Kinh Luật Luận là gì

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT
Công Trình Dịch Thuật Kinh, Luật, Luận, Triết Học, Thi Ca
của TT Tuệ Sỹ

Xuyên suốt tầm nhìn để làm việc xâu kết mộtcông trìnhhọc thuậtcó tầm vóc là một điềuvô cùngkhó khăn. Hơn nữa, mộtcông trìnhhọc thuậtlại là của một bậc Thầy, của một nhànghiên cứuPhật họcuyên bác, của một nhàtư tưởng,thi cađương thời thìquả thậtlại càng không nên.

Nếu nói về số lượng của công trình học thuật ấy cũng đủ để cho chúng ta kính trọng, ngưỡng mộ cái khả năng bền bỉ, liên tục, làm việc không biết mỏi mệt, để ngày hôm nay đã tác thành những bộ kinh được luận giải, chuyển ngữ từ Phạn bản, Hán tạng ra Việt ngữ. Bao nhiêu tư tưởng triết học từ Ðông sang Tây được viết thành những chủ đề lớn để thấy được hai nền văn hóa Ðông Tây gặp nhau dưới ngòi bút của Thầy. Và còn biết bao những áng văn thơ khác nữa.

Nếu nói về phẩm, qua công trình học thuật ấy, thì Thầy có một trí tuệ hoằng viễn, một công trình giảng luận to lớn qua các tác dịch phẩm đã được ấn hành. Do vậy, nhân buổi lễ giới thiệu tác phẩm Huyền Thoại Duy Ma Cật hôm nay, người viết xin phép được giới thiệu một cách tiêu biểu các tác dịch phẩm, các chủ đề biện bàn Triết Học Tư Tưởng Ðông Tây, Tư Tưởng Phật Học và một số bài thơ mang tình đạo vị, quê hương, dân tộc, để thấy một người con dân nước Việt đã sống trong lòng quê hương, lớn lên trong tình tự dân tộc đã cùng chia sẻ, cưu mang những bước thăng trầm của vận nước và từ đó đã đi theo định nghiệpcủa mình, như lời tựa, Thắng Man Giảng Luận: do Ban Tu Thư Viện Cao Ðẳng Phật Học Hải Ðức Nha Trang ấn hành năm 2001:

Bản Kinh Thắng Man này được dịch và giải vào một thời điểm mà dấu ấn của nó sẽmãi mãikhôngphai mờtrongtâm trícủa nhữngchứng nhânlịch sử. Mỗicá nhânnhìn theo góc độ nhãn quan của mình. Bằng hữutrí thứccó thểtìm thấyđâu đó, giữa hai hàng chữ dịch và giải, dấu ấnmơ hồcủathời gian. Một cọng cỏ non yếu, cố vươn mình đón bắt ánh sáng cholẽ sống, dưới sức nặng tàn bạo của khối đávô trilầm lì. Bản dịch và giải chỉ mớihoàn tấtphầnđại cương. Nhưng cũng phải tạm thời xếp vào góc tối của giá sách. Người viếtđi theođịnh nghiệpcủa mình. Hay của cả dân tộc?

Dịch ThuậtKinh Tạng

Trongthời giannhập thấtThầy đã dịch xong bộA Hàm[Trường A Hàm,Trung A Hàm,Tăng Nhứt A HàmvàTạp A Hàm] làm Kinh học cho các lớp chuyên khoaPhật Học,đồng thờicũng để cho cácthế hệkế thừacó cái nhìnthấu triệtvềđời sống, và công cuộcthuyết pháphóa độthường nhật của ÐứcThế Tônvà hàngThánh chúng.

Nội dung bốnbộ Kinh A Hàm, ÐứcPhật thuyếtpháp cho đủ mọi giới, từthế giớichư thiênđếnhội chúngThánhđệ tử, từxã hộiloài ngườiđến các loàichúng sinhkhác. Ðức Phật khôngphân biệtgiàu nghèo, sang hèn, vua chúa,cùng đinh,trí thứchayyếu kém, thành thị hay thôn quê, bất cứ ai có đủnhân duyênthì Ðức Phật đềuhóa độ. Như kinh Angulimala, chàngVô Não, Ðức Phậthóa độkẻ sát nhânthành Thánhquả. Kinh Amparali Ðức Phậthóa độngười kỹ nữthành thánhthiện, người gánh phân thànhA La Hán, bậc vua chúa thành ngườihộ phápvà hàngtrưởng giảthànhđại thí chủ. Trongkinh GiáoThọThi Ca La Việt, Ðức Phậthóa độchàngThiện Sanhlạylục phươngtrongThánh phápluật. KinhPhạm Thiênthỉnh Phật,hóa độqua các cung trời. KinhThủy TịnhPhạm Chí,hóa độhàngBà La Mônngoại đạo, mà cách thứctu hànhcủa họ là lõa thể, haykhổ hạnhtheocách sốngcủa loàisúc vật Ngưuhành giả, Cẩuhành giả, bắt chước cách ăn như trâu và ngồi chồm hổm như chó.

Cũng trong nội dung bốn bộA Hàmđã nói lênđời sốngthậtđơn giản, ít nhu cầu vàan nhiêntự tạicủa Ðức Phật: Ngày chỉ ăn một bữa, tối ngủdưới gốc cây, với ba tấm y, mộtbình bát, một đãy lọc nước, một túi kim chỉ,tọa cụvà cây gậy.Gia tàiÐức Phật chỉ có chừng đó. Bất cứ nơi nào cũng là chốn an nghỉ của Ngài, khi thì trong ngôi nhà trống, khi thì nơi đống rơm, trong căn phòng của người thợ đồ gốm, khi thìdưới gốc câyhay bên triền núi

Nềnvăn họcKinh vănA Hàmđã làmsống lạithời ÐứcThế Tôntại thế, cũng như hàngThánh chúngtrong sựtu tập,thiền địnhhằng ngày. Trong sựtu tập thiềnđịnh ấy,quán chiếutự thân, thọ, tâm, phápđể ýthức từngcảm giác, động tác nơi chính mình, loại trừvô minh,cấu uế,chấm dứtphiền nãoô trượccủatham sân si, để chuyển thànhvô tham,vô sân,vô si

Thầyphiên dịchbốnbộ kinh A Hàmchứa đựng bao nhiêutinh túy, thâm uyên của nền kinh việnNguyên ThủyPhật giáo, đã làm tỏ rạng, đậm nét từng bước chân đi của Ðức Phật in dấu trên khắp mọi nẻo đườnghóa độ, thìđồng thời, Thầy cũng dịch thuật nhữngbộ kinhthuộc nền kinh viện Ðại Thừa, phát huyBồ Tát Đạo. Những vịBồ Tátsống đờitại gia,hình dung, dáng dấp không khác một ai, nhưng tâm tư,ý niệmlại làhóa thâncủa ÐạiBồ Tát, mang hành trangBi Nguyệnlàm đẹpcuộc đời, cứu vớttrầm luân. Nhữngbản kinhhàm súcnội dung ấy là: Thắng ManGiảng Luận,Duy Ma CậtSở Thuyết, Huyền ThoạiDuy Ma Cật,Pháp ThoạiDuy Ma Cật

Yếu chỉcủa nhữngbộ kinhấy đã dạy chochúng tathấycon đườngcủaBồ Tátđi,chí nguyệncủaBồ Tátphát vàhành vicủaBồ Tátlàm đểphụng sựlý tưởnggiác ngộ. Dù trêncon đườngphụng sựấy, gặp phải muôn ngàn chướng duyên,nghịch cảnh,Bồ Tátcũng không nao núngý chíđộ sinh. Bởi vìBồ Tátcó đủ Ðạo, Nguyện, Hành, có đủ Bồ Ðề Tâm, lònggiác ngộcho mình và cho người.

Trong Thắng ManGiảng Luận, Tiết 2: Phát Bồ Ðề Tâm, Thầy viết: Hạt giốngBồ Đềkhông được gieo vào một cánh đồngtrừu tượngnào xa xôi, cũng không chờ đợi gieo vào một vùng đất hứathần thoạinào khác, mà nó được gieo xuống ngay trên sa mạcsinh tửnày, khô cằn với nhữngđau khổtriền miêncủachúng sinhnày. Rồihạt giốngấycần phảiđược tưới bằng nước ngọt củaTừ Biđể lớn mạnh, để đến thời trổ hoagiác ngộ. Do đó, quá trình Quy, Giới, Nguyện và Hành củaBồ Tát Đạolà những giai đoạn gieo xuống vàvun tướihạt giốngBồ Đề. Nói cách khác phát Bồ Ðề Tâm vàthành tựuBồ Đềquả làtrọn vẹntất cảsự nghiệpcủaBồ Tát.

Thầytiếp tụclý giảibước đầucủaBồ Tátphát tâmphải như thế nào? Bằng cái nhìnthẩm thấuxuyên suốtba đường ácđạo, bằng cái khổmiên mantrên ngọn lửa thiêu đốt,chúng sinhmãi lang thang trong rừngvô minh,đại dươngsinh tửmà chưa từng cóý niệmvượt thoát sông mê. Từng nhữngý niệmban sơcứu độ, từng nhữngcảm xúcđến những nỗi khổ củachúng sinh,Bồ Tátphát khởichí nguyệngieo hạt mầmgiác ngộtrên mảnh đấtphiền nãothế gianphiền não tức Bồ Đề, để từ đó hương vịgiải thoátđược vươn cao, thành tàng rộng che mátthế giannhiều nắng quái vàtiếp tụcnuôi dưỡngbằng dòng sữatừ áilớn khôn trêncon đườngchuyển mê khai ngộ, từ phàmthành thánh.

Ðể thấy rõý nghĩađích thực của Bồ Ðề Tâm mà một vịBồ Táthayhành giảđi trêncon đườngcứu độphảithân chứng, thật chứng tánh đứcvị thaấy. Thầy viết:

Bồ Ðề Tâm là gì? Bồ Ðề Tâm đó làchí nguyệnnóng bỏng của mộtchúng sinhtự thấy mình đang sống trong cảnhtối tămgiữađọa đàykhổ nhục, mong tìm mộtcon đườngsáng không những đểgiải thoátbản thânkhỏi nhữngđe dọaáp bứcmà còn đểgiải thoátcho tất cả những người cùngcảnh ngộ. Bồ Ðề Tâm, đó làý chíkiên cường bất khuất của một người bị cột trói trên ngọn lửa rực cháy, bịchà đạpdưới nhữngsức mạnhtàn khốc củatham vọng,điên cuồngcủa chính ta và của một tập thểma quáichung quanh ta. Vui cười gì,thích thúgì, giữa ngọn lửa không ngừng thiêu đốt? Bị bao phủ trong bóng tối, sao không đi tìm ngọn đuốc?

Không cótâm nguyệnđó, không cóý chíđó,Bồ Tát Đạochỉ là mộtcon đườngxa xôi,không tưởng,thần thoạihoang đường. VàPhật thừakhông hơn một tiếng nói suông của một ngườimê sảngtrong giấc ngủ ngày.

Từ sự suy tưhiện thànhlý giải,giảng luận,chúng tathấy Bồ Ðề tâm mang nhiềuý nghĩaqua sự sưu khảonghiên cứutừ ÐạiTạng Kinh, từ những bộ luận lớn cho người học Phật mộtkiến thứcPhật pháp, một cái học đầy hứng thú, mộtkiến giảiPhật phápthâm uyên. Và cũng từ sự học Phật đó để trang bị cho mình,hay nóicho đúng hơn, chớ có đánh mất Bồ Ðề Tâm, mà phải luôn nhớ, và luôn luônhiện hữu, dù bất cứsống chếttrong loàichúng sinhnào. Bởi vì Bồ Ðề Tâm làtâm giácngộ. Trêncon đường tu tậpmà quên đi cáitâm giácngộ thìtu tậpđể thành cái gì? Bồ Ðề Tâm là nhân tố, là nhữngđiều kiệntất yếu cần có trêncon đườngthăng tiếncầu đạoVô thượng, là những phẩm tínhsiêu việtnâng đỡđểBồ Tátthành tựuước nguyện.

Trong phần chú thích, Thầy đãdẫn giải:

Bồ Ðề Tâm [SKT Bodhicitta], nói đủ làvô thượngBồ Ðề Tâm, hayA Nậu Đa LaTam MiệuTam Bồ Ðề Tâm [SKT Anuttara-Samyak-Sambodhi-citta]tức tâmnguyệnthành tựusựgiác ngộ tối thượng. Ðạitrí độ: Bồ Tátsơ phát tâm, lấyvô thượng Bồ Đềlàm đối tượng, nói rằng: Mong tôi sẽthành Phật. Ðó gọi là Bồ Ðề Tâm.Bồ Tát Di Lặcnói vớiThiện Tài: Bồ Ðề Tâm làhạt giốngcủa hết thảyPhật pháp. Bồ Ðề Tâm làruộng phướcvì nuôi lớn pháp bạch tịch. Bồ Ðề Tâm là cõi đất lớn, vìnâng đỡhết thảythế gian. Bồ Ðề Tâm làtịnh thủy, vì rửa sạch tất cả cáu bợnphiền não

Thắng ManGiảng Luậnlàbộ kinhlấy tên người con gái củaVua Ba Tư NặcvàMạt Lỵphu nhânđể đặt tên.Nguyên do, sau khitiếp nhậnthư của vua cha và mẫu hậután thánnhững phẩm tínhsiêu việtcủaNhư Laimà Thắng Man đãphát khởiniềm tinthâm thiết, vàphát nguyệnrộng lớn, ấy làchí nguyệnđại thừaBồ Tát, thượng cầuhạ hóa. Mộtchí nguyệnhyhiến thânmạng đểtôn sùngÐạo pháp, đểlợi lạcchúng sinh. Thắng Manphu nhânphát khởichí nguyện.Chí nguyệnấy là monghọc hỏivàthấu triệtvô lượngvô biênPhật pháp; và không chỉ có thế,chí nguyệnphu nhâncòn hướng đến nhữngthực hànhcao cả, tự mìnhgánh váctrách nhiệmlớn lao, sẵn sàngxả bỏ thân mạngvì sựtồn tạicủachánh phápvàvì lợi íchcủa tất cảchúng sinh.

Tên người Thắng Man,biểu tượngcông hạnhBồ Tátcủanữ giới. Từbiểu tượngBồ Tátnày,chúng tathấyhình ảnhBồ TátDuy Ma CậttrongDuy Ma Cật Sở Thuyết Kinh, hay Huyền ThoạiDuy Ma Cật, mà Thầy đãgiới thiệuvàluận giải. Ðể rõduyên dovàý niệmcủa Kinh, trong chương IIPhương TiệnQuyền Xảo,Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinhđã nói:

Bấy giờ, trong thànhTỳ DaLi có vịtrưởng giảtênDuy Ma Cật, hằngcúng dườngvô lượngPhật, trồng gốc rễ thiện,chứng đắcvô sanh pháp nhẫn, có tài biện thuyếtvô ngại, hiệndu hí thần thông, nắm vững cáctổng trì,đạt đượcvô sởúy, khuất phục mọithù nghịchquấy nhiễucủa Ma, thấu hiểu mọipháp mônsâu thẳm, dẫn đếngiác ngộAn trútrong oai lực nhiệm mầu của Phật, tâm ông luôn trải rộng nhưđại dương. Ðược chư Phậtca ngợi, hàng Ðế Thích vàPhạm Thiênkính phục.

Một vịBồ Táthiện thânTrưởng giả, có đủđời sốngngũ dụcmà không bịchi phốibởingũ dục. Ở trong hương sắc củathế gianmà không bịthế gianđắm nhiễm.Vui chơitrong cuộc sống mà lúc nào cũng trụ trongđạo tràng thanh tịnh Tùy sở trú xứ thườngan lạc.

Ðây làtư tưởngÐại thừaPhật giáo, bàng bạc trong Kinh vănDuy Ma Cật. Có lầnDuy Ma CậtTrưởng giảgặp NgàiXá Lợi Phấtđangtĩnh tọatrong khu rừng vắng,Duy Ma Cậthỏi NgàiXá Lợi Phất:

Thưa NgàiXá Lợi Phất, bất tất ngồi như thế mới làtĩnh tọa khôngkhởi diệttận định [Samjnàvedita -Nirodha-Samàpatti] mà hiện cácoai nghi, đó mới làtĩnh tọa không đoạnphiền nãomànhập Niết Bàn, ấy mới làtĩnh tọa

Ðó là cung cách của Ngài Xá Lợi Phất bậc A La Hán. Còn đối với chư vị Bồ Tát, có lần Duy Ma Cật lên cung trời Ðâu Xuất [Tusita] viếng Bồ Tát Di Lặc [Maitreya] và hỏi:

Thưa NgàiDi Lặc,Thế Tônthọ kýcho Ngài,một đờinữa sẽthành Phật. Nhưng Ngài đượcthọ kýtheo đời nào?Quá khứchăng?Quá khứđã qua rồi.Vị laichăng?Vị laichưa đến.Hiện tạichăng?Hiện tạikhông dừng?

Huyền ThoạiDuy Ma Cật,tác phẩmđượcgiới thiệuhôm nay, hàm tàng một nội dungẩn mậtphô diễnhành trạngcủa vịBồ Táthóa thânvào đời để thi thiếtBồ Tát đạo,lập thệsâu xaBồ Tát nguyệnvàtác thànhchân thânBồ Tát hạnhgiữa biển đờisinh tửtrầm luân. Huyền ThoạiDuy Ma Cậtlàtác phẩmmới nhất được Thầy dịch giảng,luận giảibằngsở triuyên thâmPhật pháp, bằng nghệ thuật văn phong lịch nghiệm để từ đó hiến dâng, trao tặng cho tất cả bằng hữutri thức, cùngpháp giớichúng sanhthấm nhuầnânpháp nhũ.

Như vậy, riêng về phầnphiên dịchKinh tạng, Thầy đãphiên dịchhai hệkinh điểnNguyên ThủyPhật giáoKinh A Hàmvà Ðại ThừaBồ TátDuy Ma Cật, Thắng Man để giúp người học Phật có cái nhìn tổng quát qua hai hệkinh điểncủaThượng Tọa bộvà Ðại Chúng bộ theotừ ngữthời bấy giờ. Nhưng,cho đếnhôm nay, có lẽ cái nhìn được cởi mở vàthấu triệthơn nên Thầy đãphiên dịchKinh điểnđểcống hiếnsựlợi íchchomọi ngườivà cũng để góp phầnxây dựngnềnhọc thuậtkinh điểnnước nhà ngày thêmphong phú.

Dịch ThuậtLuật Tạng

Về Tạng Luật, Thầy đã để phần lớnthời gianhiệu đính, chú thích kỹ lưỡng vì tầm quan trọng củagiới luật. Tỳ Ni tạng trụ,Phật phápdiệc trụ Luật tạngđượcvững bềnthìPhật phápcũng đượcbền vững. Là cột trụ của ngôi nhàPhật pháp, nêngiới luậtkhông thể khinh suất, từ đó Thầy đãhoàn thànhbộTứ Phần Luậtgồm cósáu quyển cũng như bộYết MaYếu Chỉ, nhờvậy màcácthế hệchúng Tănghôm nay có đủ bộ luật để học trong cáctự việnvà các trườngPhật học, mà không còntùy thuộcvốn liếng chữ Hán. BộLuật Tứ Phầncũng nhưYết MaYếu Chỉđã đượcấn hànhtương đốiđầy đủ cho các Tăng sinh trong nhữngmùa an cưkiết hạhay những khóa họcPhật pháp.Thiết nghĩbộLuật Tứ PhầnvàYết MaYếu Chỉcần được giảng dạy choTăng chúng, nhất là môi trường ở hải ngoại này.

Nếu ai đóưu tưvề mạng mạch củaTăng già, tuổi thọPhật phápvà làm thế nào để phát huy và giữ vữngnếp sốngcủacộng đồngTăng lữngày một hưng thịnh, thì Thầy là một trong những bậcTôn túcthiết tha,tâm lượngđến tuổi thọ và sức sống ấy. Nỗiưu tưsuy tưởngđãhiện thànhviệc làmcụ thể,thích hợpquacông trìnhphiên dịchluật tạnghôm nay. Trong khiphiên dịchhayhiệu đính, chú thích làviệc làmhoàn toàntùy thuộcvào khả năng,kiến thứcvềluật tạng,nếu khôngđủ năng khiếu vềngôn ngữ, mà nhất là thứngôn ngữcổ: Phạn, Pàli, Hán thì khó mà dịch hayhiệu đínhcho đúng. Do vậy, làm mộtcông trìnhthuộcvăn họcluật,văn hóaPhật, đòi hỏi sựthận trọng,tôn trọnglời Phật dạy,nếu khôngsẽ gâytai hạicho nhiềuthế hệmai sau. Trong khiphiên dịch, những điều sai sót vềchữ nghĩa,ngôn từlà điều không phải không có, như trong phần Tự Ngôn, Thầy viết:

Có nhiềutrường hợpcăn cứ trên các Phạn bản, chủ yếu là bản Pàli để chỉnh lý những điểm sai sót trong bản Hán do sao chép.Thí dụ, trang 85-1a, bản Hán chép làBà LaBạt Ðề, đây là tên của một cô gái đọc theo Pàli là Sàlavatì, do đó biết rằng Hán đã chép nhầm từ Sa thành Bà vậy từ đúng làSa LaBạt Ðề, thay vì làBà LaBạt Ðề trong các ấn bản Hán.

Sự sai sót này đòi hỏi người dịch, hiệu chính, chú thích phảithông hiểuthấu đáongôn ngữvàkiến thứcPhật học, đọc qua nhiều Ðại Tạngngôn ngữkhác nhau đểđối chiếu,tìm rachỗ đúng và chỗ không đúng. Trong khi làm việc này, Thầyxem nhưkhông khó lắm, có nghĩa là rất dễ dàng đối với Thầy trênphạm vingữ pháp. Thầy viết:

Mặt khác, những sai sót do sao chép thường nhầm lẫn tự dạng màKhuy Cơ[Thành duy thức luậnthuật ký tự] nói là suyễn phượng ngoa phong, quai ngư mậu lỗ. Chữ phượng nhầm lẫn với chữ phong, chữ ngưlẫn lộnvới chữ lỗ; nhữngtrường hợpnhư vậy rấtthường xuyên, và chỉnhlý khôngkhó khăn lắm,tùy thuộctrình độngôn ngữ, vàtrình độnhận thứcgiáo nghĩa.

Việc làmcủa người nắm vữngmực thước,quy củ, Thầy đã nhiều lần thấy tầm quan trọng củagiới luật, mà khi xưa một thời chư bậc Tổ đứcThiền giađãgiữ gìnnhư giữ tròng con mắt, không thể khinh suất. Chínhvì vậymà quý Ngài là chỗ nương tựa củachúng Tăng, là bậcLong Tượngtrong rừng thiền, là gốc câyđại thọngàn năm rợp bóng cho nhiềuthế hệnương theo. Những bậctuyên dươnggiới luậtlàm rạng ngờinếp sốngphạm hạnhhuân tu,mãi mãicho đếnbây giờ, mỗi khi nhìn lênbàn thờ Tổ, vẫn thấy nét thâm nghiêmthanh tịnhcònhiển hiện. Ðạo phong trác việt, tánh đứcuy nghinhư là bài họcsống độngsuốtthời gianchẳngphai mờ.Hình ảnhcủa chư vị Kỳ TúcTổ Sưthờ nơi hậu Tổ như luôn nhắc nhở hàng hậu học, mỗi khi lễ Tổ thỉnh sưhành lễ. Nhữnghình ảnhấy, khi cònsanh tiềnhay giờ này đã chích lý Tây quy, nhẹ bước về miềntịnh địathì cũng vẫn là hương xưa cònphảng phất,âm hưởngchẳng bặt tăm. Nghi dung một thời đĩnh đạc trong chốntòng lâm, làm tấm gương soi chohậu thế. Nghĩ đến những tấm gương làu làu sáng rỡ, chẳng chútbụi trầnmà Thầy viết lời Tự Ngôn đượm nhuầntình tựcủa kẻkế thừa, nối góttheo sau:

Hòa thượng là một số rất ít trong cácTỳ Kheotrì luậtcủaTăng giàViệt Nam, kể từ khiPhật giáođược trùng hưng, Tăng thể đượcchấn chỉnhvà khôi phục.Thế hệthứ nhất trong phả hệtruyền thừaluật tạngcủaTăng giàViệt Namthời trùng hưnghiện đạibao gồmbóng mờ của nhiều bậc Thượng tôn,Trưởng lão,uy nghiđĩnh đạc nhưng khóhình dungrõ nét đối với cácthế hệtiếp bướctheo sau. Các Ngài xứng đáng là bậcLong Tượngtrong chốntòng lâm, màđời sốngphạm hạnhnghiêm túc,phản chiếugiới đứcsáng ngời, tịnh như băng tuyết,mãi mãighi dấu trên các nẻo đườnghành cước, tham phương, hoằng truyềnchánh pháp.

Bằng tầm nhìn suốt một chặng đườnglịch sửhoằng truyềnchánh phápchấn chỉnhtông môn, thìluật tạnglà điềutrọng yếutrong công cuộc hoằng truyền vàchấn chỉnh, màdư hưởngmột thời của chư bậc Tổ Ðức còn âm vang làm chất liệucơ năngcho sự bảo lưu nềnvăn họcluật tạng, Thầy đã đi trên dònglịch sửbảo lưu ấy.

Có thể nói,thế hệcủa Thầy là điểm gạch nối giữathế hệcha ông vàthế hệtử đệ của Thầy. Do vậy, Thầy đã uống được ngụm nước đầu nguồn tươi mát đó mà tưới tẩm vun bồi chothế hệkế thừavà nhiềuthế hệsau nữa. Cho nên Thầy phải làm và làm thật nhiều những gì cần làm đểxây dựng, tạo lập một kho tàngpháp bảobằng khả nănghiện cócủa Thầy, ngõ hầu góp phầnxây dựngchung cho ngôi nhàPhật giáo Việt Namngày thêmvững chắc, trong khả nănghiểu biếtcủa một vị tăng với sứ mệnhphụng sựÐạo pháp vàcộng đồngTăng.

Nhân danhmộtcá nhântăng đểsan bằngtất cả những khúc mắc,gập ghềnhchung và bổ túc những khiếm khuyết nếu có quacông trìnhbiên khảo, dịch thuật của chư vị dịch giả khác.Tâm nguyệnphụng sựcủa Thầy được dàntrải quacác Lời Tựa, Tự Ngôn,Tiểu Dẫn. Trong tậpYết MaYếu Chỉ, phầnTiểu Dẫn, Thầy đã trình bày thực trạng củacộng đồngTăng lữViệt Nambị trì kéo bởi nhiềuthế lựcthế tục, màTăng giàkhôngý thứctrách nhiệmtự tồn sẽ bị vong thân theo nhữngthế lựcấy. Ðó là nỗi đauthường hằngvà trực diện. Nỗi đau hằn lên tâm khảm thành những vết tích loang lở củathời đạiđãxé nátthân thểTăng giàViệt Nam. Thầy viết:

Trong mấy thập niêntrở lại, vớimặc cảmtự ti của mộtquốc gianô lệ,xã hộiViệt Namcóxu hướngbứt rễtruyền thốngđể đua kịp người khác. Cáchọc thuyếttriết họcphương Tây đượcmô phỏngmột cách vội vã, từchủ nghĩaDuy TâmNhân Vị,cho đếnDuy VậtVô Thần, thật sự đang để lại trên cơ thểViệt Namnhữngrạn nứtvô cùngđau nhức. Trong bối cảnhxã hộiđó chưa thấycộng đồngTăng lữởquốc gianào mà chịu nhiềurạn nứtnhư ởViệt Nam.

Nhữngthẩm địnhấy được xác lập bằngđịnh nghiệpcủa chính Thầy hay cộngnghiệp chungcủacộng đồngdân tộc trong đó cóPhật giáo Việt Nam, phải băngvượt quabao nhiêu thác ghềnhthời đại, bao nhiêuthế lựcvàtham vọngđộc tôn. Ðây là bài học xương máu màcộng đồngTăng lữViệt Namphảichiêm nghiệm.

Dịch ThuậtLuận Tạng

Như bao nhiêuLuận sưkhác, Thầy đã dịchthành Duy Thức Luận,A TỳÐạt MaCâu Xá Luận tất cả những bộ luận này đều được giảng dạy trong cácPhật Học Viện, cũng nhưthời gianThầy đảm tráchvai tròHọc Vụtại viện Cao ÐẳngPhật HọcHải Ðức. Thầy dạyDuy Thức Học,Câu Xá Luận, NhơnMinh LuậnÐại Trí Ðộ Luận Tất cả những bộ luận này đều đãấn hànhvà là giáo trình choTăng Nisinh. Có thể nói,công trìnhphiên dịchcủa Thầy đã đem lại nhiều sựlợi íchvàphương tiệncho những ai nghiên tầm kinh Phật,thực tậpkinh Phật vàtu chứngkinh Phật. Những bản dịch thuật, luận giảng, được Thầy ghi chép đầy đủxuất xứ,rõ ràng, mạch lạc, cũng nhưdẫn chứngvà chú thích nhữngtừ ngữkhó hiểu,kiến văngiảng giảicủa Thầy khiến cho người đọc say mêthích thú.

Từphạm trùKinh, Luật, Luận bước sanglãnh vựcThiền họcvàTriết học,tiêu biểunhững tác dịch phẩm: Bộ Thiền Luận của Daisetz Teitaro Suzuki. Thiền vàBát Nhã.Tinh HoaTriết HọcPhật giáo.Triết HọcvềTánh Không. Ðại CươngThiền Quán Nhữngtác phẩmnày,tư tưởngchính là Thiền,Bát NhãvàTánh Không.

Thiền học, Thầytiếp tụcdịch bộ Thiền Luận của cụ Trúc Thiên mới dịch được quyển thượng, nhưng trước khiquyết địnhdịchgiáo nghĩaThiền, Thầy nói môn đó không phải làsở trườngcủa Thầy và trong cáctác phẩm, Thầynhư khôngmuốn chạm vào phong thái Thiền. Nhưng qua bộ Thiền Luận tập II và IIImọi ngườiđã thấy được khả năng dịch thuật sâu sắc,phong phúcủa Thầy, và chẳng phải làviệc làmcủa tay trái, dù lúc đó Thầy mới khoảng 27 tuổi. Thiền Luận tập II, phần I, MộtKinh NghiệmSiêu ViệtTri Kiến, trang 56, Thầy dịch:

Này, tâm của ngươi đã được an rồi đó. Bồ Ðề Ðạt Maxác nhận: Sựxác nhậnvề phíaTổ Sưđã làm sáng mắtHuệ Khả. Ðại Huệ lạinhận xét: Như rồng lặn xuống nước, như cọp tựa vào đá. Ngay giây phút này,Huệ Khảkhông thấy cóTổ Sưởtrước mặt, không có tuyết, không có cái tâm rong ruổi theo vật, không có cả sựchứng ngộmà tâm Ngài sở đắc. Tất cả đều tan biến khỏitâm thứccủa Ngài, tất cả đều không.

Ấy là sự lịch nghiệm Thiền bặt dứtngôn ngữ,văn tựđi thẳngvào lòng người đểkiến tánh thành Phật. Bởi vì tất cả là không, thì có gì để hỏi và đáp. Còn có gì để mê và ngộ. Còn có gì giữangã và ngã sở, trong giây phút đó,Huệ Khảđã đổi đời từ hố thẳm của sự chết chuyểnthành sựsốngbất diệt.

Cũng trong phầnTu TậpCông Án,Phương TiệnChứng Ngộ, Thiền Luận II, trang 59,chúng tathấy sự biểu tỏ của trực tính Thiền, như gõ vào vách đá tạo thànhtiếng vang, gặp bậcThánh giảmê vọngsớm trừ, chỉ còn thuần lại chất liệugiác ngộ. Như NgàiHuệ Nănggánh củi bán dạo, nhânnghe đượccâu kinhKim Cương: Ưngvô sở trụnhi sanh kỳ tâm màquyết địnhđi tìmNgũ Tổđể học Thiền. Sau khi đến núi Hoằng Mai để gặp TổHoằng Nhẫn, Tổ hỏi:

Nhà ngươi ở đâu đến? Ðến đây để làm gì?

Tôi là tên quê mùa ở Tân Châu đến, muốnlàm Phật.

Tổ nói:

Vậy ra ngươi từ Lĩnh Nam tới, nhưng người phương Nam không cóPhật tính, sao nhà ngươi lại mongthành Phậtđược?

TổHuệ Năngđối lời:

Người có Nam Bắc, nhưngPhật tínhđâu cóphân biệtBắc Nam?

Bát Nhã, mộtbộ kinhdày 600 quyển, nhưng rút gọn lại chỉ còn 270 chữ, tính luôn đề kinh, nhiệm mầu,siêu việttrên mọitự tính. Thầy đãchứng minhsự nhiệm mầu ấy trong cuốn Thiền vàBát Nhã, phần dẫn vào kinh vănBát Nhãdo Viện Cao ÐẳngPhật HọcHải Ðức, BanTu ThưPhật Họcấn hànhnăm 2004, trang 11, như sau:

Mạc Hạ Diên, mà phương Tây gọi là sa mạc Gobi, sách xưa gọi là Sa Hà, một bãi cátmênh môngdài trên 800 dặm, nối liền hai nềnvăn minhtối cổ củanhân loại, trên không chim bay, dưới không thú chạy, cỏ không, nước cũng không,Huyền Trangmột mìnhmột bóng đãvượt quakhỏi đoạn đường đầy kinh sợ vàthường xuyênlàm nản lòng những người kiên cường nhất, duy chỉ bằng vào lời kinh Ma haBát Nhã ba la mật đatâm kinh

Ấy lànăng lựchiệu nghiệmcủa kinh, là sựgia trìcủaBồ Tátkhi lòng mìnhthanh tịnh, hay quán thấythật tướngcủa các pháp là không, không có thật thể, màvượt quatất cảkhổ nạn, như lời kinh thường tụng đọc: Chiếu kiếnngũ uẩngiai không, độnhất thiếtkhổ áchBồ Táty BátNhãba la mật đacố tâm vôquái ngại. Vôquái ngạicố,vô hữukhủng bố,viễn lyđiên đảomộng tưởng

Tư tưởngBát Nhã,trí tuệvô lậulà nhân tố đủ để làm thànhcon đườngchuyển tải sựgiác ngộ, là chiếc bè đưa người qua dòngbộc lưu, dòng nước xoáy của sôngsinh tử.Bát Nhãlàđiều kiệnduy nhấtđểcon ngườithành Phật, dùcon ngườitrải quabao nhiêu chặngđường sinhtử. Nhưng một khi tríBát Nhãbừng dậy đốt cháyvô minh,dập tắtphiền nãothìcon đườnggiác ngộlà đấy. Do vậy,Bát Nhãlà Mẹ của chư Phật vàBồ Tát.

Nói rằngBát Nhãlà nguyên lýchỉ đạocủa cácBa La Mậtấy là vì các nhà Ðại Thừaquan niệmnó cấuthành nhấtthiết trí [Sarvajnãtà]. Tức là,trí tuệviên mãnmà bậctoàn tríđãthành tựu. Do đó,Bát Nhãlà ánh sáng rọi khắp màchúng taphảichiêm ngưỡng. Nó đứng trên tất cảảnh hưởngô nhiễmcủa các vật thể trần gian. Nósoi sángtất cả bóng tối trongthế giớiđối đãinhị nguyên, và do đó mang lạithanh bìnhvàan ổncho mọi loài. Nócung cấpánh sáng cho người mù, nhờ đó y có thể yên lành đixuyên quađêm tối củavô minh. Nó dẫn những ngườilạc lốitrở vềcon đườngchính. Nó vén mở chochúng tathấychân lýcủavạn hữu, vàchân lýđó làNhất Thiết Trí[Sarvajnãtà]. Nó lànơi nương tựacủa mọi loài, khiến chúnghoàn toànkhôngsợ hãi, là người có năm con mắt soi rõ trọn cảthế gian. Làchân lývượt lên sống và chết, vượt lên tất cả mọi tạo tác vàkhát áimà chính làtính Không. Là kho lẫm của hết thảy mọichân lý[dharmakosa]. Là Mẹ của hết thảy chư Phật vàBồ Tát.

Tánh Khôngtừ ThiềnBát Nhã,chúng tabước sangTriết HọcvàTánh Không, hai phương trờilồng lộngtư tưởnggiải thoát. Từtư tưởnggiải thoát,giác ngộnày đã phá đổ tất cả những điềusai biệtnhị biêncủathế tục, để dựng thànhmột thếgiớitrang nghiêmđạo quảBồ Tát. Từ nềnTriết học Tánh KhôngvàBát Nhãnày, người học Phật khôngthể khôngcó cái nhìn, cái suy tư nghiêm túc là giữacuộc đờitrần gian nhiềumộng ảo,huyễn tướnglànơi sinhtrụ củaBồ Tát, của nhữngtâm hồnÐại sỹ.Triết họcvàTánh Khônglà cái học cao siêu, cái họcthực thểvềtính chấtkhông thậtcủa sự vật.Tính chấtkhông thậtnày đượcdiễn đạtbằng một thứngôn ngữTriếtlý Phậtgiáo.Vậy thì,Bát NhãvàTánh Khôngcùnggặp nhauở một điểm làsan bằngmọi nếp suy tư, tưởng vàkhông tưởng; thật vàkhông thật, hay bất cứ cái có thểdiễn đạthay không nói thành lời. Chân trời củaBát NhãvàTánh Khôngkhông vướng vấp, và đọc qua nhữngngôn từcủathế tục đế, qua lằn vết,biên giớicủa tâm tư,Bát NhãvàTánh Khôngvượt thoátcon đườngtục đếnhưng hàm tàng vàhiện hữukhắp mọi thời, mọi chốn.

Chúng tađọc Thiền,Bát NhãvàTánh Khônglà làm mộthành trìnhquay vềnguồn đểđối diệnvới cáichân nhưuyên nguyênvô sinh,bất diệt, mà từvô thủycho đếnnay, người vàchúng tamãilặn lội,mò mẫmtrong đêmtrường sinhtử theo dòng thác lũ, cuồng thức. Thầy viết trong Thiền vàBát Nhã, trang 198, như sau:

Cái cày nằm trong đôi tay, nhưng cày đất lại bằng tay không. Ngồi trên lưng ngựa, nhưng trên yên lại không kỵ sĩ, dưới yên không kỵ mã. Bước qua cầu nước không chảy mà cầu trôi.Thanh vănvẫn còn bên này, dù đãchứng đạo, cho nên sựchứng đạođó lại khác hẳn vớikinh nghiệmcủa mình.Ý niệmđích thực vềTánh Khôngđangcản trởsự sống thực của mình. VớiBồ TátthìTánh Khôngkhông còn làTánh Không,Bồ Tátsống thựcđời sốngmình không bị phân vân giữa cái không hayBất không, giữaNiết Bànvàsinh tử, giữagiác ngộvàvô minh. Cái đóBát Nhãnói là ở trong Khôngtam ma địamà không thủ chứng thực tế. Và đấy là một trong nhữngthái độđặc sắcnhất củaBồ Tátđối với cõi đời.

Từ đây,chúng tathấyđạo Phậthiện hữutrongthế gian,xây dựngchothế gianmộtnếp sốngtịnh lạc,an lành, không lìa khỏithế gianđể tìm cầugiác ngộ.Bồ Tátkhông chối bỏchúng sinh, để tìmhạnh phúccho riêng mình.Bồ Tátsống ngay giữa lòng đờitử sinhđểđộ thoáttử sinh,chúng tahãytu họctheobài kệ:
Phật pháptại thếgian
Bất lythế giangiác
Ly thế míchBồ Đề
Do như cầuthố giác

Dịch:
Phật phápở nơithế giannày
Chẳng lìa khỏithế gianđể cầugiác ngộ
Lìa khỏithế gianđểtu chứnggiác ngộ
Giống như đi tìmlông rùa sừng thỏ

Các Chủ Ðề Ðạo Học và Triết Học Ðông Tây

Ngoàicông trìnhdịch thuật, trước tác, Thầy còn viết những loạt bài chuyên đề vềtư tưởngPhật Học,Triết họcÐông Tây. Nhữngnhận định,quan điểm lúc còn là Giáo sư Ðại họcVạn Hạnhvà TổngBiên Tậptạp chíTư Tưởng. Những bài viết vềcác chủđề này một phần đã đăng trong tạp chíTư TưởngVạn Hạnh, một phần đăng rải rác trên cácbáo chí, tập san, hay trên các trang báo điện tử: trang nhà Phật Việt, Quảng Ðức,Pháp Vân Qua những bài viết này, một số lấy tên làNhư Thị, như bài: CogitoBát NhãDưới Ánh SángHiện Tượng Luận. Tạp chíVạn Hạnhsố 8 và 9, kỷniệm Phậtđản, Phật lịch 2510, trang 114.So SánhCác Vấn ÐềTriết HọcÐông Tây Cogito TrongTriết HọcPhật Giáo, tạp chíVạn Hạnhsố 1, kỷniệm Phậtđản, Phật lịch 2500, trang 49, v.v

Nhữngchủ đềnhư trên, Thầy viết khá nhiều, người viết xingiới thiệumột sốtiêu biểu:

Lệ Ngôn.

Cogito là một danh từ La Tinh có nghĩa là tôi suy tưởng rút trong nguyên lýtriết họccủa Descarts Cogito ergo sum: tôisuy tưởngvậy có tôi [ji peuse je suis]. Theo Decarts thì đó là mộtchân lýhiển nhiênsau khi ông đãhoài nghiphủ nhận sựhiện hữucủa mọi sự vật trongvũ trụ. Vậy Cogito chỉ làmột thểnghiệm về sựhiện hữucủa chủ thể, vớitrí thứctrực giácvềhữu thểcủa chủ thể ấy.

Sau này Husserl, Sartre, Heideggerlần lượttheo Descarts suy nghiệm vềbản thểcủatri thứcvà đem lại cho danh từ Cogito những nội dung khác nhau. Do đó,chúng tôicũng có ý mượn danh từ Cogito đặt làm mộtđề mụccho sựnghiên cứubản thểtri thứcsiêu nghiệm của Ðức Phật, trong loạt bàiSo SánhTriết HọcÐông Tây củachúng tôi. [Tư TưởngVạn Hạnh, quyển 1, KỷNiệm PhậtÐản Phật lịch 2509, trang 49]

Thi Ca, Nền Văn Học Hiện Ðại

Nói đến thơ của Thầy, hầu như ai cũng biết tập thơ Giấc Mơ Trường Sơn và Ngục Trung Mị Ngữ. Ngoài hai tập thơ này còn có các thơ khác qua nhiều dạng thức, được đăng trên các tạp chí, đặc san từ trong nước đến hải ngoại. Nhiều bài trong Tập thơ Giấc Mơ Trường Sơn đã được phổ nhạc và đã được các ca nghệ sĩ ngâm, hát, thơ Thầy.

Những ý thơ của Thầy đã tạo nhiềuấn tượngcho giớithưởng ngoạn, nhữnghình ảnhthâm trầm của quê hương dân tộc, nhữngtình tựvàước nguyệnmuôn trùng của cuộc lữ, phương trời mộng. Ðọc thơ Thầy, để thấytâm hồncủa người nghệ sỹ, thi sỹ hay đọc thơ Thầy để cảm nhận, chia sẻtâm thứccủa kẻ sĩ luôn hướng về đất nước bị đọa đày? Một đất nước đói nghèo đầy tủi nhục, một dân tộclầm thankhốn cùng, vàý chíấy đứng thẳng để thấy quê hương và dân tộc Việt hào hùng trongý thứctự tồn,độc lập. Thơ của Thầy mang nhiều cảm tính dạt dào tình người, tình đạo, tình non sông gấm vóc. Một tình cảmchân thậtmà suốt dònglịch sửquê hương còn mênh mang trong ý thơ mượt mà, hùng tráng:
Người đi đâu bóng hình mòn mỏi
Nẻotới luicòn dấu nhạt mờ
Ðườnglịch sử
Bốn ngàn năm dợn sóng
Ðể người đi không hẹn bến bờ
[Tĩnh Thất24, 2000-2001]

Hay:
Tiếng trẻ khóc ngân vang lờivĩnh cửu
Từ nguyên sơ sông máu thắm đồng xanh
Tôi là cỏ trôi theo dòngthiên cổ
Nghe lờiru nhớ mãi buổi bình minh

Buổi vô thủy hồn tôi từ đáy mộ
Uống sương khuya tìm sinh lộ viễn trình
Khi nắng sớm hôn nồng lên nụ nhỏ
Tôi yêu ai, trời rực sáng bình mình.
[Bình Minh Tĩnh Tọa, tháng 9-1983]

Tiếp theoGiấc Mơ Trường Sơn là Ngục Trung Mị Ngữ, tập thơ làm trongthời gianở tù bằng chữ Hán. Ðọc Ngục Trung Mị Ngữ để thấy đượctinh thầnan nhiêntự tạicủa Thầy dẫu là những bài thơ trong lúc ở tù. Mộttâm hồnthư tháinhẹ như mây vàthong dongnhư gió, nhưng đầy ắp lòngthương yêutrần gian khổ lụy, đầy huyết lệ tuôn trào, mỗi khi bưng bát cơm tù. Từ nhữngbi hoancủa cuộc sống tù đày ấy, Thầy đã viết thành những lời thơ nói lên tâm cảm của mình, qua bàiCúng Dường:
Phụng thử ngục tù phạn
Cúng dườngTối Thắng Tôn
Thế giantrường huyết hận
Bỉnh bát lệvô ngôn.

Dịch:
Ðây bát cơm tù con kính dâng
Cúng dườngÐức Phật Ðấng Tôn Thân
Thế gianchìm đắmtrong máu lửa
Lệ nhỏ không lời, lòng xót thương

Ngoài racòn có những bài thơ mà không ở trong hai tập nói trên, như bài Tiểu Khúc Phật Ðản, Những Ðiệp Khúc Cho Dương Cầm Thầy đã viết:
Sườn non một bóng đạo già
Trầm tư năm tháng bên bờtử sinh
Nhìn sao mà ngỏsự tình:
Ai người Ðại Giác cho mìmh quy y?

Ðể rồi từ đó, Thầy gởi gấm lòng mình qua ý thơ: Cuộc sống quá nhiều khổ đau,con ngườicứ mãi lang thang trên những bướcđường sinhtửtrầm luân, mà chẳng biết khi nào đượcthoát khỏivòngquanh quẩnấy:
Thời gian vỗ cánh ngang đầu;
Sinh, già, bệnh, chết tránh đâu vận cùng
Khổ đau là khối tình chung
Ai nâng cõi thế qua bùn tử sinh?

Ðọc xong hai tập thơGiấc Mơ Trường SơnvàNgục Trung Mị Ngữcũng như một số các bài thơ khác,chúng takhôngthể khôngnghĩ đếntác phẩmTô Ðông Pha, Những Phương Trời Viễn Mộng mà Thầy đã dịch giảng lời thơ văn bay bổng, chơi vơi. Người viết xin được trích một đoạn trongTô Ðông Pha, Những Phương Trời Viễn Mộng,trang 240, đểgiới thiệutác phẩmtầm cỡ của nềnvăn học,thi cahiện đạicủa Thầy:
Giang Sơn như họa
Một thời hào kiệt anh hùng

Ngọc đường Kim mã bỗng vang lên những tiếng gào thétđoạn trường. Chim hồng giật mình tung cánh bay cao. Biết nơi nào là cố quận, nơi nào là tha hương để chim hồng đậu lại.

Trạch tận hàn chi bất khẳng thê
Tịch mịch sa châu lãnh
Ðường ra đi, qua trăng ngàn, qua gió bãi, mâyvần vũ, núi non sụp xuống, nắng chiều đỏ như máu. Ðau khổ,kinh hoàngnên kêu réo, nênngậm ngùivàuất hận.
Sơn ứcHỷ hoanlao viễn mộng
Ðịa danh Hoàng Khủng khấp cô thần.

Ðất khách là mười tám cái ghềnh tháckinh hoàngđổ xuống, nước mắt của một lão thầncô quạnhcũng đổ xuống. Nhưng đất đóđọa đàythân xác mà khôngđọa đàyviễn mộng. Quê hương vớiân tìnhthắm thiết kia mới thực làđọa đàyviễn mộng.

Núi nhớHỷ hoanđọa đàyviễn mộng
Ðất tên Hoàng Khủng lệ khóc cô thần

Tất cả những gì đượcgiới thiệuhết sứctiêu biểucông trìnhhọc thuật,thi cacủa Thầy, chỉ là tiếng nói của cảm nghĩsâu xa, tồn đọng nơi người học trò qua bao thập niên,lãnh thọtừsự giáohuấn, tài bồiân đứccủa bậc Thầy trong sựtruyền đạt,nuôi dưỡngthế hệcon em. Do vậy, không saotránh khỏinhững điều khiếm khuyết. Kính mong Thầytừ bilượng thứ, cũng như chư vịThức giảcao minhvui lòngchỉ giáo.

Nguyên Siêu

[Bài giới thiệu tác phẩm Huyền Thoại Duy Ma Cật của Thượng tọa Tuệ Sỹ tại Santa Ana 11 tháng 8-2007]

Video liên quan

Chủ Đề