Khái niệm của ngôi nhà thông minh

Nhà thông minh [tiếng Anh: home automation, domotics, smart home hoặc Intellihome][1] là tên gọi dùng để gọi tên các ngôi nhà, căn hộ, công trình xây dựng được trang bị, được cài đặt sử dụng các thiết bị thông minh nhằm mục đích giúp cho ngôi nhà trở nên thông minh hơn.

Thiết bị quản lý nhiệt độ trong phòng

Thiết bị cho mèo ăn được điều khiển nhờ internet

Bảng điều khiển CITIB-AMX

Có thể đáp ứng theo các ngữ cảnh thông minh một cách có chủ định theo thiết lập của người dùng, có thể hoạt động một cách tự động hoặc bán tự động, và có thể thay thế con người thực hiện một hoặc một số thao tác quản lý, điều khiển nhất định.

Về mặt bản chất, nhà thông minh là sự kết nối có hệ thống của các thiết bị điện thông minh. Giúp ngôi nhà trở nên thông minh hơn, có thể đáp ứng được các chức năng tự động hoặc bán tự động theo ý của người dùng.[2][3]

Hệ thống điện tử này có thể giao tiếp với người dùng thông qua bảng điện tử đặt trong nhà, ứng dụng trên điện thoại di động, máy tính bảng hoặc một giao diện web, thậm chí bạn có thể ra lệnh điều khiển các thiết bị bằng giọng nói.

Trong căn nhà thông minh, các đồ dùng & thiết bị điện trong nhà từ phòng ngủ, phòng khách đến toilet đều có thể gắn các bộ điều khiển điện tử có thể kết nối với Internet và điện thoại di động, cho phép chủ nhân điều khiển vật dụng từ xa hoặc lập trình cho thiết bị ở nhà hoạt động theo lịch. Thêm vào đó, các đồ gia dụng có thể hiểu được ngôn ngữ của nhau và có khả năng tương tác với nhau.[4]

Hiện nay công nghệ nhà thông minh tại Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, nhiều công nghệ mới được áp dụng vào phát triển cho hệ thống nhà thông mình.

  • Hệ thống chiếu sáng thông minh.
  • Hệ thống an ninh, cảnh báo an toàn.
  • Hệ thống âm thanh đa vùng
  • Hệ thống điều khiển các thiết bị gia dụng [ rèm cửa, điều hòa, bình nóng lạnh…]
  • Hệ thống tưới sân vườn tự động [ phù hợp với các biệt thự, nhà vườn…]
  • Hệ thống điều khiển bằng giọng nói.
  • Điều khiển chiếu sáng [on/off, dimmer, scence, timer, logic,...]
  • Điều khiển mành, rèm, cửa cổng
  • ĐK Điều hòa, máy lạnh
  • HT Âm thanh đa vùng
  • Camera, chuông hình
  • Hệ thống Bảo vệ nguồn điện
  • Các tiện ích và ứng dụng khác
  • Điều khiển, quan sát các thiết bị hệ thống an ninh, báo động, báo cháy
  • ... và nhiều hệ thống khác.
  • Bộ xử lý trung tâm
  • hệ thống trung tâm
  • Âm thanh đa vùng
  • Cảm biến thông minh
  • Công tắc cảm ứng
  • Thiết bị điều khiển
  • Thiết bị an ninh
  • Cảm biến thông minh
  • Ổ cắm thông minh
  • ... nhiều các thiết bị tích hợp khác.

  1. ^  Hill, Jim [ngày 12 tháng 9 năm 2015]. "The smart home: a glossary guide for the perplexed". T3. Truy cập ngày 27 tháng 3 năm 2017.
  2. ^ “Wireless Sensor Networks: Concepts, Applications, Experimentation and Analysis”. 2016. tr. 108. ISBN 9811004129. The use of standardized, open communication protocols over proprietary protocols provides the industry with the freedom to choose between suppliers with guaranteed interoperability. Standardized solutions usually have a much longer lifespan than proprietary solutions.
  3. ^ “Best Home Automation System - Consumer Reports”. www.consumerreports.org. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2016.
  4. ^ “5 Open Source Home Automation Projects We Love”. Fast Company [bằng tiếng Anh]. ngày 1 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 5 năm 2016.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Nhà thông minh.

Bài viết này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.

  • x
  • t
  • s

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Nhà_thông_minh&oldid=67870674”

Với xu hướng công nghệ 4.0 ngày càng nở rộ hiện nay, thị trường nhà thông minh cũng đang phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Vậy thì Nhà thông minh là gì, hãy cùng Phúc Anh tìm hiểu nhé.

1.Định nghĩa Nhà thông minh là gì?

Nhà thông minh [hay còn gọi home automation, domotics, smart home hoặc Intellihome] là từ để chỉ những ngôi nhà có thể tự động [hoặc bán tự động] làm những công việc hằng ngày mà không cần phải có sự can thiệp của con người như là tự động tưới cây, tự động đóng rèm khi trời tối, tự động bật/tắt điện trong nhà…

Một ngôi nhà thông minh thường có nhiều thành phần nhưng nhìn chung lại sẽ có 2 thành phần chính gồm:

Phần cứng: Là các thiết bị vật lý trong hệ thống nhà thông minh như là đèn led thông minh, camera giám sát thông minh, công tắc thông minh….

Phần mềm: Đây là ứng dụng giúp bạn quản lý Smart Home của mình. Các ứng dụng này có thể giúp bạn thao tác từ xa mà không cần có mặt tại nhà. Đặc biệt là những ứng dụng sử dụng công nghệ đám mây sẽ luôn giúp bạn kết nối 24/24.

Trong một căn nhà thông minh, các thiết bị điện tử sẽ được liên kết với nhau qua internet và được giám sát bằng một máy chủ riêng. Bạn chỉ cần lắp đặt, thiết lập công việc cho từng thiết bị và nó sẽ tự động thực hiện các việc đó về sau.Quá trình này hoàn toàn tự động.

Có nhiều smart home được trang bị cả “quản gia thông minh” riêng có thể học hỏi thói quen của chủ nhân và có thể giao tiếp với chủ ngôi nhà như một người thật sự. Tuy nhiên giá thành cho những hệ thống nhà đó rất cao và không phải ai cũng có khả năng chi trả.

Hiện nay các hệ thống smart home chưa có chuẩn chung và còn khá là phân mảnh. Những nhà cung cấp dịch vụ nhà thông minh sử dụng hệ thống của họ và không giao tiếp được với các hệ thống bên ngoài, điều này gây cản trở không nhỏ đến khả năng mở rộng của hệ thống nhà thông minh.

2.Nhà thông minh có thể làm được gì ?

 

Tùy vào khả năng cung cấp của từng công ty mà khả năng của ngôi nhà sẽ khác nhau.

Ví dụ với Smart Home OnSky bạn có thể làm được những điều sau:

Giám sát tự động 24/7, chống trộm hiệu quả.

Báo động cháy nổ hoặc rò rỉ khí gas, khí độc tự động.

Gửi tin nhắn, cảnh báo đến điện thoại và người thân khi có sự cố trong nhà.

Điều khiển hệ thống đèn và bật/tắt tự động các thiết bị điện tử trong nhà.

Tự động tưới nưới cho cây cối, lọc nước cho bể cá….

Và nhiều tính năng khác

Hệ thống smart home giúp bảo vệ bạn và gia đình 24/7, không còn phải lo sợ trộm cắp, cháy nổ

3.Ý tưởng nhà thông minh bắt đầu từ đâu ?

Theo ABC News thì ý tưởng nhà thông minh có vẻ bắt nguồn từ 1 bộ phim viễn tưởng của Mỹ vào năm 1999 có tên là “Smart House”. Nội dung của bộ phim này là 1 câu bé 13 tuổi đã giành được 1 giải thưởng trong 1 cuộc thi gọi là “ngôi nhà của tương lai” với cô giúp việc có tên là PAT.

PAT rất giỏi trong việc quản lý ngôi nhà và giữ nó có trật tự. Nhưng khi cha cậu bé bắt đầu hẹn hò với 1 phụ nữ thì cậu đã sửa lại PAT để khiến nó hoạt động như 1 người mẹ hơn nhằm nói với ông bố rằng họ không cần thêm một phụ nữ vào nhà. Và mọi chuyện trở nên dở khóc dở cười với nhiều tính huống tréo ngoe. Cuối cùng thì cậu có hai người mẹ, một người mẹ kế và một người mẹ là ngôi nhà thông minh.

Nhiều bộ phim khác cũng từng khai thác ý tưởng về Smart Home và được xem là chỉ có trong phim. Nhưng ngày nay thì giấc mơ đó đã trở thành sự thật.

Ngày nay, công nghệ nhà thông minh đã trở nên rất thông minh một cách đáng kinh ngạc. Và bạn hoàn toàn có thể sở hữu được một ngôi nhà thông minh như trong phum khá dễ dàng.

4.Lắp đặt nhà thông minh có dễ dàng không ?

Tùy hãng sẽ có cách lắp đặt khác nhau, tuy nhiên với nhà thông minh OnSky việc lắp đặt vô cùng dễ dàng, tất cả các thiết bị hoạt động theo cách “gắn là chạy” mà không cần phải đục tường như nhiều hãng khác, giúp cho bạn giữ được thẩm mỹ của ngôi nhà ở mức cao nhất.

Smart home OnSky lắp đặt rất dễ dàng, nhanh chóng

Bên cạnh đó thì nhờ công nghệ “xuyên tường” Hybrid-Mesh mà khả năng kết nối của các thiết bị cũng mạnh và rộng hơn các kiểu kết nối thông thường.

Việc lắp đặt thiết bị thông minh của OnSky rất dễ dàng, chỉ khoảng 1 ngày là bạn đã có thể hoàn tất lắp đặt một cách nhanh chóng.

Kết luận

Với những thông tin chia sẻ vừa rồi hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm nhà thông minh là gì rồi đúng không. Những lợi ích mà smart home mang lại như sự tiện lợi, độ bảo mật cao, khả năng học hỏi theo thói quen của chủ nhà để tự động thực hiện công việc sẽ  giúp cho cuộc sống của bạn trở nên thoải mái hơn và bạn có thêm nhiều thời gian hơn để chăm sóc bản thân hoặc gia đình của mình.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề