Khi nào lập báo cáo nghiên cứu khả thi

– Hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi/ Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng/ Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng điều chỉnh và các tài liệu, văn bản pháp lý kèm theo, cụ thể:

+ Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư;

+ Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo (nếu có yêu cầu);

+ Văn bản/quyết định phê duyệt và bản vẽ kèm theo (nếu có) của một trong các loại quy hoạch sau đây: Quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch; phương án tuyến, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đối với công trình xây dựng theo tuyến; quy hoạch phân khu xây dựng đối với trường hợp không có yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng;

+ Văn bản ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường (nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường);

Các thủ tục về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình các văn bản này tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu thực hiện thủ tục lấy ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở theo cơ chế một cửa liên thông khi thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thì chủ đầu tư nộp bổ sung 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy;

+ Các văn bản thỏa thuận, xác nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án; văn bản chấp thuận độ cao công trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam (trường hợp dự án không thuộc khu vực hoặc đối tượng có yêu cầu lấy ý kiến thống nhất về bề mặt quản lý độ cao công trình tại giai đoạn phê duyệt quy hoạch xây dựng) (nếu có);

+ Các văn bản pháp lý khác có liên quan (nếu có);

+ Hồ sơ khảo sát xây dựng được phê duyệt; thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi/ Báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh, Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng/ Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng điều chỉnh; thiết kế cơ sở/ thiết kế cơ sở điều chỉnh hoặc thiết kế khác theo thông lệ quốc tế phục vụ lập Báo cáo (gồm bản vẽ và thuyết minh); danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho dự án;

+ Danh sách các nhà thầu kèm theo mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế cơ sở, nhà thầu thẩm tra (nếu có); mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế, lập tổng mức đầu tư; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra (nếu có);

+ Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu xem xét tổng mức đầu tư, ngoài các nội dung quy định nêu trên, hồ sơ trình thẩm định phải có các nội dung sau: tổng mức đầu tư; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định tổng mức đầu tư; báo giá, kết quả thẩm định giá (nếu có)

Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng lần đầu tiên được ghi nhận tại Luật Xây dựng 2003 và nội dung này tiếp tục được sửa đổi, bổ sung theo hướng hoàn thiện qua các Luật Xây dựng sau này.

Đầu tư xây dựng là việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân. Xuất phát từ bản chất, tính phức tạp và các đặc trưng cơ bản của hoạt động đầu tư xây dựng nên các dự án đầu tư xây dựng cần có sự nghiên cứu để đưa ra giải pháp khả thi nhằm đảm bảo đạt được mục tiêu của chủ đầu tư và đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội chung của đất nước.

Chính vì vậy Luật Xây dựng quy định các chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, theo đó, dự án đầu tư xây dựng phải đảm bảo yêu cầu về thiết kế và nội dung đầu tư xây dựng. Thiết kế đảm bảo mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng.

Những năm gần đây, Nhà nước không ngừng đưa ra các chính sách ưu đãi nhằm khuyến khích sự đầu tư của các nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào các khu công nghiệp tại Việt Nam, bởi lẽ các khu công nghiệp tại Việt Nam đã và đang được xem như là một điểm dừng chân lý tưởng cho các nhà đầu tư muốn phát triển kinh doanh, trở thành xu thể tất yếu hướng tới sự phát triển bền vững. Theo đó, làn sóng đầu tư bất động sản công nghiệp đã đổ bộ mãnh liệt từ giữa năm 2022 trở thành “điểm sáng” hiếm hoi của thị trường kinh tế. Vì vậy, việc đầu tư dự án xây dựng tại các khu công nghiệp Việt Nam đang ngày càng phát triển và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn và suy xét kỹ lưỡng. Để thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện xin chấp thận chủ trương đầu tư, trong đó, việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án là một trong những đầu mục hồ sơ quan trọng nhằm nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả của dự án đề xuất thực hiện.

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

Theo đó, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng được thực hiện sau khi được thẩm duyệt thiết kế cơ sở. Tuy nhiên, trên thực tế đối với các dự án đầu tư vào các Khu công nghiệp, thuyết minh dự án và báo cáo khả thi dự án nên được lập song song đồng thời khi chủ đầu tư thuê đất tại các Khu công nghiệp, không chỉ để đánh giá mức độ khả thi của việc xây dựng, mà còn đánh giá hiệu quả tài chính, tính toán tổng mức đầu tư dựa trên ý tưởng về tổng mặt bằng dự án, con người, máy móc, tiềm năng thị trường của dự án khi dự án đi vào hoạt động,…. để xem xét quyết định và phương thức đầu tư

Để lập được báo cáo nghiên cứu tính khả thi, trong các dự án đầu tư tại Khu công nghiệp, nhà đầu tư cần tiến hành các giai đoạn nghiên cứu, theo dõi. Theo đó, Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư và Quản lý doanh nghiệp VKI là đơn vị chuyên sâu trong lĩnh vực xúc tiến, tư vấn đầu tư công nghiệp nhằm giúp các Quý Khách hàng tư vấn về việc lập thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, cụ thể như sau:

1. Mục đích của lập thuyết minh và báo cáo khả thi dự án

  • Đánh giá hiệu quả của dự án đầu tư:

Khi thực hiện dự án đầu tư xây dựng, nhà đầu tư có nghĩa vụ chứng minh hiệu quả kinh tế – xã hội và tác động dự án đầu tư phù hợp với môi trường, xã hội, quốc phòng, an ninh. Nhà đầu tư phải thuyết minh sơ bộ bối cảnh chung về kinh tế – xã hội của quốc gia và địa phương trong giai đoạn dự án được triển khai, đánh giá các lợi ích dự kiến dự án sẽ đóng góp cho quốc gia và địa phương. Đánh giá tổng quan về ngành, lĩnh vực mà dự án đề xuất, các ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp của các quy định pháp luật chuyên ngành đối với dự án; phân tích sự phù hợp của dự án đối với các quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, vùng và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của quốc gia, địa phương và ngành, lĩnh vực.

  • Căn cứ làm cơ sở xin các giấy phép cho dự án đầu tư:

Lập thuyết minh và báo cáo khả thi dự án là cơ sở để nhà đầu tư thực hiện xin cấp các giấy phép cần thiết như: giấy phép xây dựng, giấy phép môi trường và đánh giá tác động môi trường (ĐTM), giấy phép phòng cháy chữa cháy, ….

Khi nào lập báo cáo nghiên cứu khả thi

  • Hỗ trợ thủ tục vay vốn cho nhà đầu tư tại các tổ chức tài chính:

Ngoài việc đáp ứng các điều kiện về chủ thể khi nhà đầu tư thực hiện thủ tục vay vốn cho dự án đầu tư tại các tổ chức tài chính, nhà đầu tư cần cung cấp các thông tin về dự án, trong đó có thuyết minh và báo cáo khả thi dự án. Báo cáo khả thi dự án giúp các tổ chức tài chính nắm bắt được tổng quát về dự án cần vay vốn, qua đó lựa chọn được hình thức và các ưu đãi vay phù hợp, tiết kiệm.

2. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án

Khi đầu tư xây dựng, chủ đầu tư phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng, trừ các dự án đầu tư xây dựng lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật, dự án đầu tư xây dựng nhà ở riêng lẻ. Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải phù hợp với yêu cầu của từng loại dự án. Việc lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng phải tuân theo quy định của Luật Xây dựng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án cơ bản bao gồm một số nội dung như sau:

  • Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng.
  • Phân tích bối cảnh và căn cứ của dự án nhằm xác định sự cần thiết và tính cấp thiết của dự án, mục tiêu và sự phù hợp đóng góp vào chiến lược quốc gia, đặc biệt là quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội của các nước, quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội của vùng hoặc địa phương, quy hoạch phát triển ngành.
  • Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư (nếu có), giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường.
  • Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án.
  • Phân tích hiệu quả đầu tư, bao gồm hiệu quả và tác động kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; khả năng thu hồi vốn đầu tư (nếu có).
    Khi nào lập báo cáo nghiên cứu khả thi

Xét thấy, Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án là một tài liệu quan trọng vì nó tổng hợp tất cả những thông tin liên quan mật thiết đến dự án. Việc thuyết minh báo cáo nghiên cứu khả thi dự án giúp nhà đầu tư định hình được kế hoạch xây dựng dự án lâu dài, đồng thời giúp Nhà nước quản lý hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, thống kê sự chuyển biến cơ cấu kinh tế – xã hội của địa phương nói riêng và đất nước nói chung. Vì vậy nhà đầu tư cần lưu ý khi tiến hành lập báo cáo:

  • Đặt tính chính xác, về tên dự án, cơ quan, đơn vị có liên quan
  • Phân tích rõ đặc điểm, tính chất, quy mô hoạt động của dự án cũng như công suất và thông số diện tích của dự án
  • Những thông tin liên quan đến yêu cầu kỹ thuật của dự án cần được nêu rõ ràng để tránh sai sót, tranh chấp, sai phạm.
  • Những vấn đề về ưu đãi đầu tư.

Để biết thêm thông tin chi tiết và cần được giải đáp kỹ hơn về “Lập thuyết minh và báo cáo khả thi dự án”, Quý khách hàng vui lòng liên hệ số hotline của VKI để được tư vấn và hỗ trợ.

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để làm gì?

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của dự án.

Ai là người lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi?

1. Chủ đầu tư hoặc cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A tổ chức lập Báo cáo nghiên cửu tiền khả thi để có cơ sở xem xét, quyết định chủ trương đầu tư xây dựng.

Thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi bao lâu?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định số 63/2018/NĐ-CP ngày 04/5/2018 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, thời hạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi:- Đối với dự án quan trọng quốc gia: Không quá 90 ngày;- Đối với dự án nhóm A: Không quá 40 ngày;- Đối với dự án nhóm B, nhóm C: Không quá 30 ...

Khi nào thì phải lập Báo cáo nghiên cứu khả thi?

Thời hạn thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh gồm: - Đối với dự án quan trọng quốc gia: Không quá 90 ngày; - Đối với dự án nhóm A: Không quá 40 ngày; - Đối với dự án nhóm B, nhóm C: Không quá 30 ngày. - Trực tiếp tại cơ quan của đơn vị thẩm định, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; bằng văn bản.