Là học sinh em cần làm gì để phòng tránh tai nạn giao thông

Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do lỗi tại người tham gia giao thông...

- Một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là do lỗi tại người tham gia giao thông không chấp hành đúng Luật Giao thông đường bộ [vỉa hè bị lấn chiếm, đi không đúng phần đường quy định, xe chở hàng cồng kềnh…].

- Để thực hiện tốt an toàn giao thông, chúng ta cần tìm hiểu Luật Giao thông đường bộ, một số biển báo giao thông, đi đúng phần đường của mình, không chạy xe hàng đôi, hàng ba, không đùa giỡn khi tham gia giao thông và cần đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy.

Loigiaihay.com

Soạn VNEN khoa học 5 ôn tập và kiểm tra học kì 1

Soạn VNEN khoa học 5 bài 18: Tơ sợi

Soạn VNEN khoa học 5 bài 17: Cao su, chất dẻo

Soạn VNEN khoa học 5 bài 16: Thủy tinh

Soạn VNEN khoa học 5 bài 15: Gạch, ngói

Soạn VNEN khoa học 5 bài 14: Đá vôi, xi măng

Soạn VNEN khoa học 5 bài 13: Sắt, nhôm, đồng

Soạn VNEN khoa học 5 bài 12: Mây, tre, song

Soạn VNEN khoa học 5 bài 11: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ

Soạn VNEN khoa học 5 bài 10: Phòng tránh bị xâm hại tình dục

Soạn VNEN khoa học 5 bài 8: Phòng bệnh viêm gan A

Soạn VNEN khoa học 5 bài 7: Phòng tránh các bệnh lây truyền do muỗi đốt

Soạn VNEN khoa học 5 bài 6: Dùng thuốc an toàn

Soạn VNEN khoa học 5 bài 5: Thực hành nói không với chất gây nghiện

Giải VNEN khoa học 5 bài 4: Vệ sinh ở tuổi dậy thì

Giải VNEN khoa học 5 bài 3: Các giai đoạn của cuộc đời

Giải VNEN khoa học 5 bài 2: Nam và nữ

Giải VNEN khoa học 5 bài 1: Sự sinh sản

Giải VNEN khoa học 5 bài ôn tập và kiểm tra cuối năm

Giải VNEN khoa học 5 bài 36: Chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Giải VNEN khoa học 5 bài 35: Con người tác động đến môi trường như thế nào?

Giải VNEN khoa học 5 bài 33: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Giải VNEN khoa học 5 bài 32: Sinh sản và nuôi dạy con của chim và thú

Giải VNEN khoa học 5 bài 30: Sinh sản và chu trình sinh sản của động vật

Câu 3 trang 38 Vở bài tập Khoa học 5. Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi HS cũng như mỗi công dân cần phải làm gì?. Bài 19. Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ

Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.

Muốn phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ, mỗi HS cũng như mỗi công dân cần phải làm gì?

a. Tìm hiểu, học tập để biết rõ về Luật Giao thông đường bộ.

b. Nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ [đi đúng phần đường quy định, đội mũ bảo hiểm theo quy định,…]

c. Thận trọng trong khi đi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu.

Quảng cáo

d. Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường.

e. Thực hiện tất cả các điều trên.

Chọn e.

Một số giải pháp và hoạt động nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông

Như chúng ta đã biết hiện nay tai nạn giao thông [TNGT] là một trong những vấn đề nóng bổng nhất hiện nay, nguyên nhân chủ yếu là ý thức giác ngộ, tinh thần chấp hành luật lệ an toàn giao thông của một số người chưa nghiêm túc. 

Như chúng ta đã biết hiện nay tai nạn giao thông [TNGT] là một trong những vấn đề nóng bổng nhất hiện nay, nguyên nhân chủ yếu là ý thức giác ngộ, tinh thần chấp hành luật lệ an toàn giao thông của một số người chưa nghiêm túc. TNGT tăng cao nguyên nhân chính là do người điều khiển phương tiện giao thông gây ra chủ yếu là phóng nhanh, vượt ẩu, tranh giành rước khách, uống rượu say, ùn tắc giao thông…Từ thực trạng vấn đề trên, tôi xin đề xuất những giải pháp và hoạt động sau nhằm đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiểu TNGT:

Thứ nhất: Đối với lực lượng cảnh sát giao thông là lực lượng nòng cốt đảm bảo trật tự an toàn giao thông, cho nên việc nâng cao trình độ nghiệp vụ, giáo dục ý thức trách nhiệm, chấn chỉnh thái độ tác phong khi tiếp xúc với nhân dân là việc làm cần thiết nhất bên cạnh việc hiện đại hóa trang thiết bị, phương tiện làm việc, đổi mới nâng cao chất lượng tuần tra theo hướng tăng cường cơ động, tuần tra kiểm soát dọc tuyến đường mình phụ trách để khi phát hiện sai phạm là lập tức giải quyết. Cần quyết liệt cưỡng chế giao thông đối với xe ôtô đỗ sai quy định, thông qua tuần tra trên các tuyến đường, khi phát hiện xe ôtô đỗ sai quy định cảnh sát giao thông phải nhanh chóng tiến hành lập hồ sơ, chụp ảnh, xác định vị trí xe đỗ và in biên lai dán vào kính xe. Có như vậy mới tạo được tính bất ngờ và hạn chế sự chủ quan của người tham gia giao thông. Mục đích là để tạo thói quen cho người tham gia giao thông chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về an toàn giao thông. Bên cạnh đó cần quyết liệt chấm dứt tình trạng xin xỏ, thậm chí tiêu cực trong quá trình xử lý vi phạm giao thông vì các hiện tượng trên làm cho người dân mất lòng tin vào sự nghiêm minh của pháp luật thế nên mới có hiện tượng người dân chỉ sợ cảnh sát giao thông mà không sợ luật.

Thứ hai: Xử lý triệt để các lỗi là nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông như: xe chở quá số người, chạy quá tốc độ quy định; tránh, vượt sai quy định; đi không đúng phần đường; xe hết niên hạn sử dụng, xe không đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật. Phạt thật nặng những người điều khiển phương tiện giao thông có nồng độ cồn trong máu vượt quá mức cho phép. Ngoài việc xử phạt người điều khiển phương tiện [đặc biệt là ô tô] sai phạm do kỹ thuật, chở quá khổ, quá tải, chở chất cháy, chất nổ, hàng lậu, hàng cấm... theo quy định, đeo biển số giả thì cũng cần phải làm rõ xem chiếc ô tô đó đã chạy qua bao nhiêu địa phương, qua bao nhiêu trạm kiểm soát giao thông trước đó và xem xe đó có kiểm tra xử phạt không, hình thức xử phạt thế nào, nhằm truy tìm tận gốc xem tại sao xe đó sai phạm mà vẫn được chạy, từ đó tìm ra và kỷ luật người đứng đầu trạm kiểm soát, người thực hiện nhiệm vụ kiểm soát của các trạm đó vì biết xe sai phạm mà vẫn giải quyết cho chạy.

Thứ ba: Cần phải phạt nặng tất cả đối tượng gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông như họp chợ, mua bán, chăn thả gia súc, phơi rơm rạ, thóc lúa... trên các trục đường. Đồng thời cũng chỉ rõ trách nhiệm quản lý cho các ngành, các địa phương có trục lộ đi qua. Nếu cán bộ của ngành, của địa phương nơi có trục lộ đi qua không làm tròn trách nhiệm cũng phải bị xử lý kỷ luật và thông báo công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Thứ tư: Những xe không đảm bảo an toàn như xe lam, xe “độ” [công nông…] nên cấm tuyệt đối. Chúng ta sợ cấm sẽ ảnh hưởng đến đời sống của những chủ phương tiện đó nhưng lợi bất cập hại. Để giải quyết hài hoà mâu thuẫn trên, đề nghị nhà nước thu mua số xe đó [dưới dạng phế liệu để tái chế lại]  với giá hỗ trợ đối với những chủ phương tiện thực sự khó khăn để họ chuyển đổi nghề nghiệp, hoặc mua phương tiện mới giống như đã hỗ trợ kinh phí để tiêu hủy gia súc, gia cầm bị bệnh dịch. Bên cạnh đó cần thống nhất các quy định, biển báo giao thông để tránh hiểu nhầm như ở thành phố lớn cho phép rẽ phải khi đèn đỏ nhưng ở các tỉnh thì không, như vậy sẽ dẫn đến tình trạng người ở thành phố về tỉnh cứ rẽ phải khi đèn đỏ, tạo nên sự lộn xộn trong chấp hành Luật Giao thông.

Thứ năm: Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo đảm trật tự an toàn giao thông: thông qua các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền về tình hình trật tự an toàn giao thông; cần đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông như triển lãm panô ảnh, phát tờ rơi tuyên truyền…. Bên cạnh đó, thường xuyên khảo sát, phát hiện những bất cập mới phát sinh trong công tác tổ chức giao thông, có biện pháp khắc phục kịp thời, bổ sung hệ thống cọc tiêu, biển báo nguy hiểm, hạn chế tốc độ nhất là các tuyến, nút trọng điểm có nguy cơ ùn tắc, các “điểm đen” về TNGT; xây dựng lộ trình giảm phương tiện giao thông cá nhân song song với việc mở mang đường xá vì hiện nay hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ chưa đáp ứng tốt các nhu cầu. Bên cạnh đó khi xảy ra ùn tắc giao thông, thông qua các phương tiện đại chúng cơ quan nhà nước có trách nhiệm nhanh chóng thông báo cho các lái xe ô tô biết nơi nào ùn tắc để đi đường khác, báo lực lượng chức năng đến giải quyết.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề