thương hiệu (theo Quy chế quản lý và sử dụng Biểu trưng Thương hiệu quốc gia Việt Nam).

Làm sao để doanh nghiệp gắn thương hiệu quốc gia

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp chặt chẽ với các Bộ ngành, địa phương triển khai các hoạt động:

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp về xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu;

Hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu: Bộ Công Thương phối hợp với các Bộ, ngành và các tổ chức quốc tế tập trung cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho doanh nghiệp về công tác xây dựng và phát triển thương hiệu, qua đó giúp cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Tổ chức các chương trình hội thảo, hội nghị, diễn đàn với nhiều chủ đề liên quan đến xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, thương hiệu quốc gia, đào tạo kỹ năng xây dựng và phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp THQG và các doanh nghiệp Việt Nam. Thực hiện các hoạt động tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực nghiên cứu thị trường; thiết kế bao bì, sản phẩm và hệ thống nhận diện thương hiệu; xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Tăng cường tuyên truyền, quảng bá cho Chương trình THQG và các sản phẩm đạt THQG: Bộ Công Thương đã và đang tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Ngoại giao, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá cho Chương trình THQG và các doanh nghiệp, sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia trên các phương tiện truyền thông trong nước và quốc tế, trong đó tập trung tại các địa bàn xuất khẩu chủ lực, nhằm nâng cao vị thế và giá trị của Thương hiệu quốc gia cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tiếp cận với khách hàng/ người tiêu dùng, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp bảo vệ thương hiệu trên thị trường quốc tế.

Có thể nói, quyền lợi đối với các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia là rất lớn, tuy nhiên thiết thực và vinh dự nhất đó là các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia sẽ chính là các sản phẩm đại diện cho Việt Nam - một quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ với chất lượng cao – trước cộng đồng doanh nghiệp và bạn bè quốc tế.

Ý NGHĨA ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ VÀ BẢN THÂN DOANH NGHIỆP

Có thể thấy, trong giai đoạn 4 năm qua, thứ hạng giá trị Thương hiệu quốc gia Việt Nam liên tục được cải thiện và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh nhờ những nỗ lực của Chính phủ về cải cách môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao xuất nhập khẩu, hỗ trợ thương hiệu sản phẩm và doanh nghiệp và những dự báo tích cực về tăng trưởng GDP. Thông qua các sản phẩm đạt THQG Việt Nam, Chính phủ đã tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội với mục tiêu thực hiện có hiệu quả trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, đối với nền kinh tế quốc dân thì cũng đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam đạt mức tăng cao hơn mức tăng bình quân cả nước. Ở chiều ngược lại, từ phía các doanh nghiệp, họ cũng đã cho thấy sự nỗ lực để giúp Thương hiệu quốc gia của Việt Nam dần có chỗ đứng ở sân chơi quốc tế.

Việc Brand Finance định giá Thương hiệu quốc gia Việt Nam từ mức 247 tỷ USD năm 2019 lên 319 tỷ USD năm 2020, tương ứng tăng 29% so với năm 2019, là một dấu mốc đáng nhớ của Việt Nam trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến triển vọng GDP, lạm phát và bất ổn kinh tế của tất cả các nước trên thế giới. Kết quả này cũng tạo động lực thúc đẩy cho những cải cách mạnh mẽ về thể chế, môi trường đầu tư kinh doanh hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế nhằm giúp THQG Việt Nam ngày càng được định vị tốt hơn trên toàn cầu. Dấu mốc đó góp phần khiến cho Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn về đầu tư, gia tăng giá trị xuất khẩu và giúp thu hút khách du lịch, các chuyên gia, giới kinh doanh. Đồng thời, việc tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu buộc Việt Nam phải có chiến lược xây dựng thương hiệu quốc gia nói riêng cũng như thương hiệu sản phẩm nói chung để đẩy mạnh hội nhập, cạnh tranh với các quốc gia đã sớm có "tên tuổi" trên thị trường quốc tế.

Đối với bản thân mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG thì việc Thương hiệu quốc gia Việt Nam được định giá cao càng có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là với các doanh nghiệp có định hướng xuất khẩu và muốn mở rộng sang thị trường nước ngoài. THQG Việt Nam thăng hạng như là một sự bảo chứng về chất lượng dịch vụ, hàng hóa của Việt Nam trên trường quốc tế, không chỉ tạo ra những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong quá trình bán hàng và cung cấp dịch vụ, mà còn tạo điều kiện và như là một sự đảm bảo thu hút đầu tư và gia tăng các quan hệ đối tác. Khi giá trị của thương hiệu quốc gia Việt Nam được thăng hạng cũng đồng nghĩa với việc giá trị thương hiệu các doanh nghiệp và các sản phẩm của Việt Nam được nâng cao trên thị trường quốc tế. Các doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG Việt Nam có thể tận dụng tín hiệu tốt từ các nhà đầu tư nước ngoài, từ đánh giá tích cực của các tổ chức về kinh tế và thương hiệu trên thế giới về Việt Nam để làm nền tảng truyền thông, nâng cao sự uy tín trên thị trường. Điều này sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp trong kinh doanh, góp phần giảm giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa và doanh nghiệp.

Để đẩy mạnh phát triển THQG Việt Nam, tiếp tục nâng cao vị thế của thương hiệu quốc gia trên thị trường thế giới, trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2030, Chương trình THQG sẽ tập trung xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực, nổi trội của thương hiệu sản phẩm với mục tiêu thực hiện có hiệu quả chương trình trên cơ sở thống nhất, đồng bộ với chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm đạt THQG Việt Nam đạt mức tăng cao hơn mức tăng bình quân cả nước.

Giao Tuyến

Làm sao để doanh nghiệp gắn thương hiệu quốc gia
Ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương.

CÁC TIÊU CHÍ

Ông Vũ Bá Phú: Chương trình THQG Việt Nam là chương trình XTTM đặc thù, dài hạn của Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện. Một trong số các hoạt động của Chương trình là xét chọn sản phẩm của doanh nghiệp đạt thương hiệu quốc gia. Một trong số các tiêu chí quan trọng để được xét chọn là sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia đó là đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động R&D.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, tốc độ trở thành yếu tố quan trọng hơn quy mô trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Vì vậy, đầu tư cho hoạt động R&D sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên phương diện doanh nghiệp và sản phẩm.

Được vinh danh là doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG chỉ là bước khởi đầu để đồng hành với Chương trình THQG. Trong quá trình tham gia Chương trình, doanh nghiệp được Chương trình hỗ trợ quảng bá sản phẩm nhưng đồng thời có trách nhiệm tạo sự lan tỏa tích cực, tạo động lực khuyến khích doanh nghiệp khác trong cùng lĩnh vực tăng cường đổi mới, sáng tạo, phát triển thương hiệu sản phẩm bền vững, góp phần nâng cao lợi thế cạnh tranh của thương hiệu sản phẩm, cho ngành/lĩnh vực và thương hiệu quốc gia Việt Nam tại thị trường trong nước và quốc tế.

Vì vậy, nghiên cứu và phát triển sản phẩm luôn là một trong các yếu tố được đánh giá khắt khe nhất khi các doanh nghiệp muốn xét chọn sản phẩm đạt THQG. Vấn đề này rất cần thiết và quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp.

Ông Vũ Bá Phú: Chương trình THQG Việt Nam là chương trình XTTM đặc thù, dài hạn của Chính phủ giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện nhằm xây dựng hình ảnh và quảng bá cho thương hiệu quốc gia Việt nam thông qua việc quảng bá các sản phẩm chất lượng, thương hiệu có uy tín của Việt Nam. Vì vậy, Doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG Việt Nam có một số lợi thế sau:

Một là, được sử dụng Biểu trưng của THQG Việt Nam và hệ thống nhận diện THQG Việt Nam trong công tác quản trị kinh doanh và truyền thông thương hiệu.

Hai là, được hỗ trợ kỹ thuật từ Chương trình về nâng cao năng lực xây dựng, phát triển và quản trị thương hiệu

Ba là, được hỗ trợ quảng bá thương hiệu ở thị trường trong nước và quốc tế. Cụ thể:

Đối với thị trường trong nước, Bộ Công Thương là đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp về Chương trình THQG Việt Nam và các sản phẩm đạt THQG trên các phương tiện truyền thông đại chúng như Đài Truyền hình, Đài tiếng nói Việt Nam, báo giấy, báo điện tử…

Đối với thị trường quốc tế, Bộ Công Thương là đầu mối phối hợp với các Bộ, ngành liên quan như Bộ Ngoại giao, Bộ VHTT DL, hệ thống cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, hệ thống tham tán Việt Nam ở nước ngoài và các đối tác quốc tế, các kênh truyền thông quốc tế triển khai truyền thông cho các sản phẩm đạt thương hiệu quốc gia nhằm giúp tăng cường nhận biết các sản phẩm đạt THQG Việt Nam đến khách hàng, người tiêu dùng quốc tế, đồng thời giúp gia tăng giá trị THQG trên thị trường quốc tế.

Làm sao để doanh nghiệp gắn thương hiệu quốc gia

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐẠT THQG

Ông Vũ Bá Phú: Phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội trở thành xu hương và là những tiêu chuẩn khuyến khích áp dụng đối với doanh nghiệp trên toàn thế giới. Đối với những thị trường phát triển, nó đã trở thành những tiêu chí bắt buộc. Để góp phần nâng cao giá trị thương hiệu quốc gia Việt Nam cũng như quảng bá hiệu quả các sản phẩm đạt THQG trên thị trường quốc tế thì yếu tố Phát triển bền vững và Trách nhiệm xã hội đã trở thành tiêu chí bắt buộc trong quá trình xét chọn doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG Việt Nam.

Doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG xây dựng niềm tin của khách hàng vào nhãn hàng thông qua các cam kết về trách nhiệm xã hội và môi trường, luôn đặt vấn đề sức khỏe vào trọng tâm của việc phát triển sản phẩm, hướng tới mục tiêu “xanh hóa” trong việc phát triển.

Sự quan tâm của doanh nghiệp đạt THQG Việt Nam đối với phát triển bền vững và trách nhiệm xã hội sẽ góp phần nâng cao hình ảnh Việt Nam – một quốc gia có hàng hóa, dịch vụ chất lượng, có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế.

Ông Vũ Bá Phú: Thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng sẽ luôn là tín hiệu định hướng cho doanh nghiệp trong việc cung cấp sản phẩm hàng hóa và dịch vụ ra thị trường. Do vậy, việc đầu tiên mà các doanh nghiệp cần thực hiện đó là chủ động khảo sát, lắng nghe ý kiến từ người tiêu dùng, sau đó đưa ra những phương án, kế hoạch để làm sao thỏa mãn được những nhu cầu đó.

Không những thế, các nhu cầu mới cho sản xuất và tiêu dùng, kỳ vọng của người tiêu dùng thay đổi đòi hỏi doanh nghiệp cần thay đổi việc sản xuất, kinh doanh cho phù hợp.

Việc đẩy mạnh nghiên cứu thị trường nói riêng và nghiên cứu phát triển nói chung, cùng với đổi mới công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trường tốt hơn.

Chiến lược kinh doanh chỉ tập trung vào cắt giảm chi phí sẽ kém hiệu quả hơn chiến lược cung cấp sản phẩm và dịch vụ một cách sáng tạo. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tiêu chí đổi mới sáng tạo mà doanh nghiệp có sản phẩm đạt THQG luôn theo đuổi, vì nếu không đổi mới sáng tạo thì doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển trong một môi trường biến động nhanh, linh hoạt và có tính cạnh tranh cao.