Khoảng cách từ một điểm sáng đến ảnh của nó tạo bởi gương phẳng có đặc điểm

Chương 1: Quang Học – Vật Lý Lớp 7

Bài 5: Ảnh Của Một Vật Tạo Bởi Gương Phẳng

Nội dung bài 5 ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng chương 1 vật lý lớp 7. Bài học giúp bạn nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau. Về kỷ năng giúp bạn vẽ được tia phản xạ khi biết tia tới đối với gương phẳng và ngược lại, theo hai cách là vận dụng định luật phản xạ ánh sáng hoặc vận dụng đặc điểm của ảnh ảo tạo bởi gương phẳng.

Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.HocTapHay.Com

I. Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng

Thí nghiệm

– Quan sát hình 5.2 và cho biết để làm thí nghiệm chúng ta cần những dụng cụ gì?

– Hãy cho biết mục đích của thí nghiệm là gì?

– Yêu cầu: gương, giá, pin, phấn.

1. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng có hứng được trên màn chắn không?

Bài Tập C1 Trang 15 SGK Vật Lý Lớp 7

Đưa một tấm bìa dùng làm màn chắn ra sau gương để kiểm tra dự đoán.

Kết luận: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng ….. hứng được trên màn chắn, gọi là ảnh ảo.

  • Xem: giải bài tập c1 trang 15 sgk vật lý lớp 7

2. Độ lớn của ảnh có bằng độ lớn của vật không?

– Tìm hiểu thông tin trong SGK và cho biết dụng cụ thí nghiệm và mục đích của thí nghiệm trong hình 5.3 có giống thí nghiệm 1 không?

– Hãy đưa ra dự đoán về độ lớn của ảnh so với độ lớn của vật.

– Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán.

– Quan sát xem kết quả TN xem có giống kết quả mà ta đã dự đoán không?

Bài Tập C2 Trang 16 SGK Vật Lý Lớp 7

Dùng viên phấn thứ hai đúng bằng viên phấn thứ nhất, đưa ra sau tấm kính để kiểm tra dự đoán về độ lớn của ảnh.

Kết luận: Độ lớn của ảnh của một vật tạo bới gương phẳng ….. độ lớn của vật.

  • Xem: giải bài tập c2 trang 16 sgk vật lý lớp 7

3. So sánh khoảng cách từ một điểm của vật đến gương và khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

– Tìm hiểu thông tin trong SGK và nêu các bước tiến hành thí nghiệm

– Nêu dự đoán của mình về độ lớn của ảnh so với độ lớn của vật

– Tiến hành thí nghiệm để kiểm tra dự đoán

Bài Tập C3 Trang 16 SGK Vật Lý Lớp 7

Hãy tìm cách kiểm tra xem AA’ có vuông góc với MN không; A và A’ có cách đều MN không.

Kết luận: Điểm sáng và ảnh của nó tạo bởi gương phẳng cách gương một khoảng … nhau.

  • Xem: giải bài tập c3 trang 16 sgk vật lý lớp 7

II. Giải thích sự tạo thành ảnh bởi gương phẳng

Bài Tập C4 Trang 16 SGK Vật Lý Lớp 7

Trên hình 5.4 vẽ điểm sáng S [nguồn áng nhỏ] đặt trước gương phẳng và hai tia sáng xuất phát từ S tới gương.

Hình 5.4

a. Hãy vẽ ảnh S’ của S tạo bới gương phẳng bằng cách vận dụng tính chất của ảnh.

b. Từ đó vẽ tia phản xạ ứng với hai tia tới SI và SK.

c. Đánh dấu vị trí đặt mắt để nhìn thấy ảnh S’.

d. Giải thích vì sao ta nhìn thấy ảnh S’ mà không hứng được ảnh đó trên màn chắn.

Kết luận: Ta nhìn thấy ảnh ảo S’ vì các tia phản xạ lọt vào mắt có ….. đi qua ảnh S’.

  • Xem: giải bài tập c4 trang 16 sgk vật lý lớp 7

– Căn cứ vào cách dựng điểm S” hãy giải thích tại sao không hứng được ảnh của nó trên màn chắn

Giải thích: Mắt ta nhìn thấy S” vì các tia phản xạ lọt vào mắt ta coi như đi thẳng từ S” đến mắt. Không hứng được S” trên màn vì chỉ có đường kéo dài của các tia phản xạ gặp nhau ở S” chứ không có ánh sáng thật đến S”.

III. Vận dụng

Bài Tập C5 Trang 17 SGK Vật Lý Lớp 7

Hãy vận dụng tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng để vẽ ảnh của một mũi tên đặt trước một gương phẳng như hình 5.5.

Hình 5.5

  • Xem: giải bài tập c5 trang 17 sgk vật lý lớp 7

Bài Tập C6 Trang 17 SGK Vật Lý Lớp 7

Hãy giải đáp thắc mắc của bé Lan trong câu chuyện kể ở đầu bài.

“Bé Lan lần đầu được đi chơi Hồ Gươm. Bé kể lại rằng, bé trông thấy cái tháp và cái bóng của nó lộn ngược xuống nước [hình 5.1].

Bé thắc mắc không biết vì sao lại có cái bóng lộn ngược đó?”

  • Xem: giải bài tập c6 trang 17 sgk vật lý lớp 7

Trên là lý thuyết và bài soạn bài 5 ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng chương 1 vật lý lớp 7. Bài học giúp bạn nêu được những đặc điểm chung về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, đó là ảnh ảo, có kích thước bằng vật, khoảng cách từ gương đến vật và đến ảnh là bằng nhau.

Các bạn đang xem Bài 5: Ảnh Của Một Vật Tạo Bởi Gương Phẳng thuộc Chương 1: Quang Học tại Vật Lý Lớp 7 môn Vật Lý Lớp 7 của HocTapHay.Com. Hãy Nhấn Đăng Ký Nhận Tin Của Website Để Cập Nhật Những Thông Tin Về Học Tập Mới Nhất Nhé.
2.3/5 [3 bình chọn]

Bài Tập Liên Quan:

  • Bài 9: Tổng Kết Chương 1 Quang Học
  • Bài 8: Gương Cầu Lõm
  • Bài 7: Gương Cầu Lồi
  • Bài 6: Thực Hành Quan Sát Và Vẽ Ảnh Của Một Vật Tạo Bởi Gương Phẳng
  • Bài 4: Định Luật Phản Xạ Ánh Sáng
  • Bài 3: Ứng Dụng Định Luật Truyền Thẳng Của Ánh Sáng
  • Bài 2: Sự Truyền Ánh Sáng
  • Bài 1: Nhận Biết Ánh Sáng Nguồn Sáng Và Vật Sáng

Chia Sẻ Bài Giải Ngay:

  • Click to share on Facebook [Opens in new window]
  • Click to share on Twitter [Opens in new window]
  • Click to share on Tumblr [Opens in new window]
  • Click to share on Pinterest [Opens in new window]

Related

Trắc nghiệmVật Lí 7 Bài 5 [có đáp án]: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

Trang trước Trang sau
  • Lý thuyết Vật Lí 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng [hay, chi tiết]

Bài 1: Chọn phát biểu đúng?

A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.

B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuộc vào vị trí đặt vật trước gương.

C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích thước bằng vật.

Quảng cáo
Hiển thị đáp án

- Ảnh tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn ⇒ Đáp án C sai.

- Ảnh tạo bởi gương phẳng lớn bằng vật ⇒ Đáp án A, B sai. Đáp án D đúng.

Bài 2: Một người cao 1,6m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. Hỏi người đó cách gương bao nhiêu?

A. 3m B. 3,2m C. 1,5m D. 1,6m

Hiển thị đáp án

Ảnh và vật đối xứng nhau qua gương phẳng nên khoảng cách từ vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đến gương. Vì vậy một người đứng trước gương phẳng cho ảnh cách gương 1,5m thì người đó cũng cách gương 1,5m

Vậy đáp án đúng là C.

Bài 3: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng?

A. Khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.

B. Khi S’ là nguồn sáng

C. Khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.

D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.

Hiển thị đáp án

- Để nhìn được vật thì tia sáng từ vật phát ra phải đi đến mắt người.

- Để nhìn được ảnh của vật qua gương, mắt phải nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng S.

⇒ Đáp án đúng là D.

Quảng cáo

Bài 4: Vì sao ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra mà không hứng được ảnh trên màn?

A. Vì ảnh ảo là nguồn sáng.

B. Vì chùm tia phản xạ là chùm phân kì không hội tụ trên màn.

C. Vì ảnh ảo là vật sáng.

D. Vì khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Hiển thị đáp án

Ảnh ảo S’ của điểm sáng S do gương phẳng tạo ra là giao điểm của đường kéo dài của các tia sáng phản xạ trên gương. Vì thế khi ta đặt màn hứng ảnh tại vị trí ảnh ảo S’ của điểm sáng S thì sẽ không hứng được ảnh trên màn ⇒ Đáp án đúng là B.

Bài 5: Cho điểm sáng S trước gương phẳng cách ảnh S’ của nó qua gương một khoảng 54cm. Ảnh S’ của S tạo bởi gương phẳng nằm cách gương một khoảng:

A. 54cm B. 45cm C. 27cm D. 37cm

Hiển thị đáp án

- S và S’ đối xứng nhau qua gương phẳng nên khoảng cách từ S đến gương bằng khoảng cách từ S’ đến gương hay SH = S’H [1]

- Theo đề bài S’ cách S một khoảng là 54cm

Mà SS’ = 54 cm = SH + S’H [2]

Từ [1] [2] ⇒ SS’ = S’H + S’H = 2.S’H = 54 cm

⇒ S'H = 54/2 = 27cm

Vậy ảnh S’ của S nằm cách gương một khoảng là 27 cm

Quảng cáo

Bài 6: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng [hình vẽ].

a] Hãy vẽ ảnh của vật AB tạo bởi gương phẳng.

b] Đặt mắt tại điểm M nhìn vào gương, hãy vẽ tia sáng xuất phát từ A đến gương cho tia phản xạ lọt vào mắt.

Hiển thị đáp án

a] Qua gương vẽ A’ đối xứng với A, B’ đối xứng với B.

Nối A’ và B’ ta xác định được ảnh A’B’ của vật AB.

b] Nối A’ với M, A’M cắt gương tại điểm tới I.

Từ A vẽ tia tới AI và tia phản xạ MI.

Bài 7: Chiếu một tia sáng SI tới một gương phẳng. Nếu quay tia này xung quanh điểm S một góc α thì tia phản xạ quay một góc bằng bao nhiêu?

Hiển thị đáp án

- Tia SI quay xung quanh điểm S một góc α. Nghĩa là

- Do S’ đối xứng với S qua gương nên:

SH = S’H

SS’ vuông góc với gương

- Xét ΔSHI1 và ΔS'HI1 có:

- Xét ΔSHI2 và ΔS'HI2 có:

- Xét ΔSI1I2 và ΔS'I1I2 có:

Vậy tia phản xạ cũng quay một góc α

Bài giảng: Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng - Cô Phạm Thị Hằng [Giáo viên Tôi]

Xem thêm các bài Lý thuyết và Bài tập trắc nghiệm Vật Lí lớp 7 có đáp án và lời giải chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt môn Vật Lí 7 hay khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

Video liên quan

Chủ Đề