Hội truyền giáo phục hưng là ai

Hội thánh truyền giáo Phục Hưng là gì là từ khóa tìm kiếm tăng đột biến hiện nay. Trong đó, hội thánh này có chùm ca lây lan dịch bệnh với tốc độ nhanh. Cùng GiaiNgo tìm hiểu thông tin chi tiết về hội thánh truyền giáo này nhé.

Hội thánh truyền giáo Phục Hưng được cấp phép sinh hoạt từ năm 2006. Hội thánh này đang là tâm điểm của dư luận và được nhiều người quan tâm. Vậy, hội thánh truyền giáo Phục Hưng là gì, tôn chỉ hoạt hoạt động ra sao thì cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé.

Hội thánh truyền giáo Phục Hưng là gì?

Hội thánh truyền giáo Phục Hưng là hội thánh ân tứ độc lập. Hội này có tên tiếng Anh là Revival Ekklesia Mission Vietnam, viết tắt là R.E.M.

Hội thánh truyền giáo Phục Hưng có hẳn một trang Fanpage Facebook riêng. Hội thánh này được điều hành bởi hai vợ chồng người mục sư từng học Tiến sĩ Thần học mục vụ của Washington College International [Mỹ].

Thời gian gần đây, cái tên hội thánh truyền giáo Phục Hưng lan truyền nhiều trên mạng xã hội. Đây là một trong những hội thánh quy mô nhỏ nên dường như ít người biết. Đó là lý do nó thu hút sự quan tâm của nhiều người.

Một số thông tin về hội thánh truyền giáo Phục Hưng ở Hồ Chí Minh

Hội thánh truyền giáo Phục Hưng do ai đứng đầu?

Hội thánh truyền giáo Phục Hưng do vợ chồng mục sư Phương Văn Tân và Võ Xuân Loan đứng đầu. Hai vị mục sư này từng tốt nghiệp Tiến sĩ Thần học mục vụ năm 2011.

Hai vị mục sư này còn là hai trong bảy Tiến sĩ Thần học mục vụ đầu tiên trong chương trình hợp tác đào tạo Tiến sĩ Thần học mục vụ của Washington College International [Mỹ]. Kết hợp cùng trường Thần học Quốc tế [Vietnam International Seminary, tiền thân là Saigon Bible School].

Quy mô hội thánh truyền giáo Phục Hưng

Trong giấy chứng nhận đăng ký sinh hoạt tôn giáo của hội thánh truyền giáo Phục Hưng. Hội thánh này đã đăng ký sinh hoạt là 60 người, nay giảm còn 28 người. Việc tổ chức các buổi sinh hoạt sẽ được thực hiện tại độc lập tại nhà riêng ở 205/2 đường số 1, phường 3, quận Gò Vấp, TP.HCM.

Hội thánh truyền giáo Phục Hưng thuộc tổ chức hệ phái Tin Lành. Nội dung sinh hoạt tôn giáo là cầu nguyện, thờ phượng, học kinh thánh, thông công, cúng các ngày lễ Tết, Phục sinh, Giáng sinh, Thương khó.

Nội dung tôn giáo của hội thánh truyền giáo phục hưng

Nội dung tôn giáo của hội thánh truyền giáo Phục Hưng là Đức Chúa Trời Ba Ngôi, kinh thánh là Lời Đức Chúa Trời. Sự cứu rỗi trong danh Cứu Chúa Jesus và quyền năng Chúa Thánh Linh. Khải tượng của Hội Thánh là giảng Tin Lành trong quyền năng Thánh Linh. Đem người đau khổ về với Chúa Jesus, cầu nguyện cho sự phấn hưng của đất nước, Truyền giáo thế giới.

Trên Fanpage Facebook của hội thánh truyền giáo này viết rằng. Từ năm 2005, Hội Thánh Truyền Giáo Phục Hưng Việt Nam đã được chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cấp giấy phép sinh hoạt tôn giáo.

Hội thánh truyền giáo phục hưng sinh hoạt ra sao?

Lịch sinh hoạt tôn giáo của hội thánh này là cầu nguyện và học kinh thánh [thứ 2 đến thứ 7]. Cầu nguyện và thờ phượng [sáng và tối chủ nhật hằng tuần].

Hằng năm vào dịp Giáng sinh, hội thánh truyền giáo Phục Hưng thường tổ chức đêm Thánh nhạc tại các không gian lớn; với sân khấu rộng rãi thu hút hàng trăm người. Đây cũng là những dịp để Hội Thánh mở rộng tín đồ.

Vì sao biết đến hội thánh truyền giáo Phục Hưng?

Nguyên nhân khiến nhiều người biết đến hội thánh truyền giáo Phục Hưng vì có người trong hội nhiễm Covid-19 và có đi thăm khám tại bệnh viện. Hội thánh này là nơi xảy ra chùm lây nhiễm Covid-19 tại TP.HCM. Đó cũng là lý do mà cái tên hội thánh truyền giáo Phục Hưng xuất hiện nhiều trên mạng và gây sự chú ý đến nhiều người.

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM [HCDC] đã xác định 403 người tiếp xúc ổ dịch hội truyền giáo vào trưa ngày 27/05. Trong đó 67 F1 ghi nhận 23 mẫu xét nghiệm âm tính nCoV, 44 chờ kết quả; 336 F2 ghi nhận 326 mẫu xét nghiệm âm tính, 10 chờ kết quả.

Mong rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn biết thêm thông tin hội thánh truyền giáo Phục Hưng là gì. Để biết thêm các thông tin thú vị khác thì đừng quên theo dõi GiaiNgo nhé.

Sáng 1.6, Đoàn công tác của Chính phủ do Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình chủ trì đã làm việc với Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 TPHCM sau khi có 200 ca lây nhiễm Covid-19 tại địa chỉ có tên gọi "Hội thánh truyền giáo Phục Hưng" [415/8/4 Nguyễn Văn Công, P.5, Q.Gò Vấp].

Báo cáo tại cuộc làm việc, liên quan đến điểm nhóm có tên gọi "Hội thánh truyền giáo Phục Hưng", đại diện Bộ Nội vụ, khẳng định địa chỉ 415/8/4 Nguyễn Văn Công là "điểm nhóm" hoạt động chứ không phải "hội thánh". Điểm nhóm này mới chỉ đăng ký hoạt động cấp phường xã, chưa được công nhận là một tổ chức tôn giáo.

Bộ Nội vụ: "Truyền giáo Phục Hưng không phải Hội thánh, người đứng đầu không phải mục sư"

Người đứng đầu điểm nhóm Truyền giáo Phục Hưng không phải mục sư

Bên cạnh đó, đại diện Bộ Nội vụ cho rằng người đứng đầu điểm nhóm là những người đứng đầu điểm nhóm chứ không phải mục sư, vì mục sư là chức sắc tôn giáo; còn ở đây là được tín đồ tôn xưng đứng đầu nhóm, cấp phường xã đăng ký.

Tuy nhiên, điểm nhóm tại địa chỉ 415/8/4 Nguyễn Văn Công, P.5, Q.Gò Gấp hoạt động hợp pháp, tuân thủ luật pháp, tích cực tham gia phong trào địa phương. Tuy nhiên, vì tính chất hoạt động, di chuyển, nên làm dịch xảy ra là do chủ quan của người đứng đầu điểm nhóm và gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Liên quan điểm nhóm này, có 223 F0, trên 2.500 F1, hơn 61.000 ca F2. Có 11 địa phương trong cả nước liên quan. Long An [5 ca], Bình Dương [3 ca]; Bạc Liêu, Tây Ninh, Trà Vinh, Đắk Lắk mỗi nơi 1 ca. Lâm Đồng, Tiền Giang, Bình Thuận có F1. Riêng điểm nhóm tại địa chỉ 415/8/4 Nguyễn Văn Công, P.5, Q.Gò Vấp có liên quan đến 2 chi hội, 6 điểm nhóm của 3 tổ chức khác. Dự báo số ca mắc liên quan điểm nhóm này sẽ gia tăng.

Theo đại diện Bộ Nội vụ, toàn quốc có khoảng 5.500 điểm nhóm, riêng TP.HCM có 145 điểm nhóm sinh hoạt như điểm nhóm tại địa chỉ 415/8/4 Nguyễn Văn Công, Q.Gò Vấp.

Các điểm nhóm này chủ yếu hoạt động tại vùng sâu, vùng xa do cấp phường xã cấp phép, quản lý. Do vậy, năng lực quản lý nhà nước và trình độ nhận, thức của người đứng đầu điểm nhóm hạn chế, do đó rất khó khăn trong tuyên truyền, vận động và hiệu quả quản lý nhà nước đới với các điểm nhóm này

Các điểm nhóm này hoạt động độc lập, không chịu sự chỉ đạo của Hội thánh T.Ư, của các tổ chức tôn giáo. Việc truyền đạt, hướng dẫn, chỉ đạo của quản lý nhà nước không xuống đến tận các điểm nhóm, người đứng đầu điểm nhóm nếu chính quyền cơ sở không tích cực.

Mặt khác, người đứng đầu điểm nhóm là các tín đồ được tôn xưng lên nên nhận thức, thông tin và quan hệ cũng hạn chế. Đây là những nhóm hoạt động tại tư gia, theo tính chất gia đình [như điểm nhóm với tên gọi "Hội thánh truyền giáo Phục Hưng" tại địa chỉ 415/8/4 Nguyễn Văn Công, P.5, Q.Gò Vấp chỉ là nhà riêng] do đó, quản lý có nhiều khó khăn.

Mang va li quần áo lên công ty ở tạm vì Gò Vấp phong tỏa chống Covid-19

Về xử lý, ngoài khởi tố vụ án để điều tra, đại diện Bộ Nội vụ đề nghị thì UBND TP.HCM chỉ đạo UBND P.3, Q.Gò Vấp thông báo tạm đình chỉ hoạt động tôn giáo của điểm nhóm Truyền giáo Phục Hưng tại địa chỉ 415/8/4 Nguyễn Văn Công, Q.Gò Vấp để phục vụ công tác điều tra. Tùy kết quả điều tra vụ án mà đề xuất xử lý, có thể rút giấy phép hoạt động, xóa tên điểm nhóm này.

Bộ Nội vụ cũng đề nghị TP.HCM tăng cường rà soát các cơ sở thờ tự, tăng cường gặp gỡ, tiếp xúc các chức sắc, nâng cao năng lực quản lý nhà nước.

Về công tác tuyên truyền, đại diện Bộ Nội vụ lưu ý, khởi tố vụ án gây hậu quả nghiêm trọng chứ không phải khởi tố "hội thánh". Không gọi điểm nhóm địa chỉ 415/8/4 Nguyễn Văn Công, P.5, Q.Gò Vấp là tổ chức tôn giáo, hội thánh, mục sư… Điểm nhóm Truyền giáo Phục Hưng hoạt động tại địa chỉ 415/8/4 Nguyễn Văn Công, P.5, Q.Gò Vấp đến nay đã lây nhiễm cho 211 người, Bộ Y tế đã công bố chính thức 200 ca. 

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề