Hướng dẫn đi bts ở bangkok

Lần đầu tiên sang đất nước láng giềng, điều làm mình bất ngờ và ấn tượng nhất lại không phải là cung điện chùa chiền hay thắng cảnh nào đẹp đẽ, mà chính là hệ thống giao thông công cộng tại Thái Lan, cực kì hiện đại và tiện lợi. Nếu có ý định du lịch Bangkok, bạn có thể tham khảo vài kinh nghiệm đi lại bằng BTS & MRT mà mình tổng hợp nhé!

Ngày đầu qua Bangkok, mình đã khá choáng ngợp với hệ thống cơ sở hạ tầng ở đây, đường thì cực kì rộng, đủ các loại phương tiện công cộng từ xe bus, tàu điện ngầm [MRT] cho đến tàu trên cao [BTS]. Bangkok thì nổi tiếng với món "đặc sản" tắc đường rồi, do vậy mà dù là người dân địa phương hay khách du lịch đều ưu tiên các loại phương tiện công cộng hơn cả, nhất là vào giờ cao điểm thì các trạm BTS hay MRT đều cực kì đông luôn.

đường phố Bangkok nhìn từ đường đi bộ phía trên cao

đường lên trạm skytrain BTS

Để đi BTS hay MRT thì việc đầu tiên là đến trạm và mua vé, không hề khó chút nào vì tại trạm nào cũng có quầy hướng dẫn và bán vé, bạn có thể đến mua trực tiếp hoặc mua qua máy bán vé tự động đều được. Tại các máy bán vé tự động thường chỉ nhận tiền xu, nên bạn cần chuẩn bị trước một ít xu lẻ để mua vé, không thì đến quầy đổi từ tiền giấy ra tiền xu. Hiện nay một số máy loại mới cũng đã có chấp nhận tiền giấy.

máy bán vé tự động ở trạm tàu điện ngầm MRT

Tại máy bán vé tự động, bạn chọn tiếng anh để dễ hiểu hơn các thao tác, bên tay trái có các trạm và giá vé để bạn tham khảo, chọn trạm mình muốn đi và bỏ tiền xu vào, máy sẽ nhả ra vé và tiền thừa, rất đơn giản phải không. Giá vé dao động từ 15-42bath tùy vào độ dài chặng đường đi. Lưu ý một điều là máy không nhận xu mệnh giá 2 bath nhé.

cách sử dụng khá đơn giản, bạn chọn giá vé của trạm mình muốn đến, bỏ xu vào và đợi máy nhả vé ra

bản đồ BTS - MRT ở Bangkok

Tấm thẻ đi tàu giống kiểu thẻ ATM hay thẻ gửi xe bên mình, trên thẻ cũng có in bản đồ các trạm BTS nữa, đến cổng quét thì nhét thẻ vào khe theo hướng mũi tên, máy sẽ nuốt thẻ và nhả ra lại phía trên, bạn nhớ lấy thẻ và giữ lại để ra trạm vì còn qua cổng quét ở trạm kia một lần nữa đấy, cũng không được giữ lại làm kỉ niệm đâu nhe.

Sau khi vào khu vực chờ tàu thì bạn nhớ quan sát các biển báo để đứng đúng hướng tàu đi trạm mình muốn đến nhé, không là đi lạc sang hướng ngược lại đấy. Bạn phải đứng xếp hàng chờ tàu và khi tàu đến thì cứ từ từ bước lên thôi, đừng chen lấn xô đẩy và cần cẩn thận cửa tự động nhé. Lưu ý một điều là tàu ở Thái Lan chạy rất đúng giờ, nên nếu không chú ý bạn có thể bị trễ lịch trình đấy.

Sang đến trạm bên kia thì cũng tương tự, bạn xuống cầu thang và đi về phía cửa Exit, đến cổng quét thẻ thì bạn cũng lại nhét thẻ vào và lần này máy sẽ nuốt luôn không nhả ra nữa, lúc đó mình tiếc quá trời, tưởng được giữ lại cái thẻ xinh xinh làm kỉ niệm chứ hehe.

có các biển báo chỉ hướng đi đến các trạm khác nhau

Cách đi MRT thì cũng tương tự vậy, có điều bạn lưu ý là BTS và MRT tách biệt nhau, vé của BTS sẽ không được sử dụng cho MRT và ngược lại, vì vậy bạn nên cân nhắc khi kết hợp đi 2 loại tàu này để đến điểm mong muốn nhé. Có một trang tổng hợp tất tần tật các loại phương tiện di chuyển ở Bangkok mà bạn có thể tham khảo và tự tìm đường đi, đó là //www.transitbangkok.com/

Dù đi BTS hay MRT thì vào các giờ cao điểm, tàu rất là đông nên bạn cũng cần cẩn thận tư trang, đồ đạc của mình nhé, và tàu chạy rất là nhanh nên nếu không để ý tiếng loa thông báo trạm sắp đến, bạn có thể bị lỡ trạm đó. Ngoài ra thì ở các ga tàu đều có bán loại vé 1 ngày [one-day pass, giá tầm 130bath, mình không đi nên không chắc lắm] nghĩa là bạn sẽ được đi không giới hạn số chuyến trong vòng 1 ngày, dù bạn đi ít chuyến thì cũng không được trả lại tiền thừa đâu nên hãy cân nhắc mua nếu đi nhiều nhé. 

một điều làm mình khá bất ngờ là đường phố Bangkok rất đông nhưng cũng rất ít tiếng còi xe, không quá ồn ào xô bồ

Có một số ga nổi bật mà mọi người thường hay đi như:

- Nếu bạn ở khu Sukhumwit mà máy bay hạ cánh ở sân bay Suvarnabhumi thì bạn đi Airport link đến ga Makkasan, đổi sang line xanh để về khách sạn.

- Ga Mochit: đây là ga cuối phía bắc của line N, cũng là ga đỗ cuối cùng cho những ai muốn ra sân bay Don Muang hoặc đi chợ cuối tuần Chatuchak.

- Với những ai thích đi mua sắm thì thường sẽ đi đến ga Chit Lom, từ đây sẽ phải đi bộ một quãng khá dài để đến Big C, Central World, Pratunam hay Platinum.

- Bạn nào muốn đi thuyền trên sông Chao Phraya có thể đến ga Saphan Taksin để đến bến thuyền Taksin, từ đây có thể đi thuyền đến China Town, Khao San hay đi ngược lại xuống chợ đêm Asiatique.

Bangkok một chiều mưa

Ngoài BTS, MRT thì còn những phương tiện khác bạn có thể lựa chọn để khám phá Bangkok như taxi, tuktuk và cả grab, uber nữa. Cá nhân mình thì thích các loại phương tiện công cộng thế này hơn, vì vừa tiện lợi, vừa rẻ, lại vừa thân thiện với môi trường nữa, mình từng đi tuktuk vào giờ cao điểm, dù là kẹt xe không lâu nhưng cảm giác vừa bụi bặm vừa lo sợ bị trễ giờ chuyến bay thật không thú vị chút nào cả.

tuktuk là đặc trưng ở Thái Lan, nên đi cho biết thôi chứ các chú tài xế chạy cực kì ẩu

---

Sagi.

Với ưu điểm tiện lợi và tiết kiệm, chẳng có gì ngạc nhiên khi MRT và BTS Bangkok là phương tiện giao thông công cộng phổ biến nhất đối với khách du lịch xứ sở chùa Vàng.

Thay vì chen chúc trên xe taxi và tốn nhiều chi phí đi lại, tại sao bạn không lựa chọn cách di chuyển tiện lợi và tiết kiệm hơn? Hệ thống MRT và BTS Bangkok chạy chính xác đến từng giây từng phút. Chuyến du lịch Thái Lan của bạn trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Hãy cùng Inspitrip khám phá 2 loại phương tiện công cộng phổ biến và được yêu nhất tại Thái Lan nhé!

Ưu đãi 6%: Thẻ đi tàu điện BTS Skytrain

Bạn có biết kẹt xe tắc đường là “đặc sản” nổi tiếng ở Bangkok [Nguồn: @jake.delphin]

Đối với những ai lần đầu du lịch Bangkok tự túc thì BTS chắc chắn là lựa chọn lý tưởng nhất. Nó có thể đưa bạn khám phá mọi nơi quanh thành phố và liên kết với hệ thống MRT ở một số điểm. Không những thế, BTS Bangkok còn giúp bạn tránh được tình trạng tắc đường.

BTS có 32 nhà ga liên kết với nhau toàn tuyến. Thời gian hoạt động từ 6:00 sáng đến nửa đêm với tần suất 3 – 6 phút/chuyến. Hiện tại, tàu điện trên cao BTS Bangkok có 2 tuyến chính là Silom [màu xanh lá cây đậm] và Sukhumvit [màu xanh lá cây nhạt].

BTS vừa nhanh tại vừa tiện lợi, giá rẻ, ngại gì mà không vi vu ngay nhỉ? [Nguồn: @hahinmakeup86]

Trạm National Stadium [W1]: gần sân vận động quốc gia, trung tâm mua sắm MBK, Trung tâm nghệ thuật văn hoá Bangkok [Bangkok Art and Culture Centre], Jim Thompson’s House.

Trạm Siam [Central Station]: gần các trung tâm mua sắm lớn Siam Paragon, Siam Centre và Central World, bảo tàng sáp Madame Tussauds Bangkok, thuỷ cung Sea Life Ocean World.

Trạm Sala Daeng [S2]: nút giao với tuyến tàu điện ngầm MRT, gần khu ăn chơi Silom Road, khu Patpong, khu phức hợp mua sắm Silom Complex.

Trạm Saphan Taksin [S6]: trạm dừng gần sông Chao Phraya nhất, bên dưới là cầu cảng Sathorn.

Mua ngay: Thẻ One Day Pass đi tàu điện BTS Skytrain

Một số trạm quan trọng trên tuyến Sukhumvit

Trạm Mo Chit [N8]: trạm gần sân bay Don Muang nhất, nằm cạnh công viên Chatuchak, 5 phút đi bộ đến chợ cuối tuần Chatuchak, điểm giao với tuyến tàu điện ngầm MRT, bến xe Mo Chit Bus Station – điểm khởi hành của các xe đi cố đô Ayutthaya, Sukhothai và Chiang Mai

Trạm Phaya Thai [N2]: điểm giao với tuyến tàu điện Airport Rail Link [đi sân bay Suvarnabhumi], đi thêm một trạm Airport Rail Link sẽ đến trạm Raychaprarop để đến toà nhà Baiyoke Sky Bangkok.

Trạm Ratchathewi [N3]: cách khu mua sắm Platinum, chợ Pratunam khoảng 1km.

Ratchathewi là một trong những trạm BTS cực kỳ nổi tiếng tại Bangkok đấy! [Nguồn: @enjoyliu]

Trạm Siam [Central Station]: trạm trung tâm và là trạm lớn nhất của hệ thống tàu điện BTS, nút giao của 2 tuyến BTS Silom và BTS Sukhumvit, gần các trung tâm mua sắm lớn Siam Paragon, Siam Centre và Central World, bảo tàng sáp Madame Tussauds Bangkok, thuỷ cung Sea Life Ocean World.

Trạm Nana [E3]: gần Sukhumit Soi 11 – con đường ăn chơi với hàng loạt quán bar, sàn nhảy [ra exit 3] và Nana Plaza – địa điểm nổi tiếng với các quán bar thoát y [ra exit 2]

Trạm Asok [E4]: nút giao với trạm tàu điện ngầm MRT, gần trung tâm mua sắm Terminal 21, khu Soi Cowboy cũng nổi tiếng với các quán bar thoát y.

Trạm Ekkamai [E7]: gần bến xe Ekkamai, từ đây có thể bắt xe đi Pattaya

Trạm Udom Suk [E12]: nơi gần nhất để đến trạm bắt shuttle bus đi Mega Bangna

Cách mua vé tàu điện trên cao BTS Bangkok

Cách phổ biến nhất là đến thẳng nhà ga và mua vé. Trước mỗi cửa ra vào đều bố trí một máy bán vé tự động. Tuy nhiên, hầu hết chỉ chấp nhận tiền xu nên bạn cần phải đổi trước tại quầy bán vé nhé!

Nếu bạn có ý định đi nhiều trạm trong cùng 1 ngày, hãy mua thẻ One-day pass để tiết kiệm chi phí và tiện lợi. Bạn sẽ thoải mái sử dụng thẻ đến 24:00 ngày hôm đó. Bạn có thể đặt mua thẻ BTS Bangkok online hoặc thẻ One-day pass với Inspitrip thuận tiện hơn với mức giá cực tốt và nhận ngay sau khi xuống sân bay.

Tùy vào nhu cầu sử dụng mà bạn lựa chọn loại thẻ thích hợp nhất nhé! [Nguồn: @ozzyinbangkok]

Bước 1: Thao tác trên máy bán vé tự động

Giống tàu điện ngầm [MRT], máy bán vé tự động tàu trên cao [BTS] cũng có các ô đánh số để khách mua vé sử dụng:

– Ô số 1: Chọn tên trạm muốn đến. Giá tiền sẽ hiển thị trên bảng “Fare Information” luôn.

– Ô số 2: Cho đồng xu hoặc tiền giấy tương ứng với giá vé của bạn.

– Ô số 3: Thẻ được xuất ra. [Khác với tàu điện ngầm, vé của tàu trên cao là thẻ].

– Ô số 4: Nhận tiền thừa.

Chỉ cần nhét đồng xu vào và lấy thẻ, thật đơn giản phải không [Nguồn: @nerinallas]

Bước 2: Sử dụng vé tại cổng kiểm soát

Đưa thẻ vào khe ở dưới và nhận lại thẻ BTS Bangkok tại khe ở trên để cổng kiểm soát mở ra. Đừng quên giữ thẻ cẩn thận xuyên suốt chặng đường. Thao tác cũng như vậy để ra khỏi trạm lúc đến nơi. Lưu ý chiều thẻ cho vào theo chiều mũi tên được đánh dấu trên thẻ.

Cổng soát thẻ chỉ mở khi vào thực hiện đúng thao tác thôi nhé! [Nguồn: @roonguyen]

Bước 3: Lên tàu điện trên cao BTS Bangkok

Xác định hướng tàu chạy của bạn và đứng xếp hàng sau vạch kẻ vàng. Nhường đường cho người đi xuống và bạn lên tàu.

Lưu ý khi đi tàu điện BTS Bangkok

– Trên các tuyến tàu điện luôn có thông báo các trạm dừng bằng loa và bảng điện tử, để du khách chủ động đi lại.

– Để xác định được đúng hướng bạn đi, có thể hỏi người địa phương hoặc xem bản chỉ dẫn.

– Với mỗi loại tàu điện đều sử dụng một loại thẻ khác nhau, tuyệt đối không dùng thẻ của loại tàu này cho tàu khác.

– Giữ thẻ cẩn thận vì khi xuống tàu, bạn sẽ phải quẹt lại thẻ một lần nữa để cổng mở ra nha.

Tàu điện trên cao nào cũng có ghế ưu tiên cho những hành khách đặc biệt [Nguồn: @happy_sukhavati]

Tàu điện ngầm MRT Thái Lan là hệ thống phương tiện di chuyển bằng đường ray dưới mặt đất. Với hệ thống 18 trạm kéo dài 20km, MRT có thể đưa bạn đến hầu hết địa điểm du lịch hấp dẫn. Xuất phát từ Hua Lamphong [gần china town] đến Bang Sue. MRT có 3 địa điểm kết nối với BTS Bangkok: Silom, Sukhumvit và công viên Chatuchak [gần chợ cuối tuần Chatuchak].

Vào những khung giờ cao điểm, MRT hoạt động với tần suất 5 phút/ chuyến, còn đối với ngày bình thường là 10 phút/ chuyến. Thời gian hoạt động của MRT ở Bangkok: Từ 6h sáng tới khuya.

MRT cũng là một phương tiện công cộng khác mà bạn có thể sử dụng khi du lịch Bangkok [Nguồn: @pakapalm]

MRT Bangkok đi qua hầu hết địa điểm du lịch nổi tiếng ở xứ sở chùa Vàng:

Trạm Chatuchak Park: kế bên công viên Chatuchak, gần chợ trời cuối tuần Chatuchak, nơi đón xe buýt A1 ra sân bay Don Muang

Trạm Thailand Cultural Centre: gần nhà hát xem show nghệ thuật lịch sử Thái Lan Siam Niramit, gần bảo tàng 3D Art in Paradise Bangkok

Trạm Phetchaburi: gần R.C.A Plaza nơi tổ chức show hài kịch xoong chảo Cookin Nanta, điểm giao với Airport Rail Link [trạm Makkasan] ra sân bay Suvarnabhumi

Trạm Sukhumvit: điểm giao với tuyến BTS Sukhumvit, gần trung tâm mua sắm Terminal 21

Trong lúc chờ tàu thì sao mình không chụp vài tấm “check-in” nhỉ? [Nguồn: @onnrisa]

Trạm Silom: điểm giao với tuyến BTS Silom

Trạm Hua Lamphong: gần khu phố tàu Chinatown, phố ẩm thực Yaowarat

Cách mua vé tàu điện ngầm MRT Bangkok

Có 2 cách đơn giản để mua vé tàu điện ngầm MRT Bangkok. Đó là mua tại quầy bán vé hoặc máy bán vé tự động. Bạn đến quầy, nói tên trạm cần đến và nhân viên sẽ bán vé cho bạn. Tại quầy, bạn cũng có thể đổi tiền giấy thành tiền xu để mua vé tại quầy bán tự động dễ dàng hơn.

Hướng dẫn đi tàu điện ngầm MRT Bangkok

Bước 1: Đến quầy bán vé tự động

Quanh màn hình máy bán vé có những ô được đánh số thứ tự từ 1 đến 3.

Ô số 1: Để bạn chọn tên trạm cần đến. Số tiền phải trả sẽ xuất hiện trên màn hình sau khi bạn chọn.

Ô số 2: Đút tiền xu hoặc tiền giấy để thanh toán. [Lưu ý số tiền bạn đưa vào khe phải bằng giá vé xuất hiện trên màn hình hoặc cao hơn].

Ô số 3: Để bạn nhận vé và tiền thừa.

Bước 2: Dùng vé tại cổng kiểm soát

Bạn sẽ nhận được vé dạng đồng xu từ máy. Quét đồng xu để cổng kiểm soát mở. Hãy đảm bảo bạn sẽ giữ vé cẩn thận xuyên suốt chuyến đi nhé!

Cách di chuyển bằng MRT cũng tương tự như BTS [Nguồn: @ranutk]

Bước 3: Lên tàu điện ngầm

Khi vào ga tàu hãy định hình hướng tàu chạy của bạn và đứng sau vạch kẻ vàng. Đứng nép về 2 phía để nhường đường cho những người xuống tàu. Sau đó, bạn lên tàu.

Bước 4: Xác nhận vé lần nữa

Sau khi xuống tàu, để ra được khỏi trạm, bạn cần nhét lại đồng xu vào cổng kiểm soát. Máy tự động sẽ giữ lại vé.

Lưu ý khi đi tàu điện ngầm MRT ở Thái Lan

– Đi đúng hướng: Nhà ga tàu điện ngầm khá lớn và cũng có rất nhiều cửa ra vào ga khác nhau. Vì thế, hãy chắc chắn bạn đang đi đúng hướng của tàu. Điều quan trọng để bạn nhận biết hướng tàu điện ngầm MRT là tàu chỉ chạy theo 2 hướng duy nhất: Thứ 1, Hua Lamphong đến Bang Sue. Thứ 2, ở phía đối diện tàu sẽ đi theo hướng ngược lại.

Đừng quên xếp hàng trật tự khi đứng chờ ra vào trạm bạn nhé! [Nguồn: @peanutppp]

– Xếp hàng: Trạm tàu điện ngầm rất đông, đặc biệt là vào giờ cao điểm. Vì vậy, hãy đứng xếp hàng theo quy định, cũng như xếp hàng dưới vạch kẻ vàng trước khi lên tàu.

– Lên xuống tàu nhanh chóng: Tàu điện ngầm chạy khá nhanh và thời gian dừng đỗ cũng rất ngắn. Vì vậy hãy nhanh chân nếu muốn lên kịp tàu cũng như lắng nghe thông báo để xuống tàu đúng trạm mình muốn.

Hy vọng mọi thông tin hữu ích trên về MRT và BTS Bangkok sẽ giúp bạn di chuyển thuận tiện và tiết kiệm hơn khi đi du lịch Bangkok. Và đừng quên quay lại blog Inspitrip để theo dõi những bài viết hấp dẫn hơn.

Bạn có đang tìm kiếm:

  • Vé Siam Niramit Bangkok
  • Vé Vào Cổng Vườn Thú Safari Bangkok 
  • Sim 4G Thái Lan 

Video liên quan

Chủ Đề