Hướng dẫn cắt áo dài tay thường năm 2024

Ở những bài trước thì Daycatmay.edu.vn đã giới thiệu cho quý bạn đọc những lý thuyết cơ bản về Áo bà ba và áo dài tay liền cũng như Công thức cắt may áo bà ba tay liền. Trong bài hôm nay chúng tôi sẽ tiếp tục hướng dẫn các bạn cách cắt may áo dài tay liền. Hãy cùng tham khảo và thực hiện cùng chúng tôi nhé.

I. Số đo mẫu

Áo dài tay liền có số đo mẫu giống như áo bà ba [Tham khảo bài viết: Công thức cắt may áo bà ba tay liền], tuy nhiên bạn cần điều chỉnh hai số đo sau đây: Vòng eo = 66 cm; Dài áo = 100 cm.

II. Vẽ mẫu

1. Thân sau

Dài áo = AB = Số đo; Hạ eo = AC = Số đo; Hạ nách = AD = 1/2 vòng nách; Hạ mông = CE = 14 cm đến 15 cm.

  1. Vẽ tay trong

Khúc tay trong [đường gấp tư] = AG = 1/2 dài tay; Bắp tay = GH = Số đo hạ nách bớt 2 cm.

Ngang ngực = DD1 = 1/4 vòng ngực, có thể cộng thêm 1 cm hoặc không tùy ý. Ta được đường sườn tay trong khi tiến hành nối đoạn HD1.

  1. Vẽ sườn áo

Ngang eo = CC1 = 1/4 vòng eo + 2 cm. Nối đoạn C1D1 ta được đường sườn thân áo. Thực hiện vẽ cong góc nách tại D1.

  1. Vẽ tà áo

Ngang mông = EE1 = 1/4 vòng mông + 0.5 cm; Ngang tà áo = BB1 = 1/4 vòng mông + 2 cm.

Tiến hành nối đoạn B1E và vẽ cong E1C1.

B1B2 = Giảm tà 1 cm. Đường lai BB2 vẽ cong như hình 303.

2. Thân trước

Qua đường cạnh vai AG thân trước liền với thân sau.

Dài áo = Ab = Số đo cộng thêm từ 2 đến 3 cm banh ngực.

Hạ eo = Ac = Số đo + 2 cm đến 3 cm; Hạ nách = Ad = 1/2 vòng nách; Hạ mông = ce = giống phía sau = 14 cm đến 15 cm.

  1. Vẽ tay trong

Khúc tay trong [liền với thân sau] = AG = 1/2 dài tay; Bắp tay = Gh = GH thân sau = 1/2 số đo vòng nách bớt 2 cm

Ngang ngực = dd1 = 1/4 số đo vòng ngực + 2 cm cử động. Ta được đường sườn tay trong khi nối d1h.

  1. Vẽ sườn áo Ngang eo = cc1 = 1/4 vòng eo + 1.5 cm Ta được đường sườn thân áo khi nối c1d1. Tại d1 tiến hành vẽ cong góc nách.
  1. Vẽ tà áo

Ngang mông = cc1 = 1/4 vòng mông; Ngang tà áo = bb1 = 1/4 vòng mông + 2 cm; Nối đoạn b1e1; Giảm tà = b1b2 = 1 cm. Lượn cong đối với e1c1.

  1. Vẽ cổ áo [vẽ trên thân trước]

Số đo LL1 = Số đo AO = 1/4 số đo vòng cổ; OL1 + AL = 1/8 số đo vòng cổ + 0.5 cm

Số đo KK1 = Số đo AQ = 1/4 số đo vòng cổ + 1 cm; Số đo QK1 = Số đo AK = 1/8 số đo vòng cổ – 0.5 cm.

Tiến hành vẽ hai hình chữ nhật AOL1L và AQK1K chia đôi bề dài, mỗi hình vẽ 2 đường chéo, vẽ cong vòng cổ, phía dưới lấy 1/3 phía trên lấy 2/3 [đo ra từ điểm giữa].

  1. Vẽ hò áo

Số đo QQ1 = 0.5 cm; Số đo Q1R = 1/10 số đo ngực bớt 1 cm; Số đo RR1 = 0.5 cm; Số đo SS1 = 1/2 số đo vòng nách + 2 cm.

Nối đoạn Q1R1 và lượn cong R1S1 chừng 1 cm.

  1. Vẽ chiết ngực

– Bên không mở hò [bên trái]

Số đo Q1t = Hạ chiết ngực thêm 0.5 cm; Hạ chân chiết = Nt2 = At + 2cm

Vào đầu chiết = tt1 = 1/10 số đo vòng ngực thêm 0.5 cm.

Nối đoạn t1t2; Giảm đầu banh = t1t3 = 3 cm.

Đo qua mỗi bên từ T2 một khoảng = 1/2 rộng banh [1 đến 1.5 cm] và nối với t3.

– Bên mở hò [bên phải]

Số đo Q1v = Hạ banh ngực + 1.5 cm; Vào đầu banh = vv1 = 1/10 vòng ngực + 0.5 cm; Hạ chân banh = Mv2 = AV + 3 cm

Tiến hành nối đoạn v1v2. Giảm đầu chiết = v1v3 = 3 cm.

Đo qua mỗi bên từ v2 một khoảng = 1/2 rộng chiết bớt 0.5 [0.5 -> 1 cm] sau đó nối với v3. [So với bên không mở hò thù bề rộng chiết ngực bên có mở hò nhỏ hơn chừng 1 cm].

  1. Vẽ tiếp đường bắp tay

Đường sườn tay phía sau giảm vào 1 đến 2 cm = HH1 [Độ chênh lệch giữa độ rộng ngực của 2 thân].

Ta được đường bắp tay của thân áo khi nối H1h.

3. Tay áo [khúc tay ngoài]

Bắp tay = Gh = Bắp tay thân áo; Số đo GG1 = 1/2 dài tay [vải gấp đôi]; Số đo G1G2 = 1/2 cửa tay, tương ứng với 1/2 số đo; Giảm sườn tay = G2G3 = 1 cm đến 2 cm.

Tiến hành lượn cong cửa tay G1E và lượn cong sườn tay chừng 1 cm đối với G3h.

4. Bâu áo [Kiểu bâu đứng căn bản]

Để bâu áo được ôm thì đường chân bâu bạn có thể lượn cong độ 2 cm đến 3 cm.

5. Vạt con

Sau khi thực hiện xong công đoạn cắt rời đường hò áo, bạn đặt đường này lên tấm vải định dùng để cắt vạt con, ghi dấu xuống vải đường sườn thân S1C1 và đường hò áo Q1R1S1.

Số đo Q1Q2 = Số đo C1C2 = từ 3 đến 5 cm. Tiến hành lượn cong Q2 -> C2.

III. Cắt vải may

1. Thân áo

Gấp chiết ngực lại trước khi cắt.

Hò áo + vòng cổ bạn cắt theo đường vẽ. Chừa 1 cm đối với bắp tay và chừa 2 cm đường may đối với sườn áo.

Riêng phần tà áo, nếu may tà Nam thì bạn chừa 2 cm đường may, còn nếu may tà Bắc hoặc Trung thì chừa 0.5 cm đường may.

2. Khúc tay ngoài

Cửa tay chừa từ 1 cm đến 2 cm đường may. Bắp tay chừa 1 cm đường may. Sườn tay chừa 2 cm đường may.

3. Bâu áo

Vải bọc bâu bạn cắt 3 miếng và chừa 1 cm đường may. Lưới lót bâu thì cắt đúng như đường vẽ.

4. Vạt con

Đường S1C1 bạn trừ tương tự như đường sườn thân áo. Trừ 2 cm đường may đối với đường C1C2 và Q1R1S1. Còn lại đường Q1Q2 chừa 1 cm đường may.

5. Nẹp viền hò áo

Bạn thực hiện cắt theo dạng của hò áo 1 miếng nẹp rộng 2 cm.

IV. Các bước tiến hành may

Bước 1: May chiết ngực

Bước 2: Viền hò áo [viền gấp mép]

Bước 3: Viền đường sườn [đoạn cài khuy]

Bước 4: May 4 đường tà [tà áo thân trước + thân sau]

Bước 5: May lai tay của khúc tay ngoài và nối khúc tay ngoài vào thân

Bước 6: Ráp đường sườn tay + thân

Bước 7: May bâu áo

Bước 8: Ráp bâu áo vào thân

Bước 9: May lai áo

Bước 10: Luồn đường lai, đường tà và đường hò. Tiến hành đóng bọ ở đường xẻ tà bên trái, kết nút và cuối cùng và kết móc.

Tổng kết

Trên đây là công thức cắt may áo dài tay liền do Daycatmay.edu.vn tổng hợp và giới thiệu tới quý bạn đọc. Để biết cách may cụ thể và chi tiết, bạn hãy tham khảo thêm bài viết: Hướng dẫn cách may áo dài tay liền chi tiết của chúng tôi nhé!

Chủ Đề