Khai khống nghĩa là gì

Mục lục bài viết

  • 1. Cơ sở pháp lý:
  • 2. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu
  • 3. Thuế suất
  • 4. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
  • 5. Thủ tục hải quan

Khách hàng: Xin chào Luật sư Minh Khuê ! Công ty tôi xuất khẩu dịch vụ sửa chữa vào khu phi thuế quan có phải mở tờ khai hải quan không ? Các trường hợp nào không phải mở tờ khai hải quan. Mức nộp phạt của chậm mở tờ khai hải quan. Mong Luật sư tư vấn giúp đỡ!

Cảm ơn!

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư hướng đẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và nghị định ...

Nghị định 45/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 127/2013/-CP ngày 15 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính trong lĩnh vực hải quan.

Thuế hải quan là một trong những mảng thuế thương mại mà hầu như một nước hội nhập, phát triển thương mại nào cũng phải thông qua. Thuế quan ở đây chính số giá trị đánh cho các mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Mỗi phương thức sẽ có cách tính thuế khác nhau.

Trong thương mại, có một khái niệm mà người ta hay nói về vấn đề mậu dịch. Mậu dịch hiểu theo một cách đơn giản là mua bán, trao đổi hàng hóa và thường nó được mở rộng trong mua bán giữa nước này với nước kia dưới sự quản lý của Nhà nước. Việc tính thuế quan chính là một cách để bảo hộ cho mậu dịch.

2. Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu

Căn cứ Theo Khoản 1 Điều 74 Thông tư số 38/2015/TT-BTC quy định: Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất [sau đây viết tắt là DNCX] phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan:

- Hàng hoá mua bán giữa các doanh nghiệp chế xuất với nhau; Mua bán hàng hóa là một hoạt động thương mại phổ biến, trong đó, bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.

- Hàng hoá là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp chế xuất;

- Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một doanh nghiệp chế xuất, luân chuyển giữa các doanh nghiệp chế xuất trong cùng một khu chế xuất;

- Hàng hoá của các doanh nghiệp chế xuất thuộc một tập đoàn hay Hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;

- Hàng hoá đưa vào, đưa ra doanh nghiệp chế xuất để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: phân loại, đóng gói, đóng gói lại.

Trường hợp không làm thủ tục hải quan, doanh nghiệp chế xuất lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hoá đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hoá.

3. Thuế suất

Ngoài ra theo Khoản 1 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về thuế suất 0%: "Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

Hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu là hàng hóa, dịch vụ được bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; bán, cung ứng cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan; hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho khách hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật."

Tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về điều kiện áp dụng thuế suất 0%:

Đối với hàng hóa xuất khẩu:

- Có hợp đồng bán, gia công hàng hóa xuất khẩu; hợp đồng ủy thác xuất khẩu;

- Có chứng từ thanh toán tiền hàng hóa xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

- Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.

Đối với dịch vụ xuất khẩu:

- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phithuế quan;

- Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật; ..."

Bên cạnh đó tại Khoản 2 Điều 16 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về điều kiện khấu trừ, hoàn thuế đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu:

Tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Riêng các trường hợp sau không cần tờ khai hải quan:

Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu dịch vụ, phần mềm qua phương tiện điện tử thì không cần có tờ khai hải quan. Cơ sở kinh doanh phải thực hiện đầy đủ các quy định về thủ tục xác nhận bên mua đã nhận được dịch vụ, phần mềm xuất khẩu qua phương tiện điện tử theo đúng quy định của pháp luật về thương mại điện tử.

- Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan.

- Cơ sở kinh doanh cung cấp điện, nước, văn phòng phẩm và hàng hoá phục vụ sinh hoạt hàng ngày của doanh nghiệp chế xuất gồm: lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng [bao gồm cả bảo hộ lao động: quần, áo, mũ, giầy, ủng, găng tay

Theo quy định trên, đối với các trường hợp không thực hiện thủ tục hải quan thì công ty phải lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hoá đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hoá. Việc theo dõi chứng từ và hạch toán sổ sách của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phụ thuộc vào quy trình quản lý của công ty và sự phối hợp giữa các bộ phận của công ty

4. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

Căn cứ Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định : Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ gồm: Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện tại Chi cục Hải quan thuận tiện do người khai hải quan lựa chọn và theo quy định của từng loại hình.

Hồ sơ hải quan : Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.

Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.

Thời hạn làm thủ tục hải quan : Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

5. Thủ tục hải quan

Trách nhiệm của người xuất khẩu:

- Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;

- Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;

- Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.

Trách nhiệm của người nhập khẩu:

- Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;

- Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;

- Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.

- Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu: Thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này;...”.

Theo quy định trên, nếu còn trong thời hạn mở tờ khai và có giải trình để được xem xét mở tờ khai nhập khẩu theo quy định, tuỳ theo tình tiết mà Công ty sẽ bị xử phạt về hành vi quá thời hạn làm thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu tại chỗ và hành vi đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ trước khi hàng hóa nhập khẩu được thông quan.

Theo quy định tại khoản 3 điều 1 Nghị định 45/2016/NĐ-CP quy định :

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

Không khai, nộp, xuất trình, cung cấp thông tin hồ sơ hải quan đúng thời hạn quy định, trừ vi phạm quy định tại Khoản 3, các Điểm a và b Khoản 4, Khoản 5 Điều này;

Không khai bổ sung đúng thời hạn quy định khi có sự thay đổi thông tin số hiệu container hàng hóa xuất khẩu, cảng xếp hàng, cửa khẩu xuất hàng, phương tiện vận chuyển hàng xuất khẩu;

Khai giá chính thức quá thời hạn quy định đối với trường hợp chưa có giá chính thức tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan;

Không tái xuất đúng thời hạn quy định phương tiện vận tải của cá nhân, tổ chức qua lại khu vực cửa khẩu để giao nhận hàng hóa.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: 1900.6162 để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Lương Thị Lan - Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế - Công ty luật Minh Khuê

Video liên quan

Chủ Đề