Keifei là gì

Keifei Pharma is a manufacturer that is well-known

in the pharmaceutical industry for producing quality pharmaceutical products.

Kết quả: 3, Thời gian: 0.0258

Ảnh minh họa. Nguồn: ajp.com.au

Steroid, còn được gọi là 'roids' hoặc 'nước cốt' giống hoặc gần giống một số hormone trong cơ thể. Cơ thể sản xuất steroid tự nhiên để hỗ trợ các chức năng như chống căng thẳng và thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển. Nhưng một số người sử dụng thuốc viên, gel, kem, hoặc tiêm steroid vì họ nghĩ rằng steroid có thể giúp cải thiện khả năng chơi thể thao hay cơ thể của mình.

Phân loại steroid

Steroid đồng hóa là loại hormone nhân tạo có đặc tính giống như androgen – hormone sinh dục nam trong cơ thể con người. Có hơn 100 loại anabolic steroid. Loại hormone nam mạnh nhất là testosterone. Mặc dù chủ yếu là loại hormone của của nam giới khi trưởng thành, testosterone cũng được sản sinh với số lượng ít hơn trong cơ thể các cô gái trẻ. Testosterone giúp hình thành cơ bắp, tăng cường các đặc điểm nam tính của các chàng trai trong quá trình dậy thì, như vỡ giọng và phát triển lông trên cơ thể. Mức độ testosterone cũng ảnh hưởng đến sự hung hăng trong tính cách của người đó.

Một số vận động viên sử dụng steroid đồng hóa do tác dụng tương tự như của testosterone.

Một nhóm steroid khác, còn được gọi là chất bổ sung steroid, có chứa dehydroepiandrosterone - một nội tiết tố của steroid [DHEA] và/hoặc androstenedione [còn gọi là andro]. Hiện nay hầu hết các chất bổ sung steroid bán ở các cửa hiệu thực phẩm chức năng hoặc phòng tập gym là trái phép và đòi hỏi phải được kê đơn. DHEA là một trong số rất ít ngoại lệ vẫn có thể được mua tại quầy thuốc.

Chất bổ sung steroid là dạng yếu hơn của androgen. Các tác động của nó không thực sự rõ rệt, tuy nhiên người ta cho rằng khi sử dụng với liều lượng lớn, nó có thể mang lại những tác dụng gần giống như các loại androgen, ví dụ như testosterone. Thậm chí, các công ty sản xuất thường chỉ cung cấp những thông tin sai lầm hoặc rất ít về những hậu quả trong dài hạn mà chất này gây ra đối với cơ thể khi sử dụng. Đó chính là lý do khiến chính phủ phải ban hành các quy định về kiểm soát phân phối steroid để bảo vệ người tiêu dùng.

Steroid đồng hóa hoạt động như thế nào?

Steroid đồng hóa kích thích tế bào cơ phát triển và tăng trưởng khi cơ thể đáp lại những tác động giống như của testosterone tự nhiên. Steroid đồng hóa vẫn lưu lại trong cơ thể từ vài ngày cho đến cả năm. Steroid được sử dụng rộng rãi do chúng có thể làm tăng sự dẻo dai, sức mạnh và cơ bắp. Tuy nhiên, các nghiên cứu không chỉ ra steroid có thể giúp phát triển các kỹ năng, sự nhanh nhẹn hay khả năng chơi thể thao.

Sự nguy hiểm của steroid

Steroid đồng hóa gây ra nhiều tác hại khác nhau. Một số tác dụng phụ thường gặp của nó là:

- Mụn trứng cá.

- Hói sớm hoặc rụng tóc.

- Tăng cân.

- Thay đổi tâm trạng.

- Tác động đến tâm lý khiến người sử dụng trở nên hung hăng.

- Các vấn đề với giấc ngủ.

- Huyết áp cao.

- Tăng nguy cơ bị chấn thương gân và cơ bắp.

- Vàng da, tổn thương gan.

- Chậm phát triển.

- Tăng nguy cơ phát triển bệnh tim, huyết khối, đột quỵ, và một số loại ung thư.

Những rủi ro đối với nữ giới

Nữ giới khi sử dụng steroid đồng hóa sẽ phải đối mặt với những tác hại như:

- Lông trên mặt và cơ thể bị kích thích tăng trưởng.

- Phát triển các đặc điểm nam tính, chẳng hạn như giọng nói, mất các đặc điểm nữ tính, chẳng hạn như làm nhỏ vòng một.

- Làm rộng âm vật.

- Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

Những rủi ro với nam giới

Những tác hại gây ra với nam giới bao gồm:

- Co tinh hoàn.

- Đau khi đi tiểu.

- Ngực phát triển.

- Bất lực [không có khả năng để đạt được sự cương cứng].

- Giảm số lượng tinh trùng và vô sinh.

Các vấn đề khác

Steroid cũng có thể gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng về tâm lý. Một số người sử dụng trở nên hung hăng và hiếu chiến, tin vào những điều không có thật [ảo giác], hoặc có những cảm xúc cực đoan về sự mất lòng tin hay sợ hãi [hoang tưởng]. Để chống lại những tác động tiêu cực của steroid đối với tâm lý, những người này cũng dễ dàng bị cám dỗ sử dụng các loại chất kích thích khác hơn, chẳng hạn như rượu hoặc ma túy.

Người sử dụng steroid dưới hình thức tiêm cũng có nguy cơ dễ bị lây nhiễm HIV [virus suy giảm miễn dịch của con người] gây bệnh AIDS, nếu họ dùng chung kim tiêm với người dùng khác. Những người sử dụng kim tiêm bẩn cũng đối mặt với những nguy cơ lớn hơn mắc các bệnh viêm gan, bệnh gan, hoặc viêm nội tâm mạc do vi khuẩn, nhiễm trùng của màng trong của tim.

Steroid: Lạm dụng và nghiện

Một số người sử dụng steroid theo chu kỳ. Nghĩa là họ dùng steroid trong một giai đoạn, sau đó dừng rồi lại sử dụng trở lại. Một số người sử dụng hai hoặc nhiều hơn hai loại steroid đồng hóa khác nhau, gọi là "sử dụng gộp". Một số người khác dùng theo kiểu "kim tự tháp", nghĩa là bắt đầu dùng với liều lượng thấp, sau đó tăng dần liều sử dụng, hoặc tăng dần số loại steroid đồng hóa, rồi giảm dần để hoàn thành một chu kỳ sử dụng. Những người này tin rằng việc sử dụng gộp giúp tăng tác dụng của mỗi loại thuốc, dùng theo kiểu kim tự tháp giúp cơ thể quen dần với liều cao steroid, và khoảng thời gian không sử dụng sẽ giúp cơ thể phục hồi lại sau quá trình sử dụng thuốc. Tuy nhiên, không có bất cứ bằng chứng khoa học nào chứng minh sự đúng đắn của những quan điểm trên.

Nhiều người tự nhủ họ sẽ chỉ sử dụng steroid trong một học kỳ hay một mùa. Tuy nhiên, thật không may, steroid có thể gây nghiện và rất khó khăn khi muốn ngưng sử dụng chúng.

Một khi người dùng ngưng sử dụng, nó có thể gây ra những triệu chứng bao gồm chán ăn, mệt mỏi, bồn chồn, mất ngủ, thay đổi tâm trạng và trầm cảm.

Có nên sử dụng steroid hay không?

Sử dụng steroid đồng hóa là bất hợp pháp và bị cấm bởi các tổ chức thể thao chuyên nghiệp, các hiệp hội y tế. Mặc dù vậy, một số vận động viên tiếp tục sử dụng steroid vì tin rằng nó giúp họ có thêm lợi thế khi cạnh tranh. Có thể thấy trong nhiều trường hợp, nếu một vận động viên bị phát hiện có sử dụng steroids, sự nghiệp của vận động viên đó sẽ bị phá hủy, và bên cạnh đó là những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe.

Suy nghĩ một cách cẩn thận, bạn sẽ thấy hủy hoại cơ thể mình để rồi bị loại vì không đủ tiêu chuẩn không phải biện pháp thông minh để phát triển sự nghiệp thể thao của mình. Trở thành một vận động viên ngôi sao đồng nghĩa với việc luyện tập chăm chỉ và lành mạnh: Ăn uống đúng cách, tập luyện, và rèn luyện sức khỏe mà không dùng đến bất cứ loại chất kích thích nào./.

Nguồn: Cổng thông tin Y học Cộng đồng

Tiêm hormone tăng trưởng chiều cao là chủ đề xuyên suốt, được GS.TS. Dong Kyu Jin – Chủ tịch Hiệp hội các Bệnh di truyền liên quan đến chuyển hóa Hàn Quốc và bác sĩ Vũ Chí Dũng – Trưởng khoa Nội tiết Di truyền Chuyển hóa [Bệnh viện Nhi Trung ương] chia sẻ tại hội thảo tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City [Hà Nội]: “Sử dụng hormone tăng trưởng chiều cao cho trẻ”.

Hormone tăng trưởng có tên là Growth hormone [gọi tắt là hormone GH], còn được gọi là somatotropic hormone [SH] hoặc somatotropin. Hormone này do thùy trước tuyến yên tiết ra. Hormone tăng trưởng GH ảnh hưởng đến hầu như toàn bộ các mô bào trong cơ thể người, GH kích thích tăng trưởng của tế bào cả về kích thước và quá trình phân bào, ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trao đổi chất như: tăng tổng hợp protein tế bào, tăng phân giải mô mỡ để giải phóng năng lượng, giảm sử dụng glucose, GH còn tác động gián tiếp đến mô sụn và xương. Quá trình sản xuất hormone tăng trưởng GH được cơ thể tự điều hòa theo nhịp sinh học, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cơ thể.

Các loại thuốc chứa hormone tăng trưởng là các chế phẩm tổng hợp bằng công nghệ sinh học, tái tổ hợp gen người [hGH: human Growth Hormone], hGH được dùng trong một số bệnh lý nhất định, trong đó có thể hỗ trợ tăng chiều cao, sử dụng cho trẻ em ở độ tuổi đang lớn có chiều cao khiêm tốn do thiếu GH [phải xác định chắc chắn có nồng độ GH trong máu thấp bằng xét nghiệm].

Khi tiêm hormone tăng trưởng theo đúng chỉ định cho trẻ có chiều cao khiêm tốn [do thiếu hormone GH] nếu không mắc bệnh tuyến giáp và có chế độ ăn đầy đủ thì chiều cao của trẻ sẽ cải thiện. Với trẻ có chiều cao khiêm tốn nhưng lại không do nguyên nhân thiếu hormone tăng trưởng GH thì việc sử dụng hGH có thể không mang lại hiệu quả.

GS.TS. Dong Kyu Jin là giám đốc Trung tâm Sức khỏe trẻ em và trẻ vị thành niên - Đại học Y Sungkyunkwan - Bệnh viện Samsung. Đồng thời, ông là Chủ tịch Hiệp hội các bệnh di truyền liên quan đến chuyển hóa ở Hàn Quốc.

Với hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc nghiên cứu sử dụng hormone tăng trưởng chiều cao, GS. Dong Kyu Jin đã điều trị cho rất nhiều trường hợp thành công. Bệnh nhân đã đạt được chiều cao tốt khi trưởng thành [thay vì nhiều cao thấp hơn nhiều nếu không được tiêm hormone tăng trưởng chiều cao]. Hormone tăng trưởng có tác dụng giúp trẻ phát triển xương, tăng cơ, giảm mô mỡ, tăng cường đáp ứng miễn dịch của cơ thể... giúp cải thiện vóc dáng.

Bệnh nhân được bắt đầu điều trị hormone tăng trưởng sau khi đủ 2 tuổi và kết thúc khi tuổi xương đã được 14 – 15 tuổi [đối với trẻ gái] hoặc 15 – 16 tuổi [đối với trẻ trai] hoặc có thể ngừng sớm hơn khi tốc độ tăng trưởng của trẻ đạt được ít hơn 2cm/năm. Tuy nhiên, người bệnh phải được theo dõi chặt chẽ trong 3 – 6 tháng để theo dõi đáp ứng điều trị đồng thời phát hiện sớm các tác dụng phụ ngắn hạn có thể gặp phải. Theo GS. Jin, thiếu hụt hormone tăng trưởng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra: thiếu hụt hormone tuyến yên [nguyên nhân thường gặp nhất], đột biến gen, do tổn thương não, ảnh hưởng điều trị ung thư hoặc nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân.

Hội thảo đã thu hút sự quan tâm của các bác sĩ Vinmec và các bệnh viện ở phía Bắc

Theo GS. Jin nhận định, tiêm hormone tăng trưởng không phải là vấn đề của riêng lĩnh vực nội tiết chuyên sâu, mà còn liên quan rất mật thiết đến kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh và phân tích di truyền trong suốt quá trình chẩn đoán và điều trị hormone. Vì vậy, các nghiên cứu về vấn đề tăng trưởng đòi hỏi sự hợp tác toàn cầu. Muốn nâng cao tầm vóc thể lực thì cần các giải pháp đồng bộ về y khoa, dinh dưỡng, vận động thì mới đạt được những cải thiện như mong muốn. Vì thế, GS. Jin đã hợp tác với Vinmec trong lĩnh vực này sau khi ông được biết hệ thống y tế Vinmec sẽ đầu tư mạnh trong lĩnh vực y học tái tạo và công nghệ gen.

Sử dụng hormone tăng trưởng chiều cao là vấn đề còn tương đối mới đối với nhiều bệnh viện tại Việt Nam cũng như đối với các bậc phụ huynh có con kém phát triển chiều cao. Từ năm 2003 - 2005, Bệnh viện Nhi Trung ương đã bắt đầu điều trị cho những trường hợp thiếu hormone tăng trưởng đầu tiên. Tuy nhiên, do đặc thù thuốc phải dùng trong thời gian lâu dài, không được bảo hiểm y tế chi trả nên chưa có nhiều bệnh nhân tham gia điều trị. Trong những năm trở lại đây, số bệnh nhân được can thiệp đã tăng lên đáng kể.

Theo BS. Vũ Chí Dũng - Trưởng khoa Nội tiết di truyền chuyển hóa - Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: hiện nay tại Việt Nam đã thực hiện điều trị hormone tăng trưởng đối với các bệnh như: thiếu hormone tăng trưởng đơn thuần, suy thận mạn, hội chứng Turner, trẻ nhỏ hơn so với tuổi thai và không đuổi kịp tăng trưởng lúc 4 tuổi hoặc muộn hơn, chậm phát triển chiều cao [do đột biến gen SHOX trên nhiễm sắc thể X]... áp dụng với trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên.

BS Vũ Chí Dũng còn cho biết thêm: Trong thời gian gần đây, các bậc phụ huynh có con được chẩn đoán bệnh và chỉ định điều trị rất quyết tâm chữa trị cho con. Có khoảng 1⁄2 số trẻ phát hiện bệnh được điều trị. Nhiều cháu bé chậm tăng trưởng đến bệnh viện khi đã qua giai đoạn vàng nên kết quả điều trị chưa thực sự được như mong muốn, do đó các bậc cha mẹ khi thấy con em mình có các biểu hiện như sau thì nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa nội tiết nhi để thăm khám sớm:

  • Tốc độ tăng trưởng của trẻ khá chậm, dưới 4cm/năm.
  • Tăng lớp mỡ ở dưới da bụng, má tròn bầu bĩnh.
  • Bé trai có dương vật nhỏ
  • Thể trạng nhi tính [trẻ có tầm vóc, khuôn mặt đều thấp hơn so với trẻ cùng độ tuổi]

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề