Học thuyết giấu mình chờ thời


Trước các hành động hung hăng gần đây của Trung Quốc ở Biển Đông, điển hình là việc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981 trong Vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, một số ý kiến chuyên gia đánh giá Trung Quốc hiện đã trút bỏ chính sách ngoại giao truyền thống “giấu mình chờ thời” để chuyển sang một chiến lược mới chủ động, cứgn rắn hơn. Phải chăng đây là một phần trong chính sách ngoại giao cứng rắng của Tập Cận Bình?

Ngay từ đầu năm 2014, Việt Nam đã rầm rộ kỷ niệm hải chiến Hoàng Sa [Tây Sa – theo cách gọi của Trung Quốc], tiếp đó vào đầu tháng 5, các tàu Việt Nam đã có mặt tại vùng biển Hoàng Sa để ngăn cản hoạt động hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương – 981. Tất cả những điều trên cho thấy, Hà Nội đang từng bước thúc ép Bắc Kinh phải thỏa hiệp và thừa nhận lợi ích biển Đông của nước này. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã bắt đầu trút bỏ nguyên tắc truyền thống “giấu mình chờ thời” và ngoại giao bị động để chuyển sang thái độ chủ động cứng rắn. Truyền thông Mỹ dẫn quan điểm của giới chuyên gia học giả cho rằng đây là một phần trong tổng thể chính sách ngoại giao theo xu hướng tự tin và cứng rắn của Tập Cận Bình. Bên cạnh đó, sự ủng hộ của Mỹ đối với Philippines không đủ lớn, và xung đột giữa Mỹ, châu Âu với Nga trong vấn đề Ukraine cũng là những nhân tố từ bên ngoài có tác động nhất định

Thời báo New York cho biết, tranh chấp giữa Trung Quốc và Việt Nam về vấn đề quần đảo Hoàng Sa đã có từ rất lâu. Tuy nhiên, so với cục diện căng thẳng giữa Trung Quốc – Nhật Bản và Trung Quốc – Philippines vốn không ngừng âm ỉ và leo thang căng thẳng trong những năm gần đây, thì vùng biển này vẫn duy trì được trạng thái tương đối yên ổn. Trung Quốc lựa chọn thời điểm và vị trí hiện nay để “ra tay” đã làm cho tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa [Biển Đông] leo thang, mở rộng phạm vi vùng biển tranh chấp của Trung Quốc, đồng thời khiến cho cả thế giới kinh ngạc về thái độ cứng rắn của nước này.

Ông Trần Tư Thành, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Chủ nghĩa đa phương thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nam Dương, Singapore cho rằng, xét về hoạt động của giàn khoan di động, Trung Quốc dường như bất ngờ thay đổi “kiểu chơi”, bước vào tư thế “tích cực chủ động” với mưu đồ đặt ra “quy tắc trò chơi”. Ông Trần Tư Thành cho rằng: “Đối với vấn đề biển Hoa Đông và Biển Đông, Trung Quốc không chỉ đang trở nên cứng rắn hơn mà còn trở nên tích cực chủ động”. Chính sách của Trung Quốc về mặt này trước đây vẫn chủ yếu là bị động ứng phó. Ông Trần Tư Thành cũng cho rằng, chính sách biển Hoa Đông và Biển Đông của Trung Quốc là một bộ phận của chính sách ngoại giao theo xu hướng tự tin và cứng rắn dưới sự điều hành của Chủ tịch Tập Cận Bình. Thêm vào đó, trong chuyến thăm tới Manila gần đây, sự ủng hộ của Tổng thống Mỹ Obama đối với Philippines không nổi trội hơn so với quyết tâm mà người đứng đầu Nhà Trắng từng thể hiện đối với vấn đề quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trong chuyến thăm Tokyo vừa qua. “Ông ta [Tổng thống Obama] gọi Trung Quốc là lực lượng thống trị trong khu vực, đồng thời thúc giục Trung Quốc và Philippines thông qua luật pháp quốc tế và con đường ngoại giao để giải quyết tranh chấp. Thái độ lập lờ nước đôi này có thể tăng thêm lòng dũng cảm cho Trung Quốc”.

Trang tin Đa chiều cũng từng có bài viết cho rằng: “Gác tranh chấp, cùng khai thác” là chủ trương chính sách của Trung Quốc đối với vấn đề tranh chấp lãnh thổ Trung – Nhật do Cố Phó Thủ tướng Đặng Tiểu Bình đưa ra từ những năm 70 của thế kỷ trước, tiền đề của nó là “chủ quyền thuộc về tôi”, và mục đích là để tạo điều kiện để cuối cùng giải quyết vấn đề lãnh thổ. Tư duy này sau đó cũng được vận dụng vào vấn đề Biển Đông và trở thành quan điểm cơ bản trong chính sách chiến lược Biển Đông của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong mấy chục năm, với tư tưởng này, Trung Quốc trên thực tế không chỉ dâng chủ quyền Biển Đông vào tay người khác mà còn bị gạt ra ngoài trong số các bên tham gia “cùng khai thác”. Đây chính là nguyên nhân mà khi Trung Quốc quay trở lại Biển Đông liền bị ngăn chặn, đồng thời cũng là nguyên nhân mà Trung Quốc không thể không sử dụng vũ lực buộc Việt Nam tái công nhận chủ quyền của Trung Quốc. Bên cạnh đó, nó cũng tạo ra sự trói buộc đối với tư duy ngoại giao của Trung Quốc, tức là lo lắng một khi chiến sự xảy ra, liệu có gây ra hiệu ứng “Domino” đối với các quốc gia trong khu vực, cho rằng Trung Quốc sẽ coi mình là mô hình kiểu mẫu về giải quyết tranh chấp Biển Đông. Trong bối cảnh Trung Quốc chưa đưa ra tư duy đổi mới có nội dung thực tế hơn, mối lo ngại này không thể dễ dàng bị xua tan. Thêm vào đó, sự điều hcỉnh chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ đã dẫn tới cục diện ngày một phức tạp, phương châm này thực tế đã mất hiệu quả. Do đó, “gác tranh chấp, cùng khai thác” phải tiếp thu kinh nghiệm, chỉnh sửa và bổ sung.

Hiện nay, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã bày tỏ thái độ cứng rắn công khai một cách đầy đủ đối với vấn đề lợi ích cốt lõi, trong đó bao gồm chủ quyền Biển Đông, ví dụ Chủ tịch nước này Tập Cận Bình nhắc nhở Quan giải phóng Trung Quốc: “Chúng ta [Trung Quốc] hi vọng hòa bình, nhưng trong bất cứ thời điểm nào, tình huống nào cũng quyết không từ bỏ việc giữ gìn, bảo vệ quyền lợi chính đáng của đất nước và quyết không từ bỏ việc giữ gìn, bảo vệ quyền lợi chính đáng của đất nước và quyết không hi sinh lợi ích cốt lõi của quốc gia”. Việc Biển Đông trở thành khu vực đan xen lợi ích của các thế lực sẽ làm cho tình hình ngày một xấu đi, cái gọi là “Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” vẫn là mạnh ai nấy làm, nếu như trải qua một lần thực tế chiến tranh quân sự, cục diện ở Biển Đông chắc chắn sẽ thay đổi và Bắc Kinh nhân uy tín này đưa Biển Đông vào trật tự thống nhất, tiến tới xây dựng một khu phi quân sự ở Biển Đông thì quả là một lựa chọn không tồi.

Phó Giáo sư Học viện Nghiên cứu khu vực và quốc tế Đại học Viễn Đông Nga, ông Artyom Lukin co rằng, nhu cầu năng lượng tuyệt đối không phải là nguyên nhân chính khiến Trung Quốc đi nước cờ này [ám chỉ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 sâu trong Vùng Đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam].

Theo ông Artyom Lukin, hành động này một lần nữa xác nhận rằng kể từ những năm 2009 – 2010 đến nay, Trung Quốc luôn thể hiện thái độ cứng rắn trên vũ đài quốc tế. “Theo tôi, nguyên nhân đầu tiên và động lực thúc đẩy quan trọng nhất của việc làm này cũng như các hành động tương tự khác của Bắc Kinh là việc tăng cường tinh thần dân tộc chủ nghĩa vốn đang lên cao trong giới tinh hoa [cán bộ lãnh đạo và giới trí thức] cũng nhưq uần chúng nhân dân”. Ông Artyom Lukin cho biết, tinh thần dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc, Việt Nam và Philippines không ngừng tăng cao, điều này có nghĩa là trong tương lai ở Biển Đông có thể xuất hiện nhiều xung đột hơn. “Ở châu Á, cán cân quyền lực đang nghiêng về Trung Quốc, điều này khiến Bắc Kinh có thể dùng thái độ mạnh dạn hơn để quyết định quyền lợi của mình”. Đồng thời, khủng hoảng tại Ukraine cũng khiến Trung Quốc tự tin hơn trong vấn đề Biển Đông. Theo Phó Giáo sư Artyom Lukin, khủng hoảng tại Ukraine đã gây ra hàng loạt hậu quả địa chính trị nặng nề ở châu Á.

Thứ nhất, Nga và Mỹ bận rộn tranh giành ảnh hưởng ở Ukraine và Đông Âu, do đó không tránh khỏi việc giảm bớt điều động nguồn lực của họ để giải quyết vấn đề ở châu Á. Thứ hai, chỉ cần Nga và Mỹ còn tồn tại bất đồng nghiêm trọng trong vấn đề Đông Âu, hai nước sẽ không có khả năng xây dựng quan hệ hợp tác chiến lược mang tính xây dựng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Ngoài ra, việc các nước phương Tây tiến hành trừng phạt và cô lập Nga khiến nước này càng xích lại gần với Trung Quốc hơn. “Như vậy, việc Trung Quốc và Nga xây dựng liên minh chiến lược sẽ không còn là một giả thiết nữa”.

Trong khi đó, Phó Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu lịch sử biên giới Trung Quốc thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, ông Lý Quốc CƯờng lại cho rằng việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 ở Biển Đông thời gian gần đây diễn ra trong bối cảnh phương pháp bảo vệ quyền lợi biển và năng lực xây dựng biển của nước này đã được nâng cao và sau khi trải qua các công tác chuẩn bị từ hơn 10 năm trước đó để tiến hành một bước hợp lôgích. “Bây giờ không khai thác, vậy phải đợi đến khi nào nữa?” Ông Lý Quốc Cường cho biết: “Trong một thời gian dài, Trung Quốc không mấy coi trọng biển… Tuy nhiên, “cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng, vai trò, vị trí của biển trong quá trình phát triển của Trung Quốc hiện nay và trong tương lai ngày càng quan trọng. Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 cũng đưa việc xây dựng cường quốc biển lên tầm chiến lược phát triển quốc gia”. Ông Lý Quốc Cường nhấn mạnh: “khu vực biển Tây Sa [Hoàng Sa – theo cách gọi của Việt Nam] thuộc quản lý của Trung Quốc. Đứng ở lập trường phía Trung Quốc, khu vực này không có tranh chấp”.

Theo ông Lý Quốc Cường, dường như mỗi hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đều bị chú ý và chỉ trích. Ông Lý Quốc Cường cho rằng đây là những việc làm mang tính khu vực khi Mỹ không ngừng can thiệp vào châu Á – Thái Bình Dương, nghiêng về các nước có liên quan trong tranh chấp ở Biển Đông để gây rối. Theo ông Lý Quốc Cường, điều này có liên quan mật thiết đối với việc điều chỉnh chiến lược của Mỹ. “Đặc biệt trong báo cáo chiến lược an ninh mới của Mỹ được Tổng thống Obama công bố vào năm 2012 đề cập việc Mỹ cần thúc đẩy chiến lược tái cân bằng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Trong đó một phần quan trọng của chiến lược tái cân bằng này chính là kiềm chế, ngăn chặn Trung Quốc ở lĩnh vực biển”.

Trong khi đó, Chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc, bà Cao Trình lại cho rằng, việc điều chỉnh chiến lược biển cũng như chiến lược ngoại giao của Trung Quốc bắt đầu vào khoảng năm 2009. “Nguyên tắc lớn là điều chỉnh từ chiến lược “giấu mình chờ thời” sang có hành động nhất định, theo cách nói của Chủ tịch Tập Cận Bình chính là hăng hái, tích cực. Theo bà Cao Trình, phương châm của chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc trong quá khứ về cơ bản mang tính phản ứng, “vấn đề xảy ra rồi, chúng ta mới ứng phó từng cái một”, song hiện nay lại có sách lược chủ động, xuất phát từ lợi ích nước lớn để chuyền từ thế bị động đối phó sang chủ động thực hiện. Bà Cao Trình cho biết, trong một thời gian dài Trung Quốc không ý thức được mình là một nước lớn, khi thảo luận quan hệ nước lớn khác. Tuy nhiên, trong hai năm trở lại đây, ở lĩnh vực ngoại giao, Trung Quốc bắt đầu xuất phát từ lợi ích nước lớn của mình để chủ động thực hiện công việc. Tuy nhiên, bà Cao Trình lại không cho rằng, việc điều chỉnh chính sách của Trung Quốc xuất phát từ sức mạnh của Mỹ bị suy yếu. Ngược lại, sau khi Mỹ cao giọng quay trở lại châu Á, để tránh bị Mỹ và các nước đồng minh châu Á của nước này kiềm chế, Trung Quốc đáp trả lại như vậy. Bà Cao Trình nói: “Nếu như chúng ta [Trung Quốc] không lấy thái độ của một nước lớn để chủ động trong quan hệ với các nước láng giềng, chúng ta sẽ rơi vào một cục diện ngoại giao bị động”.

Tuy nhiên, Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu Chủ nghĩa đa phương thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, ông Trần Tư Thành cho rằng, hiện nay chính sách về vấn đề biên giới của Trung Quốc quả thật xuất hiện sự quan ngại đối với ảnh hưởng của Mỹ. Phương châm về vấn đề biên giới của Trung Quốc có sự khác nhau đối với từng khu vực. Một mặt, Trung Quốc thông qua phương thức hòa bình để tìm cách giải quyết vấn đề lãnh thổ, lãnh hải giữa nước này với một số nước thành viên của Tổ chức hợp tác Thượng Hải [SCO] như Nga. Cho dù Trung Quốc có tranh chấp với Việt Nam ở Vịnh Bắc Bộ cũng không thể cản trở việc hai nước này triển khai các dự án hợp tác kinh tế song phương. Tuy nhiên điều này hoàn toàn khác với thái độ của Trung Quốc trong tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông. Tôi cho rằng sách lược khác nhau của Trung Quốc trong vấn đề ở biển Hoa Đông và Biển Đông xuất phát từ quan ngại của Trung Quốc đối với ảnh hưởng và sự can thiệp của Mỹ đối với khu vực này.

Nguồn: Trang tin Đa Chiều

TLTKĐB 04/06/14

Video liên quan

Chủ Đề