Không học đại học có cần thi tốt nghiệp không

Theo thống kê, kỳ thi THTP quốc gia 2016 – 2017, tỷ lệ số học sinh không lựa chọn thi đại học tại nhiều tỉnh thành tăng cao so với năm học trước.

Nhiều nơi 70% học sinh không lựa chọn thi đại học

Tại Hà Nội, số thí sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp, không thi đại học là 16.390 em. Số lượng các môn là: Toán: 16.381 thí sinh, Vật lý: 620; Hóa học: 714; Sinh học: 1.730; Ngữ văn: 16.164; Lịch sử: 2.868; Địa lý: 14.306; tiếng Anh: 11.935; tiếng Nga: 3; tiếng Nhật: 6.

Theo ông Ngô Văn Chất – Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng giáo dục, Sở GD&ĐT Hà Nội, năm học này, lượng thí sinh chỉ đăng ký thi tốt nghiệp tăng cao so với năm ngoái [11.000 em]. Điều này do học sinh đã xác định về khả năng bản thân và nhu cầu lựa chọn công việc trong tương lai. Dự kiến, Hà Nội có 27 điểm thi do Sở GD&ĐT chủ trì.

Theo thống kê của Sở GD&ĐT Hòa Bình, 70% thí sinh không thi đại học, cụ thể là 5.600 thí sinh [trong tổng số 8.100 em]. Tỷ lệ này tăng 10% so với năm ngoái.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hòa Bình cho biết, vì thuộc tỉnh miền núi nên học sinh ở đây có nhu cầu học đại học, cao đẳng không nhiều.

Tại Nghệ An, miền đất có truyền thống khoa bảng, năm nay, số thí sinh không đăng ký thi đại học tăng. Trong hơn 31.700 thí sinh sẽ tham gia kỳ thi THPT quốc gia có 12.110 em dự thi chỉ để xét tốt nghiệp.

Theo thống kê ban đầu, các trường THPT có nhiều học sinh không xét tuyển đại học, cao đẳng là: Trường Phổ thông Năng khiếu TDTT tỉnh Nghệ An [100%], THPT Đinh Bạt Tụy [96,97%], THPT VTC [93,94%], THPT Nguyễn Huệ [90,38%], THPT Cửa Lò 2 [77,33%] và THPT Sào Nam [79,44%]… Tỷ lệ này ở các Trung tâm giáo dục thường xuyên xấp xỉ 100%.

Ông Thái Huy Vinh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, hiện tượng nhiều học sinh ra trường không kiếm được việc làm là nỗi lo của nhiều gia đình và trăn trở của những người làm quản lý giáo dục địa phương.

Tín hiệu đáng mừng vì thay đổi nhận thức

Theo PGS Trần Xuân Nhĩ, tỷ lệ học sinh thi đại học giảm, học sinh không lựa chọn thi đại học là tín hiệu đáng mừng, cho thấy phần nào đánh giá về bằng cấp đã thay đổi. PGS Nhĩ đề xuất, Bộ G&ĐT cần cải thiện việc phân luồng học sinh.

“Hết bậc THCS, chúng ta phải chia luồng học sinh sao cho số theo đại học chiếm khoảng 40-50%, còn lại theo trung học nghề, vừa học văn hóa vừa đào tạo công nhân lành nghề, nguyên Thứ trưởng GD&ĐT đề xuất.

GS Phạm Tất Dong, Phó chủ tịch, kiêm Tổng thư ký Hội Khuyến học Việt Nam cũng đồng tình với quan điểm này.

Theo ông Dong, ngày càng nhiều học sinh không lựa chọn thi đại học là khả quan. Bởi thực tế, nhiều năm gần đây, sau khi tốt nghiệp THPT, hầu hết học sinh đều đua nhau vào đại học, nhiều người còn gọi là “phổ cập đại học”.

Trong khi đó, phần “trống” là giáo dục nghề nghiệp, nơi cung cấp nguồn nhân lực là công nhân lành nghề phục vụ sản xuất trong giai đoạn hội nhập, cạnh tranh, ít có chất lượng cao.

Việc thay đổi nhận thức thi THPT quốc gia là chuyển biến tốt cho chính học sinh và thị trường lao động.

Nhìn nhận từ thực tế, bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh – Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên Hà Nội cho rằng: Vài năm trở lại đây, lao động có trình độ cao đẳng, đại học ngày càng khó tìm được việc như mong muốn, thậm chí khó xin việc và lương thấp hơn học viên được đào tạo nghề.

Năm 2015, 23.192 người đến Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên Hà Nội đăng ký tìm tìm việc. 55% trong số đó là lao động có trình độ cao đẳng, đại học.

Bà Trinh thông tin, lao động tốt nghiệp THPT, nhân viên kỹ thuật sẽ được trả lương theo tay nghề nên có thu nhập tương đối cao. Một thợ hàn có tay nghề bình thường lương 6 triệu đồng/tháng, thợ hàn sử dụng công nghệ lành nghề có thu nhập 10-12 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, sinh viên có bằng đại học, cao đẳng nếu vào nhà nước, các cơ quan hành chính, sự nghiệp, hưởng lương bằng hệ số 2,34 nhân với mức tối thiểu 1.050.000 đồng/tháng, năm đầu tiên chỉ được hưởng 85%.

Quyên Quyên/news.zing.vn

Quan tâm: giáo dụcgiáo dục nghề nghiệpGóc nhìn giáo dục

Không thi tốt nghiệp, học sinh được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình

Ảnh minh hoạ.

VTV.vn - Đây là một trong những điểm mới đáng chú ý liên quan đến quyền lợi của học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021.

Nếu học sinh không dự thi, hoặc thi không đạt yêu cầu để được công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông thì sẽ được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Cụ thể, theo Văn bản số 02/VBHN-BGDĐT ngày 4/5/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông, nếu học sinh không tham dự kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc dự thi không đạt yêu cầu thì được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.

Hai đối tượng học sinh được áp dụng quy định này gồm: Học sinh đã học xong chương trình trung học phổ thông trong năm tổ chức thi; học sinh đã học xong chương trình trung học phổ thông nhưng chưa thi tốt nghiệp trung học phổ thông, hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp trung học phổ thông ở những năm trước.

Các trường phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên có trách nhiệm cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh, học viên thuộc các đối tượng nêu trên.

Như vậy, từ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2021, học sinh sẽ bớt đi nhiều áp lực bởi nếu dự thi không đỗ, hoặc vì lý do nào đó mà không thể tham dự kỳ thi, thì được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông. Việc cấp giấy chứng nhận này còn nhằm tạo thuận lợi cho người học có thể đăng ký dự tuyển vào môi trường học phù hợp hoặc đi làm.

Ảnh minh hoạ: TTXVN

Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra 2 đợt. Đợt 1 diễn ra vào ngày 7/7 và 8/7 dành cho các thí sinh không ở những nơi bị phong tỏa hoặc thực hiện cách ly xã hội và các thí sinh không thuộc nhóm đối tượng F0, F1, F2.

Các địa phương cần quán triệt thí sinh và các cán bộ tham gia tổ chức thi nghiêm túc chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh, hạn chế đi đến những nơi không thật cần thiết.

Đợt 2 dành riêng cho đối tượng thí sinh không thể dự thi đợt 1 do bị ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng chưa xác định thời gian cụ thể. Các sở, ngành liên quan của địa phương cập nhật tình hình, danh sách thí sinh không thể tham gia thi đợt 1, gửi báo cáo số lượng thí sinh sẽ thi đợt 2 về Bộ GD-ĐT trước ngày 5/7/2021.

Trên cơ sở đề nghị [nếu có] của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ GD-ĐT sẽ quyết định thời gian tổ chức thi đợt 2 và ban hành hướng dẫn về đợt thi này.

Các địa phương cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch bệnh và ưu tiên xét nghiệm, tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 cho những người tham gia tổ chức thi; bố trí điểm thi dự phòng và các phòng thi dự phòng ở mỗi điểm thi để sử dụng khi cần thiết.

Năm 2021, cả nước có hơn 1 triệu học sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của trên TV Online và VTVGo!

Từ khóa:

tốt nghiệp trung học phổ thông, giấy chứng nhận, thi thpt 2021

Trao đổi về dự kiến phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông giai đoạn 2021-2025 tại cuộc họp của Hội đồng quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực được tổ chức ngày 23/9, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, năm 2021 kỳ thi sẽ giữ ổn định như năm 2020, các năm tiếp theo tinh thần chung vẫn là ổn định, chỉ tập trung nghiên cứu áp dụng công nghệ và chú trọng xây dựng, phát triển ngân hàng câu hỏi thi cho phù hợp với lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông.

Trả lời câu hỏi của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam - chủ trì cuộc họp, đặt ra ngay mở đầu cuộc họp là với tỷ lệ đỗ tốt nghiệp 98-99% mỗi năm, có cần duy trì kỳ thi tốt nghiệp hay không và kỳ thi này có cần phải phân loại học sinh hay không, các thành viên Hội đồng Quốc gia giáo dục và phát triển nhân lực đã thảo luận và cùng đồng thuận “kỳ thi là cần thiết”.

Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ - Phó chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam khẳng định: “Phải thi, không thi học sinh không học”. Lí giải thêm, Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ cho rằng, nếu không thi mà xét học bạ, trong khi điểm học bạ mỗi vùng miền, trường học khác nhau sẽ dẫn tới tiêu cực. “Cơ bản kỳ thi như năm vừa rồi, nên ổn định, không nên thay đổi nữa”.

Từ thực tế quá trình giảng dạy và đánh giá học sinh, cô giáo Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Yên Hoà [Hà Nội] nêu quan điểm, nếu không tổ chức kỳ thi thì không chỉ học sinh không có động lực học tập, mà các thầy cô cũng không nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học.

“Kết quả của mỗi kỳ thi không chỉ thể hiện qua điểm số mà bản thân các thầy cô, học sinh qua đây cũng rèn luyện kỹ năng, ý chí để vượt qua thử thách. Mỗi giáo viên, học sinh đều có nhu cầu được đánh giá đúng năng lực của mình thông qua kết quả kỳ thi. Vì vậy, kỳ thi là rất cần thiết”, cô Nguyễn Thị Nhiếp trao đổi.

Toàn cảnh phiên họp. Ảnh: VGP/Đình Nam

Nhìn nhận từ góc độ hệ thống giáo dục, Giáo sư Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông giúp chúng ta đánh giá được hệ thống giáo dục. Đây còn là cơ sở, động lực thúc đẩy, tạo ra sự tiến bộ trong quá trình dạy và học của cả thầy cô giáo và học sinh.

Đồng quan điểm, Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng nhấn mạnh: Không tổ chức kỳ thi chúng ta không kiểm soát được việc dạy và học, đặc biệt là những định hướng đổi mới trong giáo dục.

“Cần thi và tiếp tục những thành tựu Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đạt thời gian qua” là khẳng định của Giáo sư Nguyễn Lân Dũng. Làm rõ thêm quan điểm của mình, Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho hay, nếu hỏi các nước trên thế giới có thi không, “câu trả lời là có”. Việc thi là cần thiết, vì không thi học sinh sẽ không học, thi trên một diện rộng còn để đánh giá được môn nào đang dạy và học tốt, môn nào chưa tốt để rút kinh nghiệm.

Giáo sư Nguyễn Quý Thanh, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục nêu quan điểm: Không có lí do gì để thay đổi kỳ thi. Kỳ thi là đợt tổng rà soát lại toàn bộ chương trình giáo dục nên không thể không thi. Còn trường đại học khi được tự chủ tuyển sinh, có thể dẫn tới trăm hoa đua nở và có thể lại quay về những vấn đề cũ.

“Phải thi, muốn khám sức khỏe giáo dục phải thi, phân tích kết quả đến từng trường, từng địa phương” là ý kiến của Tiến sĩ Hoàng Ngọc Vinh.

Hiện đại hóa, chuẩn hóa kỳ thi là đúng hướng, khả thi

Nhìn lại 6 năm đổi mới kỳ thi, Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Đại học Sư phạm kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, năm 2016 kỳ thi được tổ chức ngay tại nơi học tập của học sinh, đây là sự thay đổi đúng đắn, tạo sự công bằng cho học sinh. Đề thi mấy năm nay cũng được cải thiện nên rất yên tâm cho tuyển sinh.

“Tôi rất ủng hộ phương án thi hiện nay, dần dần chuyển sang thi máy tính, nhẹ nhàng hơn. Vì người dân nghèo, vì sự công bằng nên tổ chức kỳ thi”, Phó giáo sư Đỗ Văn Dũng nói.


Độ chênh lệch giữa điểm thi tốt nghiệp và học bạ của 63 tỉnh thành

Phân tích trên 3 nguyên lý giáo dục cơ bản: Học và thi; phi tập trung hoá, phân cấp, bảo đảm độc lập giữa người tổ chức thi và người sử dụng kết quả thi; tính liên ngành và ứng dụng công nghệ 4.0, theo Giáo sư Nguyễn Hữu Đức, nguyên Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, giữ ổn định và hiện đại hoá, chuẩn hoá phương án tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông là hướng đúng, khả thi.

Ông Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông đã được quy định trong Luật Giáo dục 2019 nhằm đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông trên cả nước.

Nhìn lại kỳ thi trung học phổ thông năm nay dù tỷ lệ đỗ trên 90% nhưng theo ông Phạm Tất Thắng, ở từng môn học cụ thể kết quả vẫn đặt ra những vấn đề cần tiếp tục xử lý. Như vậy, không chỉ học sinh bị ảnh hưởng nếu không tổ chức kỳ thi mà bản thân các thầy cô giáo cũng không có được động lực đổi mới hoạt động giảng dạy.

“Chúng ta cũng cần giữ ổn định kỳ thi, tránh việc tạo áp lực thay đổi đối với xã hội. Kỳ thi phải đảm bảo chính xác, khách quan, công bằng, không gây áp lực cho thí sinh, tốn kém cho xã hội; đồng thời đánh giá được chất lượng dạy và học ở bậc phổ thông”, ông Phạm Tất Thắng nhấn mạnh.

Phát biểu tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, qua 6 năm đổi mới thi, đánh giá, kỳ thi được hoàn thiện theo hướng năm sau tốt hơn năm trước. Năm 2020, mặc dù khó khăn do dịch bệnh Covid-19 nhưng tiến trình đổi mới kỳ thi vẫn theo xu hướng tốt, kiên định, kỳ thi đã được tổ chức thành công.

“Qua ý kiến của các thành viên Hội đồng, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp thu và cho rằng phương thức thi tốt nghiệp trung học phổ thông cần giữ ổn định”, Bộ trưởng nói, đồng thời nhấn mạnh: “Kỳ thi năm 2021 sẽ giữ ổn định như năm 2020, vì vậy, các em học sinh, giáo viên và phụ huynh có thể yên tâm chuẩn bị cho kỳ thi”.

Những năm tiếp sau, theo Bộ trưởng, tinh thần là ổn định, chỉ tập trung nghiên cứu áp dụng công nghệ vào kiểm tra, đánh giá cho phù hợp; thí điểm, tiến tới mở rộng hình thức thi trên máy tính. Đồng thời, chú trọng phát triển ngân hàng câu hỏi phù hợp với lộ trình đổi mới giáo dục phổ thông.

Phát biểu kết luận cuộc họp về nội dung liên quan đến kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết, đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới thi là quá trình đã được bàn được bàn từ khi xây dựng Nghị quyết 29/NQ-TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, tiếp đến là Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29/NQ-TW.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chọn thi cử là khâu đột phá vì thi được người dân quan tâm, nhiều bức xúc nhất ở thời điểm đó.

“Đổi mới cần có lộ trình, qua 6 năm thực hiện lộ trình đổi mới thi đến nay cơ bản đã hoàn thành. Năm nay dù bị ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nhưng chúng ta đã tổ chức tốt kỳ thi và các trường đại học đang thực hiện xét tuyển theo tiến độ. Tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có báo cáo Chính phủ về 6 năm thực hiện đổi mới thi”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Thùy Linh

Video liên quan

Chủ Đề