Kinh nghiệm phỏng vấn part time

Đầu tiên, nhiều bạn đặt ra câu hỏi là: “Sinh viên có nên đi làm thêm không”. Thì câu trả lời nằm trong bài viết này các bạn có thể tham khảo: Sinh viên và câu chuyện đi làm thêm

Mình đã đi làm thêm từ năm nhất và cũng không khó để tìm một công việc làm thêm. Theo mình các bạn nên làm thêm càng sớm càng tốt. Không chỉ vì để kiếm tiền, mà mục đích chính là tạo nền tảng kinh nghiệm cho mình. Nhờ những công việc part time mà mình đã được giới thiệu một công việc full time sau khi tốt nghiệp mà không cần gửi CV màu mè hay đi phỏng vấn rồi lo lắng đỗ trượt.

Bài viết hôm nay mình sẽ hướng dẫn những cách kiếm việc làm thêm dễ dàng, phù hợp và nhiều cơ hội phát triển cho sinh viên.

Hiện nay trên thị trường gần như ngành nghề nào cũng có công việc parttime cho sinh viên. Từ những công việc chạy bàn, bán hàng đến các công việc văn phòng hay online. Nhưng phần lớn các bạn trẻ hiện giờ tiếp cận nhiều các công việc dùng tay chân như chạy bàn hay bán hàng ở cửa hàng thời trang với mức lương từ 1 triệu 5 đến 2 triệu 5. Thực ra có nhiều công việc làm thêm có thể mang đến cho bạn thu nhập từ 3 triệu rưỡi đến 6 triệu đồng mỗi tháng. Nhưng những công việc đó lại đòi hỏi khá nhiều năng lực của bạn. Mà cũng đừng lo, có những sự may mắn nữa, chỉ cần bạn muốn và thích công việc đó thôi.

Ví dụ: mình đã từng làm thêm ở một cử hàng thời trang cao cấp với mức lương cố định là 4 triệu chưa kể thưởng ( thưởng từ 500 nghìn đến 2 triệu tuỳ doanh thu). Và thực sự công ty ấy có cả một chuỗi cửa hàng với lương cực cao, chế độ cực tốt nhưng luôn luôn THIẾU NHÂN VIÊN. Yêu cẩu của công việc này thực sự không quá cao. Chỉ cần bạn có duyên ăn nói một tý, ngoại hình vừa phải không cần quá xinh, hoặc thậm chí chỉ cần ngoan ngoãn là được vào đó người ta sẽ đào tạo cho bạn.

Hoặc những công việc freelancer như Designer thì lương rất cao. Cái này phụ thuộc vào kinh nghiệm và khả năng cao hơn nữa. Nhưng mình không hướng đến đối tượng này nhiều. Mình muốn viết cho những bạn chỉ muốn một công việc bình thường.

Công việc rất nhiều nhưng quan trọng khả năng của bản thân bạn nữa. Bạn sẽ không thể làm một công việc mà bạn không hề thích được. Đồng thời nếu nó phù hợp với mục tiêu của bạn thì càng tốt. Ví dụ bạn muốn học giỏi tiếng anh thì hãy chọn làm trợ giảng ở những trung tâm tiếng anh. Muốn sau này tự mở một chuỗi cà phê. Hãy đến những nơi như The Coffee House để làm (mình là khách quen của The Coffee House, mình rất thích The Coffee House, mong có dịp được làm marketer cho TCH hehe). Đấy, tiếc mỗi là ra trường rồi mới có The Coffee House huhu.

 Ngoài ra có một số công việc online tại nhà mà cải thiện cho bạn nhiều kỹ năng như là: Viết báo, làm cộng tác viên bán hàng…=> Đầu tiên, định hướng công việc phù hợp với khả năng và ước muốn của bản thân.

Một số cách sau đây có thể giúp bạn tìm việc làm thêm

  • Nhờ người quen: Nhất quan hệ cũng đúng. Thực ra bây giờ người tìm việc thì nhiều mà việc tìm người thì không thiếu. Qua những mối quan hệ, các bạn có thể tìm cho mình những cơ hội mà khả năng trúng truyển là cực kỳ cao (gần nhưu 90%). Hãy mở rộng mối quan hệ của mình bằng những hoạt động ngoại khoá, những cuộc gặp gỡ… Tận dụng người quen sẵn có. Hãy hỏi họ xem “Anh/chị ơi doạ này có việc gì làm thêm không ạ? Giới thịu em mới hihi!!”. Mà cả công việc họ giới thiệu không phù hợp thì nhẹ nhàng mà nghỉ đừng có căng thẳng mà mất hết quan hệ nha. À ngày trước nhờ quan hệ mà mình đã tìm được một công việc chạy bàn. Ngày đó họ chỉ tuyển có 2 người. May quá hihi.
  • Tìm việc trên mạng: một ngày bạn lướt fb bao nhiêu thời gian? Đó, thấy mạng xã hội giờ phát triển mạnh rồi đúng không? Nên tìm việc trên mạng là cực kỳ hữu dụng. Có rất nhiều kênh tuyển dụng cho các anh, chị mới ra trường. Nhưng kênh về làm thêm sinh viên có hạn chế hơn. Gần như chỉ có những Group mà họ post tỉ thứ lung tung vào đấy. Lời khuyên chân thành của mình là

+ Liên hệ những kênh uy tính như:

http://ybox.vn/tuyen-dung

https://www.facebook.com/groups/vieclamthemchosinhvien.vn/

http://vieclamthemchosinhvien.vn/

https://www.facebook.com/congtacbaochi/

https://www.facebook.com/Thongtinvieclambaochitruyenthong/

+ Vào trực tiếp những nơi bạn muốn làm: VD bạn muốn làm ở The Coffee House, vào thằng trang web, xem phần tuyển dụng. Kể cả họ chưa tuyển người. Cứ nộp CV vào mail của họ và nói là bao giờ có vị trí phù hợp hãy xem xét em nhé. Thích thì nhích thôi chả vấn đề gì cả.

 Thường thì vào những dịp cuối năm hay các lễ tết, các công ty luôn rơi vào trạng thái thiếu nguồn nhân lực. Nếu bạn chịu khó, hy sinh thời gian đi chơi thì hoàn toàn có thể tìm được một công việc với mức lương rất cao.

Cái này đòi hỏi level cao hơn một tý. Nhưng yên tâm, bạn hoàn toàn có thể được công việc tìm đến mình. Ngày xưa mình có tham gia Clb Ukulele Vietnam. Và nhờ đó mà mình có được công việc làm giáo viên dạy ukulele cho bé 7 tuổi với mức lương khá tốt mà lại còn thoải mái và vui vẻ. Hoặc là nhiều bạn nhờ tham gia những cuộc thi hát ở trường hoặc đơn giản là cover bài nào đó up lên mạng. Không ít người trong số họ được mời đi biểu diễn hoặc là hợp tác đấy.

CHUYỆN KHÔNG TÌM ĐƯỢC VIỆC CŨNG BÌNH THƯỜNG THÔI. KHÔNG VIỆC GÌ PHẢI CĂNG THẲNG. CỨ BÌNH TĨNH XEM XÉT LÝ DO. THUA KEO NÀY TA BÀY KEO KHÁC. 

  • Bị loại từ vòng gửi xe. Aukey chuyện này vô cùng bình thường. Một là CV của bạn không đáp ứng được yêu cầu của họ. Hai là họ đã tìm được đủ người. Và một số lí do khác…

Cách giải quyết: Xem xét lại CV ( bây giờ gần như là gửi CV online). Đảm bảo rằng bạn viết CV đúng yêu cầu của họ. Có những điểm mạnh phù hợp với công việc. Hãy tham khảo thêm cách viết CV tại anhtuanle.com. Mình từng cộng tác với anh ấy và anh viết về cách viết CV rất cụ thể. Bạn có thể áp dụng cho riêng mình.

  • Công việc không phù hợp: đến phỏng vấn mà bạn không nhận được lời đồng ý từ bên tuyển dụng. Họ cần một người năng động, bạn đến đó chỉ lắp ba lắp bắp nói không nên lời. Không sao đã có cách

Cách giải quyết: xem xét lại điều kiện của công việc. Quan trọng là ở thái độ, không phải ở năng lực. Nên hãy tạo ấn tượng tốt với họ. Cố gắng hết sức bằng khả năng của mình. Họ sẽ rất coi trọng những người như thế (nếu không coi trọng thì bỏ đi, đừng làm đó nữa, nha). Hãy chọn một công việc khác phù hợp hơn. VD bạn hướng nội và thích viết báo thì có thể chọn làm ctv tại nhà. Lương về đều hàng tháng chuyển khoản ngân hàng.

  • “Chẳng có việc gì để làm cả”: Cái kiểu này thì ủn mông lên mà tìm việc đi nhé. Ngồi đó mà kêu ca cái gì. Việc đầy rẫy không ai làm cho đó kìa. Tìm việc đi nha, có thêm nguồn thu, thêm bạn bè, thêm kinh nghiệm. Không vui sao?

Một số điều muốn nói khác:

  • Ngoài việc làm thêm mình nghĩ các bạn nên tham gia một số những hoạt động tình nguyện. Như làm tình nguyện viên cho các chương trình từ thiện, cho những chương trình sự kiện lớn… Có thể không được tiền, nhưng được nhiều kinh nghiệm hay ho đấy.
  • Hãy sắp xếp thời gian học tập và làm việc thật hợp lý. Dẫu sao cũng là sinh viên, việc học đặt lên hàng đầu mà. Nếu chưa tìm được công việc làm thêm phù hợp. Hãy chăm chỉ học thêm ngoại ngữ hay cải thiện một kĩ năng nào đó. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn để tìm một công việc bạn thích. Bạn có thể học các sử dụng Bullet Journal để quản lý bản thân tốt hơn.

Cuối thư, chúc các bạn, các em của tôi may mắn. Cố gắng lên nhé. Đường còn dài, miễn là chúng ta cố gắng mỗi ngày.

Theo sunhuyn.com

16,523 người xem

Kinh nghiệm phỏng vấn part time
Những điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn công việc part-time

Nếu bạn đang tìm kiếm một vị trí tạm thời, các câu hỏi bạn phải đối mặt có thể sẽ khác và tập trung hơn vào tác động bạn có thể có trong ngắn hạn. Vậy câu hỏi nhiều bạn đặt ra là: “Đi phỏng vấn công việc part time cần chuẩn bị những gì?”.

Qua bài viết này, các chuyên gia tuyển dụng JOBNOW sẽ chia sẻ tới bạn đọc những điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn công việc part time nhé.

Rất nhiều bạn sinh viên hoặc đã ra ra trường có mong muốn tìm một công việc làm thêm bán thời gian để kiếm thêm thu nhập. Tuy nhiên, các bạn lại không đặt nặng vấn đề cuộc phỏng vấn cho công việc đó sẽ diễn ra ra sao và thường có suy nghĩ “công việc tạm thời thôi mà, cần gì phải chuẩn bị”.

Chính bởi những lý do chủ quan đó mà nhiều bạn đã mất đi những cơ hội tốt để có được công việc mà mình đang cần và biết đâu công việc đó lại chính là bước đệm để mở lối cho sự phát triển sự nghiệp của bạn sau này.

Bởi vậy, bạn cần có sự chuẩn bị về những câu hỏi mà nhà tuyển dụng có thể đưa ra và những câu hỏi để bạn hỏi nhà tuyển dụng. Đôi khi các câu hỏi này có thể trực tiếp hơn, và có vẻ đáng sợ vì cả hai bên đều biết rằng mối quan hệ này, theo định nghĩa, là một khái niệm ngắn hạn.

>> Bạn nên Trang bị cho bản thân 11 Câu hỏi phỏng vấn hay gặp và khó trả lời nhấy 

Một cơ hội tốt

Kinh nghiệm phỏng vấn part time

Bạn có thể sẽ có một vị trí tạm thời bởi vì bạn đang tìm kiếm việc làm. Nếu bạn không phải là nhân viên hợp đồng chuyên môn hoặc cố vấn, công việc tạm thời của bạn có thể bao gồm gần như bất cứ điều gì trong một tổ chức.

Bất kể vị trí là gì, nếu bạn có quan điểm lâu dài hơn, đó là một cơ hội tuyệt vời để có được “bên trong” của một công ty và tạo dựng các mối quan hệ bạn có thể sử dụng sau này.

Bạn hãy cố gắng tạo ấn tượng tốt, hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn luôn nỗ lực hết mình vì công việc, có thế làm tất cả mọi việc mà công ty giao phó và bạn luôn chăm chỉ học hỏi để nâng cao bản thân.

Chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn của bạn

Dành thời gian để kiểm tra trang web của họ và tìm hiểu thêm. Điều này sẽ giúp bạn thể hiện sự nhiệt tình về vị trí – ngay cả khi bạn chỉ làm việc part time. Hãy tự hỏi mình những gì họ đang tìm kiếm và những gì bạn sẽ làm được cho công ty.

Công việc part time cần người phải nhanh chóng thích ứng – vì vậy bạn có thể được hỏi nhiều câu hỏi trực tiếp và cá nhân hơn. Dưới đây là một số ví dụ:

  • Nói với tôi về bản thân và bối cảnh của bạn
  • Tại sao tôi nên thuê bạn?
  • Mô tả cá tính của bạn.
  • Điều gì làm bạn chọn áp dụng cho vị trí này?
  • Bạn thích làm việc với những người như thế nào?

Câu hỏi để hỏi

Như với bất kỳ cuộc phỏng vấn nào, bạn có thể muốn suy nghĩ về một số câu hỏi khi thời gian đến.

Ví dụ:

  • Trách nhiệm công việc chính xác là gì?
  • Bao nhiêu giờ làm việc mỗi tuần?
  • Kỳ vọng của công ty là gì?

Hãy chắc chắn rằng bạn hiểu về chế độ chính sách của công ty trước khi bạn bắt đầu. Bạn sẽ nhận được hợp đồng ghi rõ mức lương, thời gian làm việc, thời gian thông báo (số cảnh báo bạn cần cung cấp cho công ty nếu bạn quyết định ra đi) và quyền lợi của bạn về ngày nghỉ.

Hãy nhớ rằng, ngay cả khi bạn không được xem xét cho một vị trí thường xuyên vào thời điểm này, bước đầu tiên để bạn có thể có cơ hội được nhận đó là bằng cách phỏng vấn nghiêm túc và tạo ra một ấn tượng tốt. Bài viết trên các chuyên gia JOBNOW đã chia sẽ rất chi tiết về những điều cần lưu ý khi đi phỏng vấn công việc part-time để gửi tới bạn đọc tham khảo. Hãy luôn cố gắng ở bất cứ khoảnh khắc nào trong cuộc đời bạn.

>> Xem ngay cách trả lời phỏng vấn “Cưa đổ” nhà tuyển dụng ngay vòng 1

Chúc bạn thành công!