Kiến thức chuyên môn của nhà lãnh đạo

Các doanh nghiệp có tầm hoạt động toàn cầu là nền tảng cốt lõi của các quốc gia toàn cầu. Câu hỏi đặt ra: nhà lãnh đạo hiện đại cần trang bị những kỹ năng đặc biệt nào? Cùng WinERP tìm hiểu nhé.

Kỹ năng lãnh đạo là gì?

Đây là một kỹ năng không thể thiếu để trở thành một nhà quản lý, lãnh đạo tài ba. Được hiểu là người có tầm nhìn xa, có khả năng chiến lược, dự đoán những thay đổi, chuyển biến, cơ hội của công ty trong tương lai.

Kỹ năng lãnh đạo là gì?

Do đó, khâu ra quyết định là điểm mấu chốt trong cách quản lý, từ đó họ chọn ra giải pháp tối yêu nhất để giải quyết vấn đề hoặc quyết định một kế hoạch gì đó.

Quản lý sự biến động

Tố chất này bao gồm các khả năng về hoạch định, tổ chức và điều hành doanh nghiệp, và tổ chức công việc cá nhân. Hoạch định là quá trình thiết lập các mục tiêu, xây dựng các chiến lược và kế hoạch để thực hiện các mục tiêu. Trong quá trình này, nhà lãnh đạo phải dự kiến được các khó khăn, trở ngại, những biến động của môi trường kinh doanh và có những kế hoạch dự phòng.

Người lãnh đạo có tầm vóc luôn trăn trở về con đường phát triển của doanh nghiệp với câu hỏi chính: “Doanh nghiệp trong 5, 10 và 20 năm tới sẽ như thế nào?”.

Xu thế toàn cầu hóa có ảnh hưởng rất mạnh đến câu hỏi này. Không còn giới hạn câu trả lời trong phạm vi một ngành và một quốc gia, mà đã đến lúc phải định vị nó trong bối cảnh cạnh tranh và hợp tác toàn cầu.

Kỹ năng lập kế hoạch

Nhà quản lý là người ra quyết định và toàn bộ bộ máy của công ty sẽ hành động theo quyết định đó. Nghĩa là quyết định của nhà quản lý ảnh hưởng rất lớn tới vận mệnh của doanh nghiệp. Một kế hoạch sai lầm rất có thể sẽ đưa đến những hậu quả khó lường.Vì vậy kỹ năng lập kế hoạch rất quan trọng để đảm bảo cho nhà quản lý có thể đưa ra những kế hoạch hợp lý và hướng toàn bộ nhân viên làm việc theo mục tiêu của kế hoạch đã định.

Khi kế hoạch được hoàn thành, nhà quản lý phải chuyển tải thông tin kế hoạch cho cấp trên và cấp dưới để tham khảo ý kiến. Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch, người quản lý sẽ cần đến những công cụ giải quyết vấn đề và khi cần thiết, phải ra và thực thi các quyết định trong quyền hạn của mình.

Kỹ năng giải quyết vấn đề

Quá trình giải quyết vần đề có thể được tiến hành qua các bước sau: nhận diện vấn đề, tìm nguyên cớ của vấn đề, phân loại vấn đề, tìm giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Một nhà quản lý giỏi sẽ tiến hành quá trình này một cách khoé léo và hiệu quả.

Biết lắng nghe

Những người giao tiếp tốt không chỉ có khả năng truyền đạt lưu loát những suy nghĩ của mình mà còn là một người biết lắng nghe. Chúng ta luôn có xu hướng lớn tiếng trong phòng để thể hiện quyền lực và quyền kiểm soát, tuy nhiên, những nhà lãnh đạo thành công luôn biết được rằng lắng nghe ý kiến cũng như suy nghĩ của người khác quan trọng như nào.

Lời khuyên: Hãy thể hiện sự tập trung cao độ, ghi chú, hạn chế sự phán xét và mở lòng đón nhận quan điểm của người khác .

Giao tiếp

Khả năng giao tiếp tốt là yếu tố then chốt cho việc hình thành và duy trì các mối quan hệ. Những nhà lãnh đạo khéo léo trong gao tiếp có khả năng quản lý nhân viên và tạo môi trường làm việc hiệu quả.

Lời khuyên: Hãy thể hiện khả năng giao tiếp của mình một cách lịch sự, thể hiện sự tự tin, đưa ra những khẳng định với những bằng chứng thực tế và cố gắng hạn chế các từ ngữ không chắc chắn như “có lẽ”, “có thể”, “có khả năng” hay “càng sớm càng tốt”.

Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể

Ngôn ngữ cơ thể của một người thường quan trọng hơn những gì mà anh hoặc cô ta đang nói. Theo một nghiên cứu thì mặc dù vẫn còn những tranh luận nhất định nhưng một điều được khẳng định rằng ngôn từ mà chúng ta lựa chọn chỉ tác động tới khả năng hiểu vấn đề của người nghe khoảng 7%, trong khi ngôn ngữ cơ thể tác động tới 55%.

Giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể

Lời khuyên: Duy trì giao tiếp bằng mắt trong khi nói thể hiện sự tôn trọng và chân thành, giữ một tư thế hợp lý để thể hiện sự tự tin, tránh các cử chỉ gây hiểu lầm hoặc tỏ ra thiếu lịch sự như khoanh tay trước ngực hay liên tục chỉnh sửa trang phục / đồ trang sức, đồng thời đảm bảo nét mặt phù hợp với thông điệp muốn truyền đạt.

Kỹ năng xây dựng yếu tố nền tảng

Kỹ năng nền tảng là yếu tố tiên quyết dẫn đến sự thành công của công ty. Do đó, nhà lãnh đạo cần thành thạo các kỹ năng, từ đó sẽ tạo chỗ đứng vững chắc, cần thiết giúp hình ảnh của lãnh đạo hiệu quả hơn và đạt được những thành công lớn.

Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi, nền tảng chính là sự nhận thức của bản thân và khả năng xây dựng các mối quan hệ để xác định rõ những kỳ vọng.

Kỹ năng đưa ra quyết định

Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ là người biết ra những quyết định ít sai lầm, giảm thiểu rủi ro thấp nhất có thể cho tổ chức. Với vai trò là người quản lý, việc chủ động đưa ra các quyết định để chỉ đạo và hướng dẫn theo đúng kế hoạch đã định là một kỹ năng rất quan trọng.

Kỹ năng đưa ra quyết định

Trước hết, bạn cần xác định mục tiêu để định hướng trong quá trình đưa ra quyết định của bạn. Nhanh hay chậm đúng hay sai sẽ ảnh hưởng đến kết quả của kế hoạch. Người đứng đầu luôn phải cân nhắc tất cả những lợi thế và rủi ro và doanh nghiệp đang mắc phải.

Bên cạnh đó, việc đưa ra quyết định còn thể hiện năng lực, trình độ của nhà lãnh đạo. Do đó, để nâng cao kỹ năng này, người quản lý cần nâng cao kiến thức sâu rộng, đưa ra lý luận sắc bén và kinh nghiệm từng trải trong công việc và cuộc sống.

Quyết đoán

Nhà lãnh đạo hiệu quả là những người có thể đưa ra quyết định nhanh chóng với thông tin đã có.

Công bằng và chính trực

Công bằng và chính trực là một trong những yêu cầu quan trọng nhất của kỹ năng lãnh đạo. Chính trực trong công việc thường có nghĩa là một người có thể đưa ra các định hướng, lựa chọn đạo đức và giúp công ty duy trì hình ảnh tích cực.

Xây dựng mối quan hệ [hoặc xây dựng đội ngũ]

Việc lãnh đạo đòi hỏi khả năng xây dựng và duy trì một đội ngũ mạnh mẽ, tổng hợp được ưu điểm của từng cá nhân để hoàn thành mục tiêu chung. Việc xây dựng đội ngũ cũng đòi hỏi các thế mạnh lãnh đạo khác như kỹ năng giao tiếp hiệu quả và giải quyết xung đột.

Kỹ năng Tạo cảm hứng và động viên người khác

Các nhà lãnh đạo vĩ đại tạo ra một tầm nhìn về tương lai sinh động, hấp dẫn, và có động cơ thúc đẩy nhân viên muốn đạt được nó. Hầu hết mọi người đều muốn làm việc cho một công ty có khả năng tạo ra sự khác biệt trên thị trường.

Kỹ năng Tạo cảm hứng và động viên người khác

Là người lãnh đạo, bạn hãy giúp các thành viên trong tổ chức kết nối những gì họ làm – với tác động của nó – đến khách hàng và cộng đồng.

Thể hiện tính toàn vẹn và trung thực cao

Các nhà lãnh đạo vĩ đại là những người trung thực, minh bạch, và có tính toàn vẹn cao – họ làm những gì họ nói. Theo ông Ray Davis, Giám đốc điều hành của ngân hàng Umpqua, nêu trong cuốn sách “Lãnh đạo thông qua sự không chắc chắn” rằng:

“Tôi luôn nói với mọi người:

Họ có quyền đặt mọi câu hỏi về điều mà họ muốn biết về công ty…

Có thể họ sẽ thích hoặc không thích câu trả lời được đưa ra, nhưng tôi đảm bảo đó sẽ luôn là sự thật.”

Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề

Suy cho cùng, các nhà lãnh đạo được tuyển chọn, đào tạo và bổ nhiệm là để giải quyết các vấn đề của tổ chức và tận dụng các cơ hội trên thị trường. Điều này đòi hỏi không chỉ khả năng phân tích tuyệt vời mà còn cả năng lực giải quyết vấn đề hiệu quả.

Kỹ năng định hướng

Mọi người cần đến sự định hướng khi cấu trúc của tổ chức không hoặc không thể đưa ra những định hướng đó. Không một tổ chức nào xây dựng được cơ cấu hành chính hoàn thiện.

Các nhà lãnh đạo xuất sắc “lập sơ đồ phạm vi hoạt động” để xác định nhu cầu lãnh đạo. Họ vạch ra một phương hướng hành động để đáp ứng nhu cầu đó. Không một nhà lãnh đạo nào có thể xác định được tất cả các nhu cầu và vạch ra được tất cả các phương hướng hành động. Vì thế, những người lãnh đạo, đặc biệt trong quy mô lớn toàn cầu, và những người chỉ huy, định hướng các nhóm và tổ chức lớn phải tự nhân rộng bản thân mình. Họ sẽ phát triển những người khác trở thành lãnh đạo.

Kỹ năng gây ảnh hưởng

Các nhà lãnh đạo chuyên nghiệp phải gây ảnh hưởng để mọi người tự nguyện ủng hộ mình.

Các nhà lãnh đạo xuất sắc thường tìm kiếm những cam kết tận tâm hơn là dựa vào mệnh lệnh và sự phục tùng. Họ gây dựng lòng khát khao ủng hộ trong số những người đi theo họ hơn là ra lệnh cho cấp dưới tuân thủ các yêu cầu. Họ khích lệ nhiều hơn là yêu cầu. Ở bất kỳ cấp độ nào, những người đưa ra một định hướng sẽ trở thành nhà lãnh đạo khi những người khác tự nguyện đi theo.

Kỹ năng gây ảnh hưởng

Các nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ xây dựng cơ sở để tạo ra những điều kiện cần thiết nhằm giành được cam kết của người ủng hộ. Họ gây ảnh hưởng lên người khác và lôi kéo họ đi theo một phương hướng hành động nhất định. Họ hiểu bối cảnh chung tác động như thế nào đến những nỗ lực thu thu hút người ủng hộ họ. Họ tạo ra một môi trường mang tính động viên, khích lệ nhằm đầy mạnh và tăng cường các cam kết của người ủng hộ.

Kỹ năng giao việc

Người lãnh đạo nghĩa là bạn phải có kỹ năng quản lý và giao việc cho nhân viên. Nếu bạn để mặc cấp dưới muốn làm gì thì làm hay ngồi chơi cho hết giờ nghĩa là bạn không có năng lực của một nhà lãnh đạo. Nhưng làm thế nào để giao đúng người, đúng việc không phải dễ, điều đó đòi hỏi bạn phải có kỹ năng, đó là kỹ năng giao việc.

Để làm được điều này bạn phải thật sự là một lãnh đạo luôn sâu sát với nhân viên của mình, biết được năng lực, sở trường của họ. Khi đó bạn sẽ dễ dàng giao việc mà không lo sợ họ không làm được hoặc quá sức của họ.

Đưa ra những lời phê bình

Đối với các nhà lãnh đạo, việc phê bình là vô cùng quan trọng trong việc duy trì các tiêu chuẩn cao và nỗ lực làm việc để đạt các tiêu chuẩn đó.

Lời khuyên: Hãy phê bình một cách kín đáo, không chỉ tay, không nghiêm trọng hóa vấn đề, không thêm dầu vào lửa, xác định rõ ràng điều bạn muốn thay đổi và yêu cầu những kỹ năng của người đó để họ thấy rằng họ có trách nhiệm phải hoàn thành công việc.

Xử lý nhân viên không chấp hành kỷ luật

Bất kỳ một công ty nào cũng sẽ luôn có những nhân viên mà hành vi và thái độ của họ có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường làm việc chung. Những nhà lãnh đạo phải biết cách xử lý những nhân viên này, bởi vì các nhân viên khác sẽ phán xét lãnh đạo dựa trên cách mà họ vượt qua khủng hoảng, hay nói cách khác là kiểm soát tình huống.

Lời khuyên: Giải quyết vấn đề ngay khi có thể thay vì chờ đợi, dựa trên những thông tin đã được xác nhận, chỉ ra hành vi không được chấp nhận và lên kế hoạch sửa đổi, theo dõi hàng ngày để đảm bảo sự tiến bộ.

Kiến thức chuyên môn/nghề nghiệp

Có hai khối kiến thức mà mỗi nhà lãnh đạo cần phải có. Một là kiến thức/kỹ năng chuyên môn cụ thể về nghề nghiệp. Hai là kiến thức tổng quát về doanh nghiệp, ngành, các hoạt động liên quan, kiến thức về môi trường kinh doanh, pháp lý, chính trị, kinh tế và xã hội, các kiến thức về môi trường kinh doanh quốc tế và các xu hướng phát triển chủ đạo. Cần lưu ý kiến thức là khái niệm động, nó luôn thay đổi, do đó nhà quản lý phải liên tục cập nhật và chủ động trong tích lũy kiến thức.

“Học tập suốt đời” đã trở thành một phẩm chất quan trọng của mỗi nhà lãnh đạo. Học tập không nhất thiết từ nhà trường mà có thể từ tất cả mọi nơi như tự học, học từ bạn bè, học từ kinh nghiệm, học từ các khóa huấn luyện ngắn hạn…

Xem thêm:  Phong cách lãnh đạo là gì? Có các loại phong cách lãnh đạo nào?

Nếu còn thắc mắc vấn đề gì trong bài viết trên, vui lòng để lại phản hồi bên dưới. Đội ngũ Winerp.vn sẽ tích cực trả lời những phản hồi của các bạn. Chúc các bạn thành công.

Video liên quan

Chủ Đề