Không biết an rau phải làm sao

Đối với trẻ em, rau đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe. Đây là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của các bé.

Từ xưa ông cha ta đã có câu “cơm không rau như đau không thuốc”, nhưng hiện nay có nhiều trẻ không chịu ăn rau dẫn đến mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sức khỏe.

Ở bài viết này, mình sẽ chia sẻ một số phương pháp để việc ăn rau không trở thành áp lực đối với bé. Các mẹ hãy đọc và tham khảo để có biện pháp phù hợp với bé yêu nhà mình nhé!

1. Công dụng của rau đối với trẻ em

Trước tiên, các mẹ cần hiểu rõ về tầm quan trọng của rau đối với sức khỏe trẻ em.

Rau xanh không chỉ cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể mà còn là nguồn cung cấp chất xơ giúp trẻ chống táo bón.

Một bữa ăn thiếu rau sẽ làm giảm khả năng hấp thu các dưỡng chất khác và một chế độ ăn uống lành mạnh có nghĩa là ăn nhiều rau kết hợp với những loại thực phẩm từ các nhóm chính khác.

Đặc biệt hơn, ăn nhiều rau xanh còn giúp trẻ chống lại bệnh tật, ví dụ như: bệnh tim, đột quỵ và một số bệnh ung thư. Lười ăn rau sẽ là tiền đề dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn sau này.

Nhiều mẹ cho rằng: cho bé ăn quả chín thay vì ăn rau cũng được. Điều này là không đúng!

Tuy rau và quả đều cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể nhưng chúng không thể thay thế cho nhau vì hàm lượng dưỡng chất trong mỗi loại thực phẩm là hoàn toàn khác nhau.

Rau là nguồn cung cấp chất xơ để tạo khuôn phân, kích thích nhu động ruột và giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn, chống tình trạng táo bón. Theo chỉ dẫn chế độ ăn uống của Australian Dietary Guidelines thì:

  • Trẻ từ 1-2 tuổi nên có 2-3 khẩu phần rau mỗi ngày.
  • Trẻ từ 2-3 tuổi là 2 ½ rau mỗi ngày.
  • Trẻ từ 4-8 tuổi là 4 ½ khẩu phần rau mỗi ngày.

Để khắc phục tình trạng trẻ không chịu ăn rau, mẹ hãy tập cho con từ nhỏ và ăn đa dạng nhiều loại rau, như vậy khi lớn lên bé sẽ thích ăn rau.

Nếu mẹ cảm thấy bé gặp khó khăn trong việc ăn rau thì hãy kiên trì và cố gắng luyện tập cho con. Khi có thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ nhỏ thì sau này lớn lên bé sẽ hình thành các thói quen tốt khác.

Mẹ nên cho bé ăn những loại rau có lá màu xanh đậm như: bông cải xanh, rau  ngót, rau muống, rau dền, mồng tơi… hay các loại củ quả có màu vàng cam như: cà rốt, bí ngô, cà chua, khoai tây; các loại đậu như: đỗ xanh, đỗ đen, đậu Hà Lan… đây là những thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất và cần thiết với sức khỏe trẻ em.

2. Trẻ không chịu ăn rau phải làm sao?

Như đã nói ở trên, có rất nhiều trẻ không chịu ăn rau, thậm chí nhìn thấy rau là sợ, không dám ăn. Chính vì vậy, mẹ cần kiên trì tập cho con và áp dụng một số mẹo nhỏ sau:

2.1. Làm gương cho bé

Trước tiên, cha mẹ hãy làm gương để bé hứng thú hơn với việc ăn rau bởi vì trẻ em thường học cách lựa chọn thực phẩm từ người lớn. Cách tốt nhất để khuyến khích con ăn rau là cho bé thấy cha mẹ ăn, như thế bé sẽ biết thưởng thức các món ăn.

Bữa cơm gia đình là thời điểm để dạy con về việc ăn uống lành mạnh, bao gồm cả ăn rau. Nếu bé nhìn thấy cha mẹ, anh chị em ăn một bát cơm chứa nhiều rau, chắc chắn bé cũng muốn như vậy.

2.2. Kiên trì

Sẽ không có gì là bất thường nếu bé nói với mẹ rằng: con không thích ăn rau. Nếu vậy, mẹ cần kiên trì và tiếp tục đưa các món rau cho bé vào giờ ăn và khuyến khích bé thưởng thức chúng. Chỉ cần như vậy bé sẽ dần thay đổi suy nghĩ về rau.

Theo nhiều nghiên cứu, một đứa trẻ cần phải thử một loại thức ăn mới tới 10 lần trước khi chấp nhận chúng và phải thêm 10 lần nữa trước khi đi đến quyết định rằng: mình thích nó.

2.3. Khen ngợi khi con ăn rau

Mỗi khi con ăn rau, mẹ hãy khen ngợi để bé gia tăng cảm xúc và hứng thú với món ăn hơn. Tuy nhiên, đừng để lời khen trở thành tâm điểm của bữa ăn vì mục đích của bạn là khuyến khích con ăn rau vì bé thích chứ không phải vì bé muốn được khen ngợi và có phần thưởng từ người lớn

Hãy cố gắng không để việc ăn rau không trở thành vấn đề lớn, nếu bé không hợp tác hãy thử lại vào lần sau.

2.4. Cho bé nấu ăn

Một mẹo nhỏ nữa để khắc phục tình trạng trẻ không chịu ăn rau đó là: cho con tham gia vào quá trình nấu ăn.

Nếu mẹ cho bé tham gia vào việc lên thực đơn và nấu các bữa ăn trong gia đình thì nhiều khả năng bé sẽ muốn ăn các loại rau mà mình đã giúp bố mẹ chuẩn bị.

Ví dụ như: mẹ có thể để bé chọn rau khi đi chợ, nhặt rau, rửa rau, để con cho rau đã sơ chế vào nồi trước khi mẹ nấu, hoặc trang trí rau lên đĩa.

Với những bé ở độ tuổi lớn hơn, mẹ có thể để con xay hoặc cắt rau, nhưng chỉ nên làm như vậy khi bé đã biết dùng các dụng cụ nhà bếp một cách an toàn.

Ngoài ra, mỗi khi đi chợ mẹ hãy đưa bé đi cùng vì việc nhìn thấy nhiều loại rau khác nhau sẽ khiến trẻ tò mò và quan tâm đến chúng hơn.

2.5. Sử dụng rau như một đồ ăn nhẹ

Rau củ có thể làm nên những bữa ăn nhẹ tuyệt vời. Nếu mẹ dự trữ rau để chế biến thành các món ăn vặt thì nhiều khả năng bé sẽ chọn rau khi đói và hạn chế được những đồ ăn vặt không lành mạnh.

2.6. Trang trí món rau đẹp mắt.

Có nhiều mẹ thường chế biến và trình bày các món rau bắt mắt để khuyến khích trẻ ăn rau – đây cũng là một cách rất hiệu quả!

Để làm được điều này mẹ cần chọn các loại rau có hình dạng, màu sắc, kết cấu và mùi vị khác nhau, càng đa dạng thì càng gia tăng tỷ lệ thích ăn rau ở trẻ.

Tuy nhiên, nếu cho bé ăn một loại rau mới cùng với thức ăn mà trẻ đã thích từ trước thì chắc chắn bé sẽ không ăn rau, mẹ hãy lưu ý điều này nhé!

Ngoài ra, hương vị cũng là vấn đề quan trọng. Một món rau hấp dẫn, mùi hương ngào ngạt chắc chắn sẽ tạo hứng thú hơn một miếng rau lớn nhưng chỉ được hấp đơn giản.

Mẹ nên chế biến và trình bày các món rau một cách bắt mắt, ví dụ như: rau củ trộn sốt mayonnaise, nhồi thịt vào đậu bắp, thịt nhồi cà chua hay canh thịt bằm cuộn với lá bắp cải. Lúc này, bé không chỉ cảm nhận độ ngon bằng vị mà còn cả bằng mắt nữa.

Mẹ cũng có thể chế biến rau thành những bữa ăn vui, đặc biệt là với những bé nhỏ tuổi, ví dụ như: làm khuôn mặt bằng rau, cà rốt làm tóc, cà chua bi làm mắt, đậu làm mũi và một dải ớt chuông để làm miệng. Chắc chắn bé sẽ không thể cưỡng lại sự hấp dẫn của đĩa rau đó đâu!

2.7. Thêm rau vào bữa ăn bằng nhiều cáh

Trong một khoảng thời gian ngắn hạn, mẹ có thể “ngụy trang” rau trong các món ăn khác, ví dụ như: cho rau xay nhuyễn vào nước sốt mì hoặc súp. Tuy nhiên, việc này có thể sẽ làm thay đổi hành vi và suy nghĩ của bé về rau, mẹ cần thận trọng.

Việc để bé thường xuyên ăn rau ở hình dạng ban đầu rất quan trọng, điều này sẽ giúp trẻ có cơ hội làm quen và thích ăn rau với những mùi vị và kết cấu khác nhau.

Tốt nhất, nên chế biến rau này thành món canh, xào hoặc luộc để bé thay đổi khẩu vị. Mẹ có thể trồng một ít rau và khuyến khích bé làm cùng, như vậy trẻ sẽ có thêm hứng thú khi ăn rau vì đó là thực phẩm do chính mình làm ra.

Ngoài việc việc xây dựng một thực đơn khoa học, đầy đủ dưỡng chất, mẹ có thể cho con sử dụng thêm men tiêu hóa, cốm vi sinh, siro ăn ngon cho bé… để cải thiện tình trạng trẻ không chịu ăn rau.

3. Lời kết

Trên đây là một số phương pháp để giúp bé hứng thú hơn với việc ăn rau. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp mẹ có thêm nhiều kiến thức bổ ích trong quá trình nuôi con.

Chúc mẹ thành công, chúc bé luôn khỏe mạnh và ăn rau nhiều hơn. Cảm ơn mẹ đã đọc bài viết!

Video liên quan

Chủ Đề