Y học hiện đại là gì

Trong thư Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi Hội nghị cán bộ y tế tháng 2-1955 chúng ta có thể xem như cương lĩnh về công tác y tế của Đảng, của Nhà nước và của ngành y tế.

Trong thư Người cǎn dặn một điều hết sức sâu sắc chúng ta phải suy nghĩ nhiều nǎm mới có thể hiểu hết được ý nghĩa điều cǎn dặn đó của Người. Đó là điều: "Xây dựng một nền y học của ta"

Chủ tịch Hồ Chí Minh viết:

"Xây dựng một nền y học của ta: Trong những nǎm nước ta bị nô lệ, thì y học cũng như các Ngành khác đều bị kìm hãm. Nay chúng ta đã độc lập tự do, cán bộ cần giúp đồng bào, giúp Chính phủ xây dựng một nền y tế thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta. Y học cũng phải dựa trên nguyên tắc: Khoa học, dân tộc và đại chúng.

Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý báu về cách chữa bệnh bằng thuốc Ta, thuốc Bắc. Để mở rộng phạm vi y học, các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc "Đông" và thuốc "Tây".

Tại sao Người dạy phải xây dựng nền y học của ta trên cơ sở phối hợp thuốc "Đông" và thuốc "Tây "?

Lời dạy trên đây là một đúc kết kinh nghiệm thực tiễn kết hợp với kiến thức uyên bác của Người trong quá trình bôn ba tìm đường cứu nước, đấu tranh giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc. Phải chǎng từ thực tiễn đó mà Người đã rút ra kết luận:

Y học hiện đại cũng như y học cổ truyền dân tộc đều có cái hay cái dở. Có những chứng bệnh y học hiện đại giải quyết tốt, có những chứng bệnh y học hiện đại cũng phải bó tay và ngược lại y học cổ truyền dân tộc cũng vậy. Không có một thứ y học nào hoàn hảo có thể chữa được tất thẩy mọi bệnh tật ở trên đời. Nếu chúng ta biết nghiên cứu loại bỏ cái dở, phối hợp cái hay của y học hiện đại và y học cổ truyền dân tộc thì sẽ tǎng cường được khả nǎng phòng bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.

Người nói: " Bên nào cũng có cái ưu điểm, hai cái ưu điểm cộng lại thì chữa bệnh tốt cho đồng bào cho nhân dân phục vụ cho xây dựng xã hội chủ nghĩa. Thầy thuốc tây phải học Đông y, thầu thuốc Ta cũng phải học thuốc Tây. Không nên nói: "cái của Ta" "cái của Tây" mà nói "cái của chúng ta". Của chúng ta là của Nhân dân. Thầy thuốc Ta và thầy thuốc Tây đều phục vụ Nhân dân như người có hai cái tay, hai cái tay cùng làm việc thì làm việc được tốt. Cho nên phải đoàn kết từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, đoàn kết thuốc Ta và thuốc Tây thành một khối để chữa bệnh cho đồng bào.

Người đã chỉ rõ nền y học của ta dưới thời nô lệ bị kìm hãm, bây giờ đất nước đã được độc lập tự do phải bắt tay vào xây dựng một nền y học của ta. Nền y học đó phải phù hợp với hoàn cảnh thiên nhiên, xã hội, nguồn dược liệu và con người Việt Nam, không rập khuôn nước ngoài; phải kế thừa được những kinh nghiệm phòng bệnh, chữa bệnh quý báu của Ông cha ta kết hợp với y học hiện đại để nắm được cái tiên tiến nhất và cái Việt Nam nhất để phục vụ con người Việt Nam. Có thể nói nếu đất nước ta chưa có độc lập, tự do thì chúng ta khó có thể làm được việc xây dựng nền y học của ta. Chúng ta có thể khẳng định chỉ có trong thời đại Hồ Chí Minh chúng ta mới làm được công việc hết sức khó khǎn nhưng vô cùng vẻ vang là xây dựng một nền y học của ta thích hợp với nhu cầu của nhân dân ta.

Trong 40 nǎm qua thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng, Nhà nước: kế thừa, phát huy những kinh nghiệm tốt của y học cổ truyền dân tộc, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại chúng ta đã thu được một số thành tựu. Những thành tựu của y học cổ truyền đã góp phần đắc lực trong sự nghiệp chǎm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đã trở thành một bộ phận hợp thành không thể thiếu được của ngành y tế trong sự nghiệp xây dựng đất nước, đã nâng cao vị trí y học Việt Nam trên thế giới.

Tuy nhiên kết quả còn hạn chế chưa đáp ứng mong muốn của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; còn có những khuyết nhược điểm và tồn tại. Trước hết, chưa kế thừa được sâu sắc lý luận và kinh nghiệm vận dụng phương pháp biện chứng luận trị của y học cổ truyền; kế thừa thuốc gia truyền, thuốc dân tộc miền núi còn nhiều khó khǎn; Nghiên cứu khoa học về y học cổ truyền chưa thành nhu cầu của các nhà khoa học do đó chưa có nhiều công trình nghiên cứu có chất lượng tốt có tính thuyết phục cao; Phong trào thuốc nam châm cứu ở tuyến y tế cơ sở nhiều nơi bị giảm sút, việc chuyển hướng đưa y học cổ truyền dân tộc vào chǎm sóc sức khoẻ ban đầu ở cộng đồng cũng mới chỉ bắt đầu thực hiện. Việc quản lý công tác y học cổ truyền nói chung còn chưa chặt chẽ. Hai là , đào tạo cán bộ, nghiên cứu kết hợp, phát triển nguồn dược liệu giải quyết thuốc y học cổ truyền.

Nguyên nhân của những khuyết nhược điểm có thể nói là có những nguyên nhân về chủ quan thuộc về nhận thức, về tổ chức, về chính sách đầu tư cho y học dân tộc. Song có nguyên nhân khách quan thuộc về bản thân vấn đề Đông y và kết hợp Đông Tây y là vấn đề khó và có thể nói là rất khó. Mặc dù y học cổ truyền có truyền thống lâu đời, song đối với cán bộ y học hiện đại việc tiếp cận y học cổ truyền, kế thừa, ứng dụng, nghiên cứu kết hợp lại là vấn đề hoàn toàn mới, mới cả từ quan điểm, lý luận đến phương pháp, nên phải có thời gian cần thiết để thống nhất những điểm chưa nhất trí, còn tranh luận về chuyên môn học thuật.

Để khắc phục những tồn tại lớnh iện nay của công tác y học cổ truyền nói trên Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII lần thứ 4 đã có nghị quyết về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Nghị quyết nêu rõ: Triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu, ứng dụng và hiện đại hoá y học cổ truyền dân tộc, kết hợp với y học hiện đại. Phát triển nuôi trồng cây con làm thuốc, trang bị thêm phương tiện cho việc khám chữa bệnh và sản xuất thuốc y học cổ truyền dân tộc, khẩn trương đào tạo đội ngũ cán bộ và cán bộ đầu đàn y học dân tộc. Tǎng thêm đầu tư và nâng cấp các cơ sở y học dân tộc".

Thực hiện Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng - Chính phủ đã thông qua và ra Nghị quyết số 37/CP về định hướng chiến lược chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong thời gian 1996-2000 và 2020.

Y học cổ truyền dân tộc là một trong nǎm quan điểm chỉ đạo công tác chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong định hướng chiến lược chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân với nội dung sau: Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc. Y học cổ truyền là một di sản vǎn hoá dân tộc cần được bảo vệ, phát huy, phát triển. Triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hoá y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại nhưng không làm mất đi bản chất của y học cổ truyền Việt Nam. Tǎng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực y học cổ truyền, ngǎn chặn và loại trừ những người lợi dụng chính sách của Đảng, Nhà nước đối với y học cổ truyền gây tổn hại đến sức khoẻ nhân dân.

Định hướng chiến lược chǎm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân đã xác định các biện pháp và chính sách để phát huy, phát triển y học cổ truyền dân tộc, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại đó là:

- Triển khai toàn diện chương trình mục tiêu của ngành y tế về y học cổ truyền.

- Tǎng cường đầu tư cho việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hoá y học cổ truyền trên các mặt: Nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ, chẩn đoán, điều trị, sản xuất thuốc và nguyên liệu làm thuốc.

- Đẩy mạnh đào tạo đội ngũ cán bộ thực hành và chuyên sâu y học cổ truyền. Thành lập các Khoa Y học cổ truyền tại Đại học Y Hà Nội và Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh.

Ngành y tế phối hợp với Hội Y học cổ truyền Việt Nam và các Hội quần chúng khác vận động nhân dân phát triển các loại cây con làm thuốc tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất thuốc cổ truyền.

Những biện pháp và chính sách của Chính phủ trên đây cũng chính là nhiệm vụ của ngành y tế và các ngành các cấp trong những nǎm tới góp phần xây dựng nền y học của ta như Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong muốn.

Video liên quan

Chủ Đề