Ký hiệu tm là gì

Ý nghĩa của các ký tự R [®], C [©], TM [™] trên sản phẩm là gì? Người tiêu dùng thường bắt gặp những ký tự này mà không rõ ý nghĩa của chúng. Lawkey sẽ giúp quý khách hàng giải đáp thắc mắc này ngay sau đây.

Câu hỏi

Khách hàng Ngọc Tú có câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi mong được luật sư giải đáp thắc mắc. Tôi thường hay đi mua sắm ở các siêu thị. Và thường thấy các ký tự R [®], C [©], TM [™] trên sản phẩm. Tôi không biết chúng có ý nghĩa gì không? Cảm ơn luật sư.

Trả lời

Cảm ơn câu hỏi của bạn Ngọc Tú. Đây cũng là thắc mắc của nhiều khách hàng khác gửi cho chúng tôi. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc này để quý khách hàng có thể hiểu rõ.

♦ Ký hiệu C [©] – Copyrighted:

© là ký hiệu của Copyrighted. Nghĩa là bản quyền. Đây là một tập hợp tất cả các quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó. Nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu. Tất cả các quyền lợi hợp pháp này sẽ được Cơ quan quản lý bảo hộ.

Đối tượng được bảo vệ của quyền tác giả là các tác phẩm văn học , nghệ thuật khoa học như: các tác phẩm âm nhạc, văn học, tác phẩm kiến trúc, các tác phẩm mỹ thuật ứng dụng

Theo nghĩa đen, Copyrighted nghĩa là “quyền được sao chép y nguyên” [right to copy] không bỏ sót chi tiết nào đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó. Còn theo nghĩa rộng hơn thì Copyrighted không chỉ bao hàm các sản phẩm vật chất, nó có thể bao gồm các sản phẩm vô hình, các tác quyền nghệ thuật, chương trình truyền hình, kiểu dáng công nghiệp… và một số hình thức biểu hiện khác. Đại thể nó giống như một quyền lợi cho phép người có quyền này sao chép, phát hành và sử dụng một sản phẩm trí tuệ nguyên bản.

♦ Ký hiệu R [®] – Registered:

Ký hiệu này có hàm ý nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước. Vì vậy, trong các trường hợp, nhãn hiệu đã được đăng ký thì sử dụng ký hiệu này để thông tin cho người tiêu dùng biết là nhãn hiệu đó đã được pháp luật bảo hộ. Nếu chưa được bảo hộ thì không được dùng ký hiệu này.

Để được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì nhãn hiệu này phải đáp ứng các điều kiện nhất định. Được quy định trong Điều 72 Luật sở hữu trí tuệ. Quá trình đăng ký nhãn hiệu có thể kéo dài trong ít nhất 12 tháng. Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là 10 năm kể từ ngày nộp hồ sơ. Có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm.

Hiện tại ở Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ với trụ sở chính ở Hà Nội và hai văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu.

♦ Ký hiệu TM [™] –Trademark:

™ là ký hiệu của Trademark. Nghĩa là nhãn hiệu. Trademark là những ký hiệu để phân biệt sản phẩm dịch vụ hoặc của chính một công ty này với một công ty khác. Ở một số quốc gia, người ta còn sử dụng cả SM [Service Mark, nghĩa là dấu hiệu dịch vụ] cho các sản phẩm dịch vụ.

Dùng TM khi nhãn hiệu đó chưa được hoặc không được bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng đó như một nhãn hiệu và khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó để cảnh báo bên thứ 3 không nên xâm phạm. Tuy nhiên nếu có tranh chấp về nhãn hiệu thì cá nhân, tổ chức sử dụng sản phẩm nhãn hiệu TM [™] sẽ không được bảo vệ quyền lợi giống như sản phẩm mang ký hiệu R [®].

Trên đây là tư vấn của luật sư về ý nghĩa của các ký tự R [®], C [©], TM [™] trên sản phẩm. Nếu còn có thắc mắc, vui lòng liên hệ với Lawkey – đơn vị tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Điện thoại: [024] 665.65.366     Hotline: 0967.59.1128

Email:         Facebook: LawKey 

Xem thêm: 

>>> Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa

>>> Quyền tác giả và bảo hộ quyền tác giả   

Với sự phát triển của xã hội, nhãn hiệu của doanh nghiệp ngày càng được chú ý và trở thành một tài sản trí tuệ đặc biệt của doanh nghiệp. Các kí hiệu TM, R hay C ngày càng xuất hiện nhiều và phổ biến trên mỗi nhãn hiệu. Ý nghĩa của nhãn hiệu không phải ai cũng biết. Ở VN thì Luật SHTT không quy định lúc nào thì được sử dụng các ký tự này.

Nhưng đặc thù “tính quốc tế” của SHTT nên VN vẫn áp dụng các thông lệ quốc tế về lý giải ghi chú tình trạng pháp lý của đối tượng, theo đó:

Trademark [Nhãn hiệu] – ™

– Trademark là những ký hiệu để phân biệt sản phẩm dịch vụ hoặc của chính một công ty này với sản phẩm/dịch vụ của một công ty khác.

– Dùng TM khi nhãn hiệu đó chưa được hoặc không được bảo hộ nhưng chủ sở hữu muốn dùng biểu tượng đó như một nhãn hiệu và khẳng định quyền của mình đối với nhãn hiệu đó để cảnh báo bên thứ 3 không nên xâm phạm.
– TM không có nghĩa rằng đó là một nhãn hiệu đã được bảo hộ, do vậy nếu nhãn hiệu nào đã được bảo hộ mà gắn TM vào sẽ khiến người khác mặc định đó là nhãn hiệu chưa được bảo hộ.

Một số cá nhân/tổ chức sử dụng ký hiệu SM thay cho TM, ký hiệu này được hiểu giống như ký hiệu TM, nhưng SM có nghĩa là [Service Mark – Nhãn hiệu dịch vụ], khi dùng SM thì người ta hiểu nhãn hiệu đó là nhãn hiệu dùng cho nhóm dịch vụ chứ không phải là nhóm hàng hóa.

Registered [đã đăng ký bảo hộ] – ®

® là ký hiệu của Registered, có nghĩa là đã được đăng ký. Ký hiệu này có hàm ý thương hiệu đã đăng ký bảo hộ với cơ quan pháp luật nào đó, vì vậy trong các trường hợp, nếu thương hiệu đã được đăng ký thì sử dụng ký hiệu này là hợp lý nhất. Registered ® chỉ được đặt cạnh một ký hiệu [có thể bao gồm tên, biểu tượng, hình ảnh, màu sắc,…] đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

Hiện tại ở Việt Nam, Cục SHTT với trụ sở chính ở Hà Nội và hai văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu.

Xem thêm: Đăng ký nhãn hiệu độc quyền

AZLAW

Copyrighted [bản quyền] – ©

© là ký hiệu của Copyrighted, nghĩa là bản quyền, đây là một tập hợp tất cả các quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó, nghiêm cấm tất cả mọi tổ chức, cá nhân sử dụng một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó nếu chưa được sự đồng ý của người sở hữu. [Cơ quan quản lý sẽ bảo hộ tất cả các quyền lợi hợp pháp này]. Ở Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền chính là Cục bản quyền tác giả.

Khác với Trademark và Registered chỉ sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh, Copyright áp dụng cho tất cả những nơi có sự xuất hiện của sáng tạo, của tác giả, của người tạo ra tác phẩm/ý tưởng/thông tin…

Luật Việt Nam không quy định cụ thể về khái niệm của các ký hiệu này trong luật hoặc các văn bản liên quan, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại nghị định 99/2013/NĐ-CP

Điều 6. Vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:a] Chỉ dẫn sai về đối tượng, yếu tố được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí;b] Chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý, phạm vi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp;c] Chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp.2. Biện pháp khắc phục hậu quả:a] Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, phương tiện kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;b] Buộc cải chính công khai đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 Điều này;

c] Buộc sửa đổi, bổ sung chỉ dẫn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều này.

Quy định rõ hơn về vấn đề chỉ dẫn sai được quy định tại điều 7 thông tư 11/2015/TT-BKHCN

Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp quy định tại Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP1. Hành vi chỉ dẫn sai về tình trạng pháp lý quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được hiểu là việc sử dụng thông tin chỉ dẫn gây hiểu sai lệch rằng đối tượng đang được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam mặc dù không được hoặc chưa được bảo hộ, kể cả trường hợp đối tượng đó tuy đã nộp đơn đăng ký nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ hoặc văn bằng bảo hộ đã bị huỷ bỏ, chấm dứt hiệu lực hoặc hết thời hạn bảo hộ, ví dụ:a] In trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ như: “nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ độc quyền”, “nhãn hiệu đã được bảo hộ”, “nhãn hiệu thuộc độc quyền của…”, kể cả việc sử dụng ký hiệu chữ ® [chỉ dẫn về việc nhãn hiệu đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu];b] In trên sản phẩm, hàng hóa, bao bì sản phẩm, hàng hóa chỉ dẫn gây hiểu sai lệch về việc sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ sáng chế, kiểu dáng công nghiệp như: “sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp”, “sản phẩm, hàng hóa được bảo hộ độc quyền sáng chế”, “sản phẩm được sản xuất từ quy trình được bảo hộ sáng chế của…”, kể cả việc sử dụng ký hiệu chữ “P” hoặc “Patent” cùng các chữ số [chỉ dẫn về việc sản phẩm được cấp Patent – Bằng độc quyền sáng chế].2. Hành vi chỉ dẫn sai hoặc không ghi chỉ dẫn về hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 6 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được hiểu là:a] Hành vi chỉ dẫn sai là hành vi ghi trên hàng hóa hàng chữ “được sản xuất theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp của…” hoặc chỉ dẫn có nghĩa tương tự như vậy, bất kể bằng tiếng Việt hay tiếng nước ngoài, nhưng chưa được chuyển quyền sử dụng hợp pháp đối tượng sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật.

b] Hành vi không ghi chỉ dẫn là hành vi không ghi trên hàng hóa, bao bì hàng hóa chỉ dẫn về việc hàng hóa đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

Xem thêm: Đăng ký bản quyền sản phẩm

Bài viết liên quan

Video liên quan

Chủ Đề