Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa theo em thu thách lớn nhất với anh thanh niên trên trạm khí tượng là gì

Trắc nghiệm ngữ văn 9: bài Lặng lẽ Sa Pa

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 9 bài Lặng lẽ Sa Pa. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, nhà văn không đặt tên cụ thể cho nhân vật là vì :

  • A. Cuộc gặp của các nhân vật trong truyện quá bất ngờ, vội vã, không cần xưng tên
  • B. Nhà văn muốn nói họ chẳng là ai nhưng lại là tất cả.
  • C. Chi phối cách viết truyện : họ là những con người vô danh, sống đẹp có mặt ở khắp nơi.
  • D. Cần tìm một hướng lí giải khác.

Câu 2:Tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa được viết theo thể loại nào?

  • A.Truyện dài
  • B.Tiểu thuyết
  • C.Truyện ngắn
  • D.Tùy bút

Câu 3:Chuyện Lặng lẽ Sa Pa có nhân vật chính là ai?

  • A.Ông họa sĩ
  • B.Cô kĩ sư
  • C.Bác lái xe
  • D.Anh thanh niên
Câu 4: Thử thách lớn nhất đối với anh thanh niên là gì?
  • A. Thời tiết khắc nghiệt
  • B. Công việc vất vả, nặng nhọc
  • C. Cuộc sống thiếu thốn
  • D. Sự cô đơn, vắng vẻ

Câu 5:Cốt truyện của Lặng lẽ Sa Pa là gì?

  • A.Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ giữa ông họa sĩ, cô kĩ sư với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa
  • B.Cuộc nói chuyện thú vị giữa người lái xe lên Sa Pa với cô kĩ sư và ông họa sĩ già
  • C.Anh thanh niên làm công tác trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa tự kể về cuộc đời mình
  • D.Cuộc gặp gỡ giữa những người đang sống và làm việc trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa nhưng trước đó chưa biết về nhau

Câu 6:Truyện Lặng lẽ Sa Pa chủ yếu được kể qua cái nhìn của ai?

  • A.Tác giả
  • B.Anh thanh niên
  • C.Ông họa sĩ già
  • D.Cô gái

Câu 7: Dòng nào nói đúng nhất điều mà NguyễnThành Long ca ngợi trong “Lặng lẽ Sa Pa” ?

  • A. Vẻ đẹp của anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn
  • B. Vẻ đẹp của anh cán bộ nghiên cứu bản đồ sét
  • C. Vẻ đẹp của bác kĩ sư nghiên cứu giống su hào
  • D. Vẻ đẹp của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng

Câu 8:Trong tác phẩm, anh thanh niên chủ yếu được tác giả miêu tả bằng cách nào?

  • A.Tự giới thiệu về mình
  • B.Được tác giả miêu tả trực tiếp
  • C.Hiện ra qua sự nhìn nhận, đánh giá của các nhân vật khác
  • D.Được giới thiệu qua lời kể của ông họa sĩ già

Câu 9:Câu “Cháu ở đây có nhiệm vụ đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hàng ngày, phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” có tác dụng gì?

  • A.Giới thiệu hoàn cảnh sống của anh thanh niên
  • B.Giới thiệu công việc của anh thanh niên
  • C.Giới thiệu cảnh sống của anh thanh niên
  • D.Giới thiệu đặc điểm khí hậu, thời tiết của Sa Pa

Câu 10: Ý nào sau đây không đúng khi nói về cảm hứng âm vang từ Lặng lẽ Sa Pa mang lại

  • A. Nơi nghỉ mát và đầy cảm hứng nghệ thuật.
  • B. Sa Pa không hề lặng lẽ bởi âm vang tình người
  • C. Nơi những con người âm thầm cống hiến mà không đòi hưởng thụ.
  • D. Âm vang từ cuộc gặp, nảy nở một tình yêu lứa đôi

Câu 11: Vấn đề “thèm người” của anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa có thể hiểu là gì ?

  • A. Đây là con người hết sức cô đơn.
  • B. Đây là con người tình cảm.
  • C. Một chi tiết “giật gân”.
  • D. Một chi tiết thừa .

Câu 12:Truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của NguyễnThành Long có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt nào ?

  • A. Tự sự , trữ tình , bình luận , miêu tả
  • B. Tự sự , bình luận , thuyết minh
  • C. Tự sự , miêu tả , thuyết minh
  • D. Tự sự , trữ tình , thuyết minh
Xem đáp án

=> Kiến thức Soạn văn bài: Lặng lẽ Sa Pa

Từ khóa tìm kiếm google:

trắc nghiệm ngữ văn 9, Lặng lẽ Sa Pa

Theo em thách thức lớn nhất với nhân vật anh thanh niên là gì?


Câu 94164 Thông hiểu

Theo em thách thức lớn nhất với nhân vật anh thanh niên là gì?


Đáp án đúng: b

Phương pháp giải

Lập dàn ý phân tích chi tiết tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa --- Xem chi tiết
...

Phân tích nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long

Cảm nhận về nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long

THPT Sóc Trăng Send an email
0 8 phút

Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long ca vẻ đẹp của người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng nhưng quan trọng vô cùng. Để giúp bạn hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đến tác phẩm, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo soạn bài Lặng lẽ Sa Pa cùng một số đề đọc hiểu dưới đây và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:

Nội dung

  • 1 Đề đọc hiểu Lặng lẽ Sa Pa
    • 1.1 Đề số 1
    • 1.2 Đề số 2
    • 1.3 Đề số 3
    • 1.4 Đề số 4

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

THPT Sóc Trăng Send an email
0 19 phút

Tài liệu hướng dẫn phân tích nhân vật anh thanh niêntrong Lặng lẽ Sa Pa của THPT Sóc Trăng gồm những gợi ý chi tiết giúp em làm tốt các bước phân tích đề, lập dàn ý và sơ đồ tư duy kèm theo một số mẫu bài văn tham khảo hay.

Nội dung

    • 0.1 Hướng dẫn phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
      • 0.1.1 1. Phân tích đề
      • 0.1.2 2. Hệ thống luận điểm
  • 1 Lập dàn ý chi tiết phân tíchnhân vật anh thanh niên
    • 1.1 1. Mở bài phân tích anh thanh niên
    • 1.2 2. Thânbài phân tích anh thanh niên
      • 1.2.1 * Khái quát về tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
      • 1.2.2 * Phân tích nhân vật anh thanh niên
    • 1.3 3. Kếtbài phân tích anh thanh niên
    • 1.4 Xem video phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
  • 2 Ba bài văn mẫu hay phân tích nhân vật anh thanh niên
    • 2.1 1. Phân tích anh thanh niên bài số 1
    • 2.2 Nghe bài văn phân tích nhân vật anh thanh niên hay nhất
    • 2.3 2. Phân tích anh thanh niên bài số 2:
    • 2.4 3. Phân tích anh thanh niên bài số 3:
    • 2.5 Sơ đồ tư duy phân tíchanh thanh niên
    • 2.6 Kiến thức mở rộng

Hướng dẫn phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Đề bài:Phân tích nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.

Bạn đang xem: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa

Bài viết gần đây
  • Phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà [Nguyễn Quang Sáng]

  • Dàn ý phân tích truyện ngắn Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng

  • Phân tích nhân vật Nhuận Thổ trong Cố hương

  • Nhân ngày 20-11, kể cho các bạn nghe về một kỷ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ

1. Phân tích đề

– Yêu cầu của đề bài:phân tích nhân vật anh thanh niên.

– Phạm vi tư liệu, dẫn chứng :từ ngữ, chi tiết tiêu biểu trong đoạn tríchLặng lẽ Sa Pa.

– Phương pháp lập luận chính : phân tích.

2. Hệ thống luận điểm

Luận điểm 1:Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên.

Luận điểm 2:Những nét đẹp trong cách sống, suy nghĩ, hành động và quan hệ tình cảm với mọi người.

+Vượt lên hoàn cảnh sống khắc nghiệt

+Hành động, việc làm đẹp

+Phong cách sống cao đẹp

>>> Tham khảo thêm: Tóm tắt truyện Lặng lẽ Sa Pa ngắn gọn

Soạn bài: Lặng lẽ Sa Pa [trong 10 phút]

Tóm tắt:

Một anh thanh niên trẻ tuổi đang sống tại Lào Cai, cống hiến sức mình cho công việc khí tượng tại Sa Pa.Sống cô độc một mình nên anh rất “thèm người”. Trong một dịp tình cờ anh được gặp gỡ với một bác họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ qua giới thiệu của bác lái xe khi họ có dịp từ Hà Nội lên Lào Cai. Anh đã mời họ về nơi ở và chỗ làm việc của mình để thăm thú, ông họa sĩ già và cô kỹ sư đều ngỡ ngàng trước nếp sống và các suy nghĩ của chàng trai trẻ. Một chàng thanh niên bản lĩnh trong lao động, cống hiến thầm lặng cho đất nước, cho Tổ quốc. Ông họa sĩ ngỏ ý được vẽ chân dung anh nhưng anh đã khiêm tốn giới thiệu về những người khác xứng đáng hơn mình. Rồi mọi người tậm biệt anh trong nỗi niềm tiếc nuối và lưu luyến khôn nguôi để tiếp tục cuộc hành trình của mình. Anh thanh niên gửi họ những món quà chia tay đầy bình dị mà thắm thiết chân tình.

Ý nghĩa nhan đề

Bố cục:

- Phần 1 [từ đầu...kìa, anh ta kia]: Anh thanh niên hiện lên qua lời kể của bác lái xe

- Phần 2 [tiếp...có vật gì như thế]: Cuộc gặp gỡ đầy niềm vui của anh thanh niên, ông họa sĩ và cô kĩ sư trẻ tuổi

- Phần 3 [còn lại]: Cuộc chia tay đầy lưu luyến sau gặp gỡ

Hướng dẫn Soạn bài

Câu 1

- Cốt truyện của truyện ngắn khá đơn giản, đó là cuộc gặp gỡ tình cờ giữa những con người với nhau trên Sa Pa, họ làm những nghề nghiệp khác nhau nhưng ở họ có chung sự thân thiện và giàu tình cảm.

- Tình huống truyện: Không quá gay cấn hay gây bất ngờ, nó giản dị mà nhẹ nhàng nhưng góp phần lớn vào thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.

- Trong tác phẩm này, được xem “một bức chân dung”, đó là bức chân dung về chàng thanh niên trẻ tuổi giàu nghị lực với công việc, quan niệm sống vì cộng đồng của anh thanh niên được thể hiện qua cái nhìn của những người trong cuộc gặp gỡ là ông họa sĩ, cô kỹ sư trẻ và bác lái xe.

Câu 2

Nhân vật anh thanh niên:

- Vị trí: là nhân vật chính của truyện

- Hoàn cảnh sinh sống:

+ Tuổi: thanh niên, hai mươi bảy tuổi

+ Công việc: làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu

+ Sống một mình giữa mây mù lạnh lẽo, thèm người vì cô đơn nơi núi cao không một ai để trò chuyện

- Suy nghĩ của anh về công việc:

+ Là người giỏi giang, hiểu biết về công việc của mình, lập được nhiều chiến công phục vụ kháng chiến

+ Trách nhiệm với công việc của mình, luôn luôn ý thức về nghĩa vụ cao cả, làm đúng việc, nghiêm túc, chính xác và luôn đúng giờ: ‘Khi làm việc, ta với công việc là đôi”. “ Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?”

+ Là một người rất chịu khó, kiên cường và vô cùng bản lĩnh để vượt qua những khắc nghiệt của thời tiết, của những cơn thèm người, chịu rét, chịu cả cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

+ Có lòng yêu nghề và nhiệt huyết, đam mê với công việc của mình.

- Nếp sống và tâm hồn đẹp:

+ Thân thiện, vui cười, hồ hởi mà chân thành, đón tiếp những vị khách xa chu đáo

+ Căn nhà ở và làm việc ba gian sạch sẽ và ngăn nắp, được sắp đặt gọn gàng.

+ Khiêm tốn và quan tâm tới mọi người, giới thiệu những người giỏi giang hơn mình để họa sĩ già vẽ chân dung

+ Hiếu thảo và luôn tự hào về bố

+ Yêu hoa, yêu sách, lấy việc đọc sách làm niềm vui trong cuộc sống

Câu 3

Nhân vật ông họa sĩ:

- Vị trí nhân vật: là một trong những nhân vật tham gia vào cuộc gặp gỡ và cảm nhận về anh thanh niên, qua cái nhìn tinh tế của ông họa sĩ mà vẻ đẹp của người thanh niên được bộc lộ.

- Là một người từng trải và sâu sắc

- Quan niệm về con người và nghệ thuật:

+ Luôn khát kháo đi tìm đối tượng mang vẻ đẹp đích thực của nghệ thuật

+ Yêu con người và cuộc sống

+ Tác phẩm ngệ thuật đích thực phải đặt được chính tấm lòng của người họa sĩ vào nó, để từ đó người thưởng thức có thể hiểu được vẻ đẹp ấy một cách gần gũi nhất chứ không phải như hiểu vẻ đẹp của một ngôi sao xa vời.

+ Thấy được những nét đáng yêu, đáng trân trọng trong anh thanh niên trẻ

Câu 4

- Những chi tiết tạo nên chất trữ tình trong tác phẩm:

+ Đoạn tả cảnh Sa Pa: “…cảnh trước mặt bỗng hiện lên đẹp một cách kì lạ...Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”

+ Trong các câu khắc họa hình ảnh cô gái kỹ sư trẻ và anh thanh niên

+ Chất trữ tình còn được thể hiện qua việc xây dựng hình tượng nhân vật đầy nhẹ nhàng mà tinh tế

- Tác dụng: Các yêu tố trữ tĩnh thể hiện qua các đoạn tả cảnh tạo nên một không gian Sa Pa đầy sức hấp dẫn, thu hút, đẹp tuyệt diệu. Đồng thời, góp phần tạo sự mượt mà, chất thơ cho câu chuyện, người đọc vừa cảm thấy thích thú, hấp dẫn, vừa thấy mìn được thư thái, nhẹ nhàng khi thưởng thức tác phẩm.

Câu 5

Chủ đề truyện:

Truyện Lặng lẽ Sa Paqua vẻ đẹp của anh thanh niên ngợi ca những người lao động thầm lặng, sẵn sàng cống hiến mình cho sự nghiệp bảo vệ Tố quốc, cho đời sống nhân dân.

Video liên quan

Chủ Đề