Học thuyết duy lý của nhà khoa học nào

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC *** BÙI THỊ YẾN TRIẾT HỌC DUY LÝ DESCARTES LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội – 2013 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA TRIẾT HỌC *** BÙI THỊ YẾN TRIẾT HỌC DUY LÝ DESCARTES Chuyên ngành : Triết học Mã số : 60.22.80 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Vũ Hảo Hà Nội – 2013 3 MỤC LỤC MỞ ĐẦU……………………… ……………….……… … ………….….2 NỘI DUNG……….………………… ….………….…….………… ……2 Chương 1: BỐI CẢNH RA ĐỜI TRIẾT HỌC DUY LÝ DESCARTES.10 1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội ra đời triết học duy lý Descartes……… 10 1.2. Những tiền đề tư tưởng của triết học duy lý Descartes………… 15 1.3. Descartes cuộc đời và tác phẩm ……… ……………… …… 23 Chương 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC DUY LÝ DESCARTES …………………………………………….…… … 39 2.1 Quan niệm nhị nguyên về con người………………… 39 2.2 Luận chứng cho phương pháp tư duy khoa học… 48 2.3 Phương pháp diễn dịch của Descartes……… ………….… 55 2.3.1 Cơ sở hình thành phương pháp diễn dịch của Descartes 55 2.3.2 Bốn nguyên tắc của diễn dịch 56 2.4 Những giá trị và hạn chế của triết học duy lý Descartes… … 70 2.4.1 Những giá trị của triết học duy lý Descartes 70 2.4.2 Những hạn chế của triết học duy lý Descartes 73 KẾT LUẬN…………………….…………… …………………… ……78 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………….……… … …81 4 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu lịch sử triết học là một nhiệm vụ vừa lâu dài, vừa cấp bách đối với giới nghiên cứu triết học Việt Nam, vì, như Ăngnghen đã nói, một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận, mà muốn phát triển năng lực tư duy đó thì cho tới nay, không có một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước [Xem: 32, 487]1. Để phát triển năng lực tư duy lý luận thì việc nghiên cứu triết học Cận đại nói chung, triết học của Descartes nói riêng, có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Trong giai đoạn này, xuất hiện các cuộc tranh luận giữa các trường phái triết học khác nhau đặc biệt về vấn đề nhận thức luận. Những tìm tòi, thành quả cũng như những khó khăn, bế tắc mà triết học thời kỳ này gặp phải đã có một ảnh hưởng to lớn và để lại một dấu ấn nhất định trong sự hình thành nhận thức luận duy vật của C. Mác và Ph. Ăngghen sau này. Một trong các triết gia có ảnh hưởng lớn đến triết học Tây Âu Cận đại thế kỷ XVII – XVIII là R. Descartes. Ông được coi là người sáng lập chủ nghĩa duy lý Cận đại. Triết học duy lý của Descartes, triết học đề cao lý tính con người là nguồn cảm hứng quan trọng cho tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp. Chúng ta đang bước sang một thiên niên kỷ của khoa học công nghệ với những cơ hội và thách thức mới. Nhân loại đã và đang đạt được những thành tựu to lớn trong mọi lĩnh vực hoạt động sống của mình. Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, con người có được những tiền đề cần thiết cho sự phát triển toàn diện của mình. Nhiều mơ ước ngàn năm của con người đã được thực hiện. Đạt được thành quả đó chúng ta phải biết ơn chủ nghĩa duy lý với tính cách là nền tảng cho sự phát triển của khoa học và kỹ thuật với tất cả 1 Kể từ đây, số đầu là số thứ tự của tài liệu tham khảo, số cuối là số trang của tài liệu đó. 5 những điều tuyệt vời mà chúng mang lại cho nền văn minh nhân loại. Đặc biệt, chủ nghĩa duy lý Cận đại còn là cơ sở cho các tư tưởng mang tính giải phóng, nở rộ vào thế kỷ XVIII đến nay, biến các khát vọng về tự do, công bằng, dân chủ, nhân quyền, thành hiện thực. Giá trị tư tưởng triết học duy lý của Descartes không chỉ dừng lại ở nước Pháp thế kỷ XVII, mà còn trở thành giá trị chung của cả nhân loại. Triết học duy lý ấy đã ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt đến lối tư duy của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong cách sống của con người hiện đại. Để hiểu được người phương Tây trong bối cảnh giao lưu hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu chủ nghĩa duy lý nói chung, triết học duy lý của Descartes nói riêng là cần thiết. Đó cũng chính là lý do thôi thúc tác giả luận văn tìm hiểu triết học duy lý của Descartes. Bên cạnh đó, Descartes được thừa nhận là người có vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử triết học. Ông đã sử dụng phương pháp hoài nghi của mình, để phê phán triết học Kinh viện, giáo điều từng thống trị suốt thời Trung cổ và tạo dựng nền tảng kiến tạo lâu đài khoa học với những phương pháp mới. Tin vào sức mạnh lý tính và trí tuệ con người, Descartes luôn giữ lập trường của chủ nghĩa duy lý trong nhận thức luận. Mặc dù còn có những hạn chế nhất định, song quan niệm của ông về vai trò của lý tính đã có những đóng góp đáng kể trong tiến trình phát triển tư tưởng nhân loại nói chung, trong cuộc đấu tranh giải phóng khoa học và siêu hình học khỏi sự thống trị của nhà thờ và thần học nói riêng. Quan điểm đó, chứng tỏ ý nghĩa lịch sử, bản chất tiến bộ, tư tưởng nhân đạo trong triết học Descartes. Ngày nay, khi kinh tế tri thức đã trở thành một xu thế phát triển mới của thời đại, và việc đào tạo nguồn nhân lực, cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trở thành một nhiệm vụ cấp bách, thì những vấn đề như bản chất của trí tuệ và tri thức, các phương pháp nhận thức cũng như những 6 vấn đề cơ bản của nhận thức luận phải được đặt ra và giải quyết. Nền tảng quan trọng cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa này là phát huy vai trò của lý luận nhằm xây dựng được một xã hội, có khả năng vận dụng sức mạnh của lý luận cho mọi mặt của đời sống xã hội. Muốn vậy, cần coi tư duy khoa học, tính hợp lý là xuất phát điểm, vì vậy việc nghiên cứu chủ nghĩa duy lý nói chung và triết học duy lý của Descartes nói riêng là quan trọng và cần thiết. Với những lý do trên như vậy, tôi chọn “Triết học duy lý của Descartes” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu “Với di sản khoa học tự nhiên và triết học của mình Descartes đã bất diệt đi vào lịch sử của kho tàng tư tưởng của xã hội loài người. Có thể gọi ông là người đột phá vào thành trì của thế giới quan Kinh viện. Với biệt tài của mình Descartes đã tạo ra phương pháp mới của thời đại” [8, 7]. Descartes có vai trò lớn trong lịch sử triết học như vậy nên đã được nhiều học giả phương Tây chú ý nghiên cứu và ở Việt Nam cũng có một số tác giả dịch các tài liệu đó từ tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh ra tiếng Việt nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu trong nước. Đầu tiên phải kể đến cuốn Phương pháp luận, Trần Thái Đỉnh (dịch), Nxb Nam Chi Tùng Thư, Sài Gòn, 1973. Tiếp đến là cuốn Những suy niệm siêu hình học, Trần Thái Đỉnh (dịch), Nxb Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Sài Gòn, 1962. Hai cuốn Phương pháp luận và Những suy niệm siêu hình học của Descartes luôn được lịch sử triết học đề cao, một cuốn được coi là tuyên ngôn chống lại triết học Kinh viện Aristotle, khởi xướng một nền triết học mới bắt nguồn từ khoa toán học phổ quát. Và cuốn còn lại cũng là sự nối tiếp tinh thần ấy nhưng ông đã tiến lên một bình diện khác cao hơn. Cả hai cuốn giúp chúng ta hiểu biết khái quát về Descartes đồng thời tiếp cận những phương pháp tư duy khoa học của ông. Tiếp đó là, Trương Quang Đệ đã dịch và giới thiệu đến chúng ta cuốn: 7 René Descartes và tư duy khoa học, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2000, giới thiệu tư tưởng triết học của nhà bác học Descartes và tác phẩm Phương pháp luận. Tác giả mong muốn giới thiệu đến độc giả cái nhìn trung thực nhất về Descartes theo hai mặt là bề rộng và bề sâu. Bề rộng chúng ta sẽ thấy qua tiến trình hình thành tư duy khoa học của Descartes được mô tả tỉ mỉ trong tác phẩm Phương pháp luận. Bề sâu chúng ta sẽ biết được ý kiến của Descartes về một số khái niệm triết học chủ yếu như bản thể, Thượng đế, thời gian. Phạm Văn Uyển cũng đã dịch và giới thiệu đến độc giả cuốn René Descartes và y học, Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 2001. Tác phẩm nói về thời niên thiếu của Descartes, cũng như những quan niệm - giải thích của ông về thế giới, con người và y học. Học thuyết nhị nguyên và thuyết thống nhất của con người cũng được Descartes đề cập đến. Tác phẩm đã khẳng định vai trò của Descartes trong y học như thế nào cũng như những khẳng định mang tính thiên tài của ông. Trong những công trình nghiên cứu của các nhà lịch sử triết học Liên Xô về triết học thế kỷ XVII – XVIII và triết học cổ điển Đức được dịch từ tiếng Nga ra tiếng Việt như: Triết học thời kỳ tiền tư bản chủ nghĩa, của Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1960; Triết học cổ điển Đức, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1962; Lịch sử phép biện chứng, tập II, III, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1998. Nhìn chung trong các tác phẩm trên các tác giả đều khẳng định vị trí, vai trò của triết học duy lý Descartes đối với tiến trình phát triển của lịch sử triết học nhân loại. Descartes là người mở đường cho một nền triết học mới, ông cổ vũ độc giả xóa sạch quá khứ vì bị coi là dẫn đến sai lầm. Ông tìm kiếm cách thiết lập một nền tảng tri thức vững chắc để xây dựng một triết học trường tồn mãi cùng thời gian trên nền tảng của chân lý, đây cũng chính là đặc điểm của triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII. Trong cuốn khảo cứu Triết học Kant, Nxb Văn Mới, Sài Gòn, năm 8 1974, tác giả Trần Thái Đỉnh đã lưu ý đến triết học duy lý của Descartes trong sự đối lập giữa chủ nghĩa duy lý và chủ nghĩa duy cảm thế kỷ XVII – XVIII, Kant là người cố gắng dung hòa chúng. Trên nền tảng đó, Kant xây dựng đối tượng chính trong triết học của mình là những công cụ nhận thức, những khả năng thuần túy của chủ thể trong việc hình thành nên những cảm giác và tri thức về đối tượng ở mỗi giai đoạn nhận thức. Triết học Descartes như một mắt xích quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử triết học. Triết học của ông được coi là một di sản quý báu cho nhiều thế hệ triết gia sau này lấy nó làm nền tảng tư tưởng. Chính vì vậy mà trong rất nhiều cuốn sách các tác giả đề cập đến triết học duy lý của Descartes nhằm phục vụ cho những mục đích khác nhau của mình. Những năm gần đây, giới nghiên cứu triết học nước ta quan tâm đề cập trong một số cuốn sách viết về triết học thời phương Tây Cận đại. Đó là cuốn Lịch sử triết học, của Nguyễn Hữu Vui (chủ biên), Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2007; Lịch sử triết học của Bùi Thanh Quất (chủ biên), Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 1999; Lịch sử triết học đại cương của Đỗ Minh Hợp, Nxb Giáo Dục, Hà Nội, 2010. Các tác giả đề cập đến vấn đề triết học từ thời Cổ đại, Trung cổ, Phục hưng, triết học cổ điển Tây Âu cận hiện đại và triết học phương Tây hiện đại. Trình bày nội dung các lĩnh vực triết học gồm: Lôgíc học và tri thức luận, siêu hình học và thế giới giá trị trong đó phân tích rất rõ vai trò của Descartes trong tiến trình phát triển lịch sử triết học. Tác phẩm Hiện tượng học Husserl của Đỗ Minh Hợp, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, 2008, đã nêu và phân tích di sản triết học của Descartes đối với sự nghiệp triết học của Husserl. Huserl cho rằng học thuyết của ông có thể gọi là tân phái Descartes. Chính những suy niệm của Descartes đã dẫn Husserl tới hiện tượng học. I. Cantơ – người sáng lập nền triết học cổ điển Đức của Nguyễn Trọng 9 Chuẩn (chủ biên), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1997. Tác phẩm đã cho thấy ảnh hưởng sâu xa của triết học Descartes tới triết học Kant. Ta thấy, chính chủ thể tính “Cogito” của Descartes đã đưa Kant đến chỗ thực hiện cuộc cách mạng Copernic của ông là lấy những quan niệm tiên nghiệm để chi phối sinh hoạt tâm linh của con người. Học thuyết Duy tâm siêu nghiệm chủ nghĩa của Kant đã đi hơn Descartes nhiều lắm. Nhưng Descartes đã là khởi điểm của Kant và đã là điển hình để Kant nhắm và vượt qua. Những tài liệu liên quan trực tiếp đến triết học duy lý của Descartes phải kể đến đầu tiên là Triết học Tây Âu thế kỷ XVII – XVIII R. Đêcáctơ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1995 của Nguyễn Trọng Chuẩn. Tác phẩm đề cập đến tiểu sử, nguyên lý cơ bản về triết học, cũng như ảnh hưởng của tư tưởng Descartes đối với mỹ học và văn học. Đây là một tài liệu có giá trị giúp cho những người yêu thích triết học nói chung và triết học Descartes nói riêng. Tác giả Trần Thái Đỉnh với tác phẩm Triết học Descartes, Nxb Văn Học, Hà Nội, 2005 đã giúp cho độc giả có cái nhìn toàn vẹn hơn về Descartes. Tác phẩm này là tập hợp bởi cuốn Phương pháp luận, Những suy niệm siêu hình học và Triết học Descartes. Tác phẩm đã phân tích, đánh giá những tư tưởng triết học của Descartes nhằm làm rõ vai trò to lớn của ông trong lịch sử triết học phương Tây. Ngoài ra, có vô số tài liệu bằng tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức…về triết học Descartes còn rất nhiều nhưng do hạn chế về ngoại ngữ nên tác giả luận văn chưa có điều kiện tham khảo. Qua thống kê về tình hình nghiên cứu, chúng ta thấy triết học duy lý của Descartes được nhiều tác giả cũng như sách báo triết học xét đến từ những góc độ và theo các yêu cầu khác nhau. Tuy nhiên, trong các tài liệu đã có do tính chất cũng như yêu cầu riêng, các tác giả chưa đi sâu, hệ thống hóa toàn bộ triết học duy lý Descartes. Đó là lý do để tác giả luận văn tiếp tục đi sâu 10 nghiên cứu vấn đề “Triết học duy lý của Descartes”. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn * Mục đích nghiên cứu của luận văn là hệ thống hóa và làm rõ nội dung cơ bản của triết học duy lý Descartes, từ đó đưa ra nhận định về những giá trị và hạn chế của nó. * Để thực hiện mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau đây: Một là, làm rõ bối cảnh của sự ra đời triết học duy lý của Descartes. Hai là, làm rõ những nội dung cơ bản của triết học duy lý Descartes. Ba là, bước đầu đưa ra đánh giá về những giá trị và hạn chế của triết học duy lý Descartes. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Triết học duy lý của Descartes thể hiện trong quan niệm nhị nguyên về con người, phương pháp tư duy khoa học của Descartes và phương pháp diễn dịch. * Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Đây là một đề tài nghiên cứu khá rộng. Tuy nhiên, luận văn chủ yếu chỉ giới hạn ở những nội dung cơ bản nhất trong triết học duy lý của Descartes và chủ yếu tập trung vào hai tác phẩm của ông là Những suy niệm siêu hình học và phương pháp luận. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận của luận văn là: Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm của các nhà kinh điển triết học Mác – Lênin về tư duy và lôgíc học. * Luận văn dựa vào phương pháp luận mác xít nghiên cứu lịch sử triết học, và các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, phương pháp so sánh 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn 11 Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ nội dung cơ bản của triết học duy Descartes - người được coi là sáng lập ra triết học duy lý cận hiện đại. 7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn * Ý nghĩa lý luận: Luận văn giúp chúng ta một lần nữa khẳng định vai trò to lớn của trí tuệ con người đối với việc cải tạo giới tự nhiên, con người và xã hội. * Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy môn lịch sử triết học phương Tây thời kỳ Cận đại. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần danh mục tài liệu tham khảo, phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 2 chương với 7 tiết. 12 NỘI DUNG CHƯƠNG 1 BỐI CẢNH RA ĐỜI TRIẾT HỌC DUY LÝ DESCARTES 1.1. Bối cảnh lịch sử - xã hội ra đời triết học duy lý Descartes Khi bóng tối của đêm trường Trung cổ, bị những ánh sáng bình minh của nền văn minh công nghiệp chiếu rọi, Tây Âu chuyển mình mạnh mẽ, bước sang thời Phục hưng và thời kỳ Cận đại, thời đại với việc phục sinh những giá trị của nền văn hoá Cổ đại Hy La, đã bị lãng quên trong nền chuyên chế phong kiến kéo dài hàng nghìn năm ở châu Âu. Thời kỳ Cận đại xét về bản chất kinh tế là giai đoạn quá độ từ phương thức sản xuất phong kiến sang phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Đây là thời kỳ tích luỹ tư bản đầu tiên được mở rộng. Các công trường thủ công dần dần át cách làm ăn kiểu phường hội phong kiến. Các chủ thợ thủ công nghiệp ngày càng có vị trí và vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Họ trở thành lực lượng mới nắm giữ sức mạnh kinh tế - giai cấp tư sản; trong khi, người nông dân do không còn ruộng đất phải ra thành phố kiếm kế sinh nhai, bằng cách làm thuê cho các công trường, xưởng thợ, họ là tiền thân của giai cấp vô sản sau này. Chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc của nó đã dần dần bước vào giai đoạn lụi tàn. Phong trào chống phong kiến của nông dân, thợ thủ công trào dâng khắp châu Âu. Người ta không chỉ đòi xoá bỏ đặc quyền, đặc lợi của giai cấp phong kiến, những chướng ngại trên con đường phát triển theo xu hướng chủ nghĩa tư bản mà còn chĩa mũi nhọn vào giáo hội La Mã, thành luỹ tinh thần của chế độ phong kiến. Đặc điểm của phong trào đã ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc đấu tranh tư tưởng lúc bấy giờ, bao gồm cả sự phát triển của triết học. Thế giới quan của giai cấp tư sản thể hiện dưới hình thức duy vật và vô thần ngày càng rõ nét. Do đòi hỏi của thực tiễn sản xuất vật chất, các ngành khoa học tự nhiên 13 bắt đầu phát triển và đây cũng là thời kỳ gặt hái bội thu về các thành tựu khoa học kỹ thuật như sử dụng năng lượng nước, dệt, khai mỏ, luyện kim, chế tạo vũ khí, in ấn, hàng hải. Chính sự phát triển của khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống thần quyền và chủ nghĩa duy tâm. Thật vậy, thời kỳ Cận đại là thời kỳ giai cấp tư sản có địa vị kinh tế chính trị ngày càng lớn, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị. Đây là vận hội mới cho khoa học và sự phát triển của kĩ thuật, đặc biệt là khoa học tự nhiên. Khoa học tự nhiên thời kỳ này mang đặc trưng là khoa học tự nhiên - thực nghiệm. Đặc trưng ấy tất yếu dẫn tới thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng, tách rời không có sự vận động, phát triển, và nếu có, thì chủ yếu là sự vận động cơ học máy móc. Ở Tây Âu xuất hiện nhiều công trường thủ công, ban đầu ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp và các nước khác, thay thế cho nền kinh tế tự nhiên kém phát triển. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kĩ thuật. Nhiều công cụ lao động được cải tiến và hoàn thiện. Việc sáng chế ra máy kéo sợi và máy in đã làm cho công nghiệp dệt, công nghệ ấn loát đặc biệt phát triển, nhất là ở Anh. Sự khám phá và chế tạo hàng loạt đồng hồ cơ học đã giúp cho con người có thể sản xuất có kế hoạch, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Những phát kiến về đường biển, tìm ra những miền đất mới, phát hiện ra châu Mỹ, càng tạo điều kiện phát triển cho nền sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa. Thương mại, thị trường trao đổi hàng hoá giữa các nước được mở rộng, giao lưu quốc tế được tăng cường, nhờ đó mà các nước phát triển sớm như Anh, Pháp, Tây Ban Nha thi nhau xâm chiếm thuộc địa để mở rộng việc khai thác nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hoá. 14 Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thương nghiệp, trong xã hội Tây Âu thời kì này, sự phân hoá giai cấp ngày càng rõ rệt. Tầng lớp tư sản xuất hiện gồm các chủ xưởng công trường thủ công, xưởng thợ, thuyền buôn. Vai trò và vị trí của họ trong kinh tế và xã hội ngày càng lớn. Hàng loạt nông dân từ nông thôn di cư ra thành thị, trở thành người làm thuê cho các công trường. Họ tham gia vào lực lượng lao động xã hội mới, làm hình thành giai cấp công nhân. Các tầng lớp xã hội trên đại diện cho một nền sản xuất mới, cùng với nông dân đấu tranh chống chế độ phong kiến đang suy tàn. Thời Cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới. Khác với thời kì Phục hưng, thời Cận đại ở các nước Tây Âu là thời kì giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai cấp phong kiến. Các cuộc cách mạng tư sản lớn đã nổ ra và thành công; Cách mạng tư sản Hà Lan cuối thế kỷ XVI ; Cách mạng tư sản Anh (1642-1648). Quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu không còn phù hợp với lực lượng sản xuất đang phát triển mạnh mẽ, đặt ra yêu cầu cấp thiết cho xã hội Tây Âu lúc bấy giờ là thay đổi quan hệ sản xuất mới cho phù hợp với lực lượng sản xuất. Bối cảnh xã hội tác động mạnh mẽ đến sự hình thành triết học của Descartes. Bên cạnh đó, là sự tác động không nhỏ của văn hóa. Nối tiếp nền văn hóa Phục hưng, triết học Tây Âu Cận đại hiện lên như là một hiện tượng đặc biệt trong bối cảnh phát triển văn hóa và triết học, có những điểm đặc thù phân biệt nó một cách căn bản với các giai đoạn tiến hóa trước và sau đó của tư tưởng triết học. Triết học Tây Âu biểu thị rõ những đặc điểm của con đường phát triển tinh thần và văn hóa Tây Âu, là cái quy định vai trò của tâm tính Phương Tây và của những thành tựu căn cứ trên vai trò ấy 15 như thành tựu khoa học, văn hóa, kinh tế. Nhìn vào quá khứ cho phép ta nhận thấy rất rõ ràng vai trò này là rất đáng kể. Sự phát triển sau đó của thế giới không thể không chịu ảnh hưởng mang tính chất lịch sử toàn cầu của nó. Triết học Tây Âu Cận đại có những đặc điểm của một giai đoạn phát triển văn hóa mới. Song, không thể hiểu được giai đoạn này nếu không tính đến giai đoạn tiến hóa kéo dài trước đó. Giai đoạn tiến hóa này bao gồm ít nhất ba hiện tượng văn hóa Tây Âu là: Triết học Kinh viện Tây Âu thế kỷ VI - XIV, triết học Phục hưng thế kỷ XIV - XV và phong trào cải cách giáo hội thế kỷ XVI cũng như sự phản ứng sau đó đối với nó. Các thời kỳ và các sự kiện này có tầm vóc lớn và rất quan trọng. Chúng có một ý nghĩa nhận thức và văn hóa độc lập to lớn. Không phải ngẫu nhiên mà một số lớn tài liệu đã được dùng để khảo cứu. Song, ta cũng thấy chúng chủ yếu bộc lộ đầy đủ ý nghĩa của mình thông qua văn hóa Tây Âu Cận đại. Văn hóa Tây Âu Cận đại là một hiện tượng có quy mô toàn cầu trước hết vì chỉ thông qua nó châu Âu mới có thể bộc lộ rõ nhất những đặc thù và vai trò to lớn của văn hóa Tây Âu trong thế giới. Văn hóa Tây Âu có ảnh hưởng nhất định đến các quốc gia trên thế giới, mặc dù mức độ và tính chất ảnh hưởng của nó là khác nhau đối với các quốc gia và khu vực khác nhau [Xem: 18, 252]. Văn hóa Tây Âu Cận đại đề cao tính duy lý, về thực chất là sùng bái đặc biệt đối với duy lý. Trước hết là sự sùng bái lý tính khoa học, niềm tin vào những khả năng vô hạn của khoa học. Thời Cận đại đã thực hiện một bước ngoặt so với quan niệm truyền thống về lý tính của thiên Chúa giáo. Giờ đây. Cơ sở cho quan niệm như vậy, là sự tin tưởng vào tính hợp lý của mọi cái thực tồn, của toàn bộ vũ trụ và của mỗi bộ phận riêng biệt trong vũ trụ. Ngoài những nguyên tắc có tính chung nhất thì còn có những nguyên tắc riêng. Đây là cái được gọi là quy luật khoa học. Vậy, sự tin tưởng vào tính hợp lý của thế giới mở ra con đường luận chứng cho khoa học về mặt phương 16 pháp luận. Chính những điều kiện kinh tế, xã hội và văn hóa thời Cận đại đã quy định những đặc trưng về mặt triết học thời kỳ này: Thứ nhất, đây là thời kì thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy tâm, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần luận. Thứ hai, chủ nghĩa duy vật thời kì này mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc. Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh vực tư duy triết học và khoa học. Thứ ba, đây là thời kì xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải thích xã hội và lịch sử. Những đặc điểm ấy thể hiện rõ nét trong quan niệm của một số triết gia, điển hình như B. Spinoza, Ph. Bacon, R. Descartes, G.Lamettri, D. Diderot, Henri Holbach, Thứ tư, trước sự phát triển mạnh mẽ của tư tưởng duy vật vô thần của thời Cận đại, chủ nghĩa duy tâm và thần học buộc phải có những cải cách nhất định. Nhu cầu ấy được phản ánh đặc biệt trong triết học duy tâm chủ quan của nhà triết học thần học người Anh G. Berkeley. Tóm lại, Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành và phát triển trong lòng xã hội Tây Âu từ thế kỷ thứ XV, đòi hỏi con người phải không ngừng cải tiến kỹ thuật và do đó, phải không ngừng gia tăng sự hiểu biết về giới tự nhiên. Nhờ vậy, sau đêm dài thống trị của Thiên Chúa giáo và triết học Kinh viện, khoa học tự nhiên thời Cận đại (manh nha từ thời Phục hưng) đã có sự phát triển khá mạnh mẽ, đòi phải được thừa nhận và được lý giải về mặt triết học. Nối tiếp truyền thống triết học duy lý trong quá khứ, chủ nghĩa duy lý thời Cận đại ra đời cũng có nghĩa là thực hiện các nhiệm vụ mới do lịch sử đặt ra. Đó là, bối cảnh và những tiền đề lịch sử xã hội trong quá trình hình thành triết học duy lý của Descartes. Song hành cùng tiền đề lịch sử, xã hội trong quá trình hình thành triết học Descartes là những tiền đề tư 17 tưởng cũng có tác động trực tiếp cho sự ra đời ấy. 1.2. Những tiền đề tư tưởng của triết học duy lý Descartes Chủ nghĩa duy lý nhấn mạnh vai trò của lý trí con người. Chủ nghĩa duy lý tìm mọi cách để gán tất cả kiến thức con người, lên nền tảng độc nhất là lý tính và cho rằng nguồn gốc duy nhất, của tri thức đúng đắn là lý tính. Kiểu lý luận điển hình của chủ nghĩa duy lý là bắt đầu bằng những tiên đề không thể chối cãi được, để từ đó, bằng các bước lôgíc, diễn dịch tìm ra mọi đối tượng tri thức có thể có. Chủ nghĩa duy lý có mầm mống từ trong triết học Hy Lạp Cổ đại qua các đại biểu như Parmenides, Pythagore, Zenon, và được phát triển trong học thuyết của Socrate, Plato, Aristotle. Parmenides được cho là nhà triết học duy lý đầu tiên, người đã tranh luận rằng việc suy nghĩ thực sự có xảy ra là không thể hoài nghi, mà việc suy nghĩ phải có đối tượng suy nghĩ, do đó, một sự vật phải thật sự tồn tại. Parmenides diễn dịch rằng những gì thật sự tồn tại phải có những tính chất nhất định thí dụ như, nó không thể bắt đầu tồn tại hoặc chấm dứt tồn tại, nó là một chỉnh thể trọn vẹn, nó giữ nguyên bản chất vĩnh viễn. Ông khẳng định giác quan của chúng ta luôn đánh lừa chỉ có lý tính mới đáng tin cậy. Theo Plato, giới tự nhiên - thế giới của những vật cảm tính, bắt nguồn từ những thực thể tinh thần tức là từ những ý niệm; vật thể cảm tính chỉ là cái bóng của ý niệm. Đề cao nhận thức lý tính ông cho rằng, để nhận thức được chân lý người ta phải từ bỏ mọi cái hữu hình cảm tính; phải “hồi tưởng” lại những gì mà linh hồn bất tử quan sát được trong thế giới ý niệm. Plato xem nhẹ vai trò của nhận thức cảm tính, tuyệt đối hoá vai trò của nhận thức lý tính, của khái niệm. Aristotle, học trò của Plato và là một trong những nhà triết học lớn của Hy Lạp Cổ đại cũng đã đặt trọn niềm tin ở lý trí con người. Ông cho rằng một khi trời đất đã không thay đổi, hay ít ra đã có những bản thể không thay đổi, 18 thì do đó, con người có quyền hy vọng tìm được chân lý, miễn là khi suy luận tránh được những sự mâu thuẫn. Ông đưa ra học thuyết về bốn nguyên nhân cơ bản là: hình dạng, vật chất, vận động và mục đích. Bất kỳ sự vật nào cũng đều phát triển dựa vào bốn nguyên nhân. Trong đó nguyên nhân hình dạng là cơ bản nhất, là thực chất của tồn tại, là bản chất của sự vật. Để tìm được những kết quả đồng nhất, Aristotle đã đưa vào trong hệ thống triết học của ông phép tam đoạn luận. Ông áp dụng nó vào việc nghiên cứu vũ trụ, xã hội, và qua đó ông đã để lại cho đời sau những cống hiến khoa học lớn lao. Trong hơn một nghìn năm, châu Âu cúi đầu phục tùng nền tư tưởng huyền bí, có cội rễ trong Kinh thánh. Những cống hiến khoa học trong triết học Aristotle đã phải hứng chịu sự phê phán của sức mạnh niềm tin tôn giáo. Với ý đồ xoay hẳn triết học về một hướng khác, tôn giáo đã pha trộn học thuyết duy lý của Aristotle với những lời dạy của Kinh thánh thành một mớ giáo lý huyền bí, viển vông, độc đoán, vừa viện đến lý trí, vừa dựa vào lòng tin, lấy linh hồn để giảng nghĩa thân thể, lấy tinh thần để chứng thực vật chất, nâng nguyên tắc đồng nhất và tam đoạn luận lên thành mục đích tối cao của triết học mà không coi đó là phương pháp. Bằng cách đó, tôn giáo đã kìm hãm tư tưởng trong giáo đường, hạ lý trí xuống thành tôi tớ cho lòng tin huyền bí, đem tôn giáo vào tất cả những lĩnh vực hoạt động của trí tuệ. Song, đến thế kỷ XVI, các giáo lý tôn giáo ấy ngày càng ít có ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày và đời sống kinh tế xã hội. Một cuộc cách mạng lớn trong đời sống tinh thần, trong tiến trình phát triển tư tưởng nhân loại đã diễn ra. Phản ánh cuộc cách mạng ấy về tinh thần là phong trào mà người ta gọi là cuộc Phục hưng. Đây là sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới, thái độ nhiệt tình mới và niềm tin vào những triển vọng chưa từng thấy. Thời Phục hưng, cho ta thấy sự cảm nhận rõ nét chưa từng thấy về sức vươn lên và sự trở lại về cái đích thời Cổ đại. Tư tưởng bị lung lay mạnh, con người bừng 19 tỉnh giấc mơ phong kiến và hoảng hốt đi tìm những chân lý mới. Khoa học rời bỏ giáo đường để tìm vào những tư gia. Các nhà thông thái đầu tiên, những ông thầy thuốc có học đã nhận thấy không thể đem linh hồn để giảng nghĩa cho vật chất, rằng thế giới vật chất có những quy luật riêng của nó. Không cần đến tam đoạn luận, không dùng đến Kinh thánh, người ta mò mẫm tìm kiếm những điều bí ẩn trong tự nhiên. Với những phát minh khoa học mới, nhiều quan niệm trước đây bị lật nhào, chẳng hạn như quan niệm về trái đất và bầu trời trong Kinh thánh, về cơ thể động vật, cách tổ chức của thực vật trong sinh học. Ngay trong giáo đường cũng có sự chia rẽ. Năm 1520, giáo sĩ người Đức – Martin Lutther đã sáng lập nên Tin Lành giáo, một Kitô giáo cải cách để chống lại những điều phi duy lý của nhà thờ. Trong xã hội phong kiến truyền thống, do sự quy định của phương thức sản xuất phong kiến tính độc lập, tự chủ và những quyền lợi riêng biệt của con người cá thể đã không được coi trọng. Khái niệm cá nhân như một thực thể đơn nhất, đặc thù, độc lập trong suy nghĩ và hành động chưa có chỗ đứng trong nền văn hóa phong kiến. Ở thời kỳ Phục hưng, những nhà tư tưởng tiên phong của giai cấp tư sản mới hình thành, đã chú ý tới sức mạnh sáng tạo to lớn của con người cá nhân. Tư tưởng con người thờ phụng chính bản thân mình, chiêm ngưỡng cái đẹp của chính mình, trở thành phương châm sáng tác của những nghệ sĩ thời Phục hưng. Nhưng nếu ở thời Phục hưng, khát vọng tự do ở con người chủ yếu được mô tả giới hạn ở khía cạnh thẩm mỹ thì đến Cận đại những quyền tự nhiên, trần tục của con người đã trở thành động lực đấu tranh trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa tư tưởng của giai cấp tư sản được hình thành và đang ngày càng có ảnh hưởng trong xã hội. Chủ nghĩa cá nhân thời Cận đại đòi hỏi “giải phóng cá nhân khỏi phương vị truyền thống của mình vốn là thành viên lệ thuộc vào cái tổng thể của cộng đồng. Nó sẽ đặt cá nhân vào trung tâm một xã hội, xoay xung quanh y và được xây dựng lại 20 xuất phát từ tính tự chủ và độc lập của y” [22, 41 - 42]. Xu hướng này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến triết học duy lý thế kỷ XVII - XVIII nói chung và triết học duy lý Descartes nói riêng. Có thể nói triết học duy lý ở một góc độ nhất định là sự luận chứng về mặt triết học cho chủ nghĩa cá nhân. Khái niệm về một cá nhân độc lập trong khả năng tư duy đã xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử triết học Descartes, với luận điểm “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”, “Descartes ký giấy khai sinh triết học cho các cá nhân tối thượng” [22, 43]. Cái “Tôi” ở đây xuất hiện không cần dựa vào một cái gì bên ngoài nó (những cá nhân khác, những thực thể xã hội hay tự nhiên khác), mà chỉ dựa trên suy nghĩ phê phán của cá nhân chống lại sự áp đặt từ bên ngoài, dựa trên cái lẽ phải tự nhiên mà cá nhân đó tự thấy trong nội tâm của chính mình. Quyền tự do duy lý của cá nhân đã dọn đường cho chủ nghĩa cá nhân phát triển, đặt nền tảng lý luận cho việc con người tiến tới ý thức được những quyền tự nhiên khác có tính vật chất hơn và đấu tranh cho những quyền đó trong lĩnh vực tư tưởng cũng như trong đời sống hiện thực. Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, khoa học kĩ thuật và tư tưởng thời kỳ Tây Âu Cận đại cũng đạt được sự phát triển mạnh mẽ. Mở đầu, là các nhà tư tưởng thời Phục hưng, họ đã phê phán mạnh mẽ các giáo lý Trung cổ. Tiên phong là nhà triết học người phía Nam nước Đức, Nicolas Kuzan (1401-1464). Tiếp đó là các nhà khoa học - triết học Nicolas Copernic (1475-1543) người Ba Lan; Leonardo da Vinci (1452-1519) - nhà danh hoạ, nhà toán học, cơ học, kĩ sư người Italia; Giordano Bruno (1548-1600) người Italia; Galile (1564-1642) người Italia. Trong số những thành tựu khoa học tự nhiên, có ảnh hưởng to lớn đến nhận thức duy vật về thế giới, nổi trội hơn cả là thuyết nhật tâm ra đời năm 1543 của Nicolas Copernic, nhà bác học vĩ đại người Ba Lan. Nicolas Copernic đã đứng trên lập trường của triết học duy vật để bác bỏ thuyết địa 21 tâm do Ptoleme (người Hy Lạp) đề xuất từ thế kỷ thứ II, một giả thuyết sai lầm coi quả đất là trung tâm của hệ mặt trời và vũ trụ. Thuyết nhật tâm đưa ra, cảm tính có thể bị đánh lừa mặt trời xoay quanh trái đất nhưng lý tính không thể bị đánh lừa trái đất quay quanh mặt trời. Thuyết nhật tâm đã giáng một đòn nặng nề vào thế giới quan tôn giáo, thần học. Giả thuyết của ông là một cuộc cách mạng trên trời, báo trước một cuộc cách mạng trong lĩnh vực các quan hệ xã hội sắp xảy ra. Trong thời đại Phục hưng, các nhà tư tưởng tư sản đã bênh vực triết học duy vật, vận dụng nó để chống lại chủ nghĩa Kinh viện và thần học Trung cổ. Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm thường được biểu hiện dưới hình thức đặc thù là khoa học chống tôn giáo, tri thức thực nghiệm đối lập với những lập luận Kinh viện. Sự chuyên chính của giáo hội và sự thống trị của chủ nghĩa Kinh viện Trung cổ đã không ngăn được sự phát triển bước đầu của khoa học thực nghiệm và triết học duy vật - tiền đề cho những thành tựu mới và những đặc điểm mới của triết học trong các thế kỷ tiếp theo. Descartes được nuôi dạy trong hệ thống triết học Kinh viện, ngay từ nhỏ đã được hít thở cái siêu hình học bị pha trộn của Aristotle, song lại phải khép nép sống dưới bóng cây thập giá, do vậy, ông đã không dám hay không biết thì đúng hơn thoát ra khỏi hệ tư tưởng ấy. Chính vì vậy, mặc dù những tư tưởng của ông có táo bạo đến đâu, cũng chỉ là táo bạo trong phạm vi do người xưa đặt sẵn. Ông muốn bước sang những chân trời mới, nhưng không biết đi về hướng nào, bởi phía nào cũng thấy bị chặn bởi những lời dạy trong Kinh thánh. Và do vậy để bảo vệ giá trị khoa học, Descartes chỉ còn biết tin vào Thượng đế. Trong hệ thống triết học Descartes, chúng ta thấy, khởi điểm của phương pháp, cũng như của siêu hình học là niềm tin không bờ bến vào giá trị của những khoa học. Descartes đã dùng học thuyết nghi ngờ, là xuất phát 22 điểm cho phương pháp luận, và nguyên lý “Cogito, ergo sum” làm nguyên lý cơ bản cho triết học mang tính duy lý của mình. Descartes coi cơ sở, tiền đề của mọi nhận thức khoa học và triết học không phải là bản thân đời sống hiện thực mà ở ngay trong tư duy của chủ thể nhận thức. Bất mãn với chương trình học thời đó, Descartes tuyên bố rằng, kết quả duy nhất trong thời gian học phổ thông là “làm ông dốt thêm”. Descartes không tán thành quan điểm của những người đi trước mình. Ông đã nhận định trong cuốn Những suy niệm siêu hình học: “Từ mấy năm nay, tôi nhận thấy rằng, từ tuổi nhỏ, tôi đã chấp nhận rất nhiều quan niệm sai lầm và tôi đã coi chúng là đích thực. Rồi trên những nền tảng đó tôi đã xây dựng biết bao điều đáng nghi hoặc, cho nên tôi đã quyết chí ít là một lần trong đời tôi, phải phá hủy tất cả những tin tưởng tôi đã chấp nhận từ trước tới giờ để bắt đầu lại từ nền móng, nếu tôi muốn xây dựng một cái gì vững chắc và lâu dài trong khoa học” [14, 391]. Ông đặt lại vấn đề về phương pháp tư duy và lấy học thuyết nghi ngờ tất cả để khẳng định chân lý. Descartes thực sự là một người thiên tài và đa tài. Nhưng dù là một con người, một tư tưởng hay một học thuyết nào đó không thể ra đời từ hư vô, triết học duy lý của Descartes cũng vậy, cũng được ra đời dựa trên những nền tảng nhất định. Chúng ta muốn hiểu rõ sự ra đời và giá trị của triết học Descartes, không gì bằng đem học thuyết ấy đặt vào trong tiến trình chung của lịch sử triết học như đã nêu ở trên. Bên cạnh việc chịu ảnh hưởng có tính chất thời đại đối với sự hình thành triết học duy lý của Descartes, còn có một sợi chỉ đỏ nổi lên xuyên suốt làm điểm tựa cho toàn bộ triết học của ông. Đó là, những tiến bộ và thành công của khoa toán học. Sở trường của Descartes là toán học. Descartes ấp ủ hoài bão ấy ngay từ khi còn là học sinh của trường Dòng Tên, ông luôn ấn tượng với sự chính xác của toán học, không giống như các bài giảng về triết 23 học chỉ tạo ra những hoài nghi và tranh cãi. Chính vì vậy mà ông quan tâm chủ yếu tới vấn đề sự chắc chắn của tri thức. Đánh giá về các môn học của mình, Descartes thấy rằng văn học cổ điển cung cấp cho ông nhiều truyện ngụ ngôn hấp dẫn và kích thích trí tuệ nhưng không hướng dẫn hành vi của ông, vì những chuyện ngụ ngôn này miêu tả những hành vi siêu phàm mà con người không có khả năng thực hiện. Descartes khen ngợi thi ca, vì các thi sĩ cho chúng ta tri thức qua sức mạnh tưởng tượng của họ. Thậm chí, làm chân lý chói sáng hơn cả các nhà triết học. Thế nhưng thi ca là một thiên khiếu của trí khôn chứ không thể học được, vì thế nó không cho chúng ta phương pháp để khám phá chân lý một cách có ý thức. Descartes tôn trọng thần học nhưng ông cho rằng các chân lý mặc khải vượt quá trí tuệ của chúng ta và nếu người ta muốn thành công trong việc suy nghĩ về chúng, cần có sự trợ giúp phi thường từ trời chứ con người tự nhiên thì không thể làm được. Descartes không muốn phủ nhận những chân lý này vì ông là một người công giáo sùng đạo đến lúc chết, nhưng Descartes không tìm thấy ở thần học một phương pháp để đạt đến chân lý mà chỉ dựa duy nhất vào lý trí con người [Xem: 52, 192]. Con người chúng ta vẫn luôn có thể chắc chắn về toán học, hình học và lôgíc học, nhận thức như thế là thuần túy và tất yếu. Hai cộng hai sẽ và sẽ mãi mãi bằng bốn, điều này không thể nghi ngờ, nó là sự miễn nhiễm so với luận điểm của Descartes. Tất cả đối với Descartes đều phải nghi ngờ, cho dù đó là toán học hay là lôgíc học. Tại sao nhiều lúc ta vẫn phạm những sai lầm khi 8 x 8 = 64 hay một kết quả nào khác mà không phải là 64? Thế thì làm sao chúng ta biết được chúng ta sẽ không mắc những sai lầm trong mọi lúc. Có thể rằng trong lịch sử chúng ta đã làm toán học một cách sai lầm. Nếu 2+2 thực ra bằng 5 hay bằng 3 mà không phải bằng 4, như vậy sao gọi nó là toán học được, thậm chí ta không thể đảm bảo rằng ta có cơ thể nếu đó là toán học 24 ta chỉ đảm bảo là ta chỉ có tinh thần. Descartes say mê toán và ông nhận thấy toán học thật là vững vàng và chắc chắn. Ông viết: “Tôi ưu thích toán học vì lý luận chắc chắn và hiển nhiên, nhưng tôi chưa nhận ra công dụng gì của khoa này hết và cứ tưởng chỉ có thể dùng nó vào các công nghệ máy móc, thành thử tôi ngạc nhiên ở chỗ nền tảng của nó vững vàng và chắc chắn như vậy mà người ta đã chẳng xây dựng lên trên được cái gì hết cả” [14, 36]. Các chân lý toán học luôn luôn đảm bảo bất kể người ta giả định siêu hình hay nhận thức luận 1 + 1 = 2 bất kể người ta theo thuyết Ploto hay Aristotle. Descartes lấy làm lạ là, từ xưa đến nay chưa ai biết căn cứ vào đó để dựng nên một nền triết học mới. Descartes muốn làm cho tất cả mọi tri thức trở thành một thứ toán học phổ quát. Descartes tin rằng sự chắc chắn toán học là kết quả của một đường lối tư duy đặc biệt, và ông có thể tìm ra đường lối này. Toán học tự nó không phải là phương pháp mà chỉ là biểu hiện của phương pháp. Descartes khám phá ra được trong toán học có hoạt động của trí tuệ con người biểu hiện một cách sáng sửa và rành mạch. Toán học giúp ông khám phá những cái chưa biết nhờ tiến dần một cách tuần tự từ những cái đã biết. Descartes đã dùng cùng một cách suy luận này, để áp dụng nó vào triết học của mình, với những phương pháp chứa các điều cơ bản của lý trí con người. Với Descartes “Toán học được coi là khoa học chắc chắn duy nhất, và Descartes không ngần ngại thú nhận rằng ông mượn những gì là tốt nhất của phương pháp phân tích hình học và của khoa đại số” [14, 37]. Sự nghiệp tìm kiếm chân lý của Descartes được đánh dấu bằng việc ông rời bỏ sách vở để tìm kiếm những kinh nghiệm từ tự nhiên và con người hiện thực của thế giới. Mùa đông năm 1619, Descartes đóng quân gần thành Neubourg và chính vào đêm hôm mồng 10 tháng 11 năm đó, khi ngồi bên lò sưởi, Descartes thấy tinh thần minh mẫn lạ thường ông nói nơi đầu phần II cuốn Phương pháp luận “Những lập luận dài từng chuỗi, nhưng lại rất đơn 25 giản và dễ dàng mà các nhà toán học quen dùng để đạt những chứng minh khó nhất của họ, đã cho tôi dịp thấy rằng tất cả những gì có thể nằm trong giới hạn tri thức con người đều kết nối với nhau, và chỉ cần người ta đừng nhận điều gì là thực khi nó không thực, và người ta nắm vững thứ tự để suy diễn những điều kia ra từ những điều này, thì không có điều chi cao siêu đến đâu mà người ta không đạt tới, có điều chi kín mà người ta không khám phá ra được” [14, 36]. Descartes tin chắc rằng ông phải xây dựng hệ thống học thức đích thực dựa trên những khả năng của lý trí con người mà thôi. Truyền thống của chủ nghĩa duy lý, sức sáng tạo mãnh liệt thời kỳ Phục hưng, sức mạnh sáng tạo của trí tuệ con người, tinh thần đấu tranh không khoan nhượng, nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Kinh viện với phương pháp hoài nghi, và tư duy sáng sủa, chính xác của toán học đã là tiền đề tư tưởng vững chắc cho sự hình thành và phát triển của triết học duy lý Descartes. 1.3. Descartes cuộc đời và tác phẩm Descartes là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, ông được một số người xem là cha đẻ của chủ nghĩa duy lý Cận đại. Ông sinh ngày 31-3-1596 trong một làng xứ Touraine gọi là La Haye, trên hữu ngạn sông Creuse, trong một ngôi nhà mà ngày nay vẫn được bảo tồn. Descartes trải qua thời thơ ấu thiếu tình thương của mẹ vì vào năm một tuổi, mẹ Descartes qua đời. Ông Joachim giao Descartes cho người vú nuôi nuôi dưỡng nên về sau Descartes vẫn còn quý mến người mẹ nuôi này. Mẹ Descartes đã chết vì bệnh phổi nên cậu cũng hay ho khan và làn da xanh lợt của cậu khiến cho các y sĩ đoán rằng cậu cũng chẳng sống lâu. Năm 1600, ông Joachim kết hôn với cô Morin và có thêm với bà vợ này bốn người con, nhưng trong số bảy đứa trẻ, ông nhận thấy chỉ có Descartes là thông minh nhất. Tuy nhiên tính tình của người con trai này lại không hợp với ông và ông thường phàn nàn về bản tính ương gàn của con.