Học phí đại học kinh tế luật thành phố hồ chí minh

Chọn trường đại học là vấn đề đang rất được các bạn học sinh lớp 12 và các bậc phụ huynh quan tâm hiện nay khi kỳ thi đại học năm 2022 đang đến gần. Một trong những tiêu chí để chọn trường đại học là học phí. Vậy Học phí Đại học Kinh tế Luật Hồ Chí Minh 2022 là bao nhiêu tiền? Chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý bạn đọc nội dung này thông qua bài viết dưới đây.

Học phí Đại học Kinh tế Luật Hồ Chí Minh 2022

Trong năm học 2021-2022, Trường Đại học Kinh tế – Luật thực hiện cơ chế tự chủ đại học, tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên, vì thế mức học phí sẽ điều chỉnh theo đề án tự chủ, đề án định mức kinh tế – kỹ thuật và giá dịch vụ Giáo dục đào tạo được phê duyệt. Vì thế, ngay cả với chương trình đại trà, mức học phí cũng cao hơn năm học trước.

Dự kiến học phí Đại học Kinh tế – Luật năm học 2021 – 2022 như sau:

– Chương trình đại trà: Trung bình 18,9 triệu đồng/năm học [khoảng 569.000 đồng/tín chỉ]

– Chương trình chất lượng cao: Trung bình 29,8 triệu đồng/năm học [khoảng 934.000 đồng/tín chỉ]

– Chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp: Trung bình 29,8 triệu đồng/năm học [khoảng 934.000 đồng/tín chỉ]

– Chương trình chất lượng cao bằng tiếng Anh: Trung bình 46,3 triệu đồng/năm học [khoảng 1.543.000 đồng/tín chỉ]

– Chương trình liên kết quốc tế

+ Cử nhân Đại học Glocestershire, Anh: 275 triệu đồng/3,5 năm tại Việt Nam

+ Cử nhân Đại học Birmingham City, Anh: 268 triệu đồng/3,5 năm tại Việt Nam

Tìm hiểu về trường Đại học Kinh tế Luật Hồ Chí Minh

– Trường Đại học Kinh tế – Luật ra đời vào ngày 24/03/2010, với tiền thân là Khoa Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh [ĐHQG – HCM], được thành lập năm 2000. Đại học Kinh tế – Luật TP.HCM ngày hôm nay đã vươn lên trở thành một trong những trường trọng điểm khu vực phía Nam nói riêng, cả nước nói chung trên lĩnh vực quản lý, luật, kinh tế.

– Trường đang đào tạo 15 chương trình giáo dục ở trình độ đại học, 8 chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, 4 chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ với gần 6.500 sinh viên hệ chính quy, gần 900 học viên cao học và hơn 80 nghiên cứu sinh.

– Sứ mệnh

Thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã hội thông qua nghiên cứu, đào tạo và cung ứng dịch vụ chất lượng cao trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản lý.

– Tầm nhìn: Trường Đại học Kinh tế – Luật phát triển theo định hướng đại học nghiên cứu, đến năm 2020 trở thành:

+ Cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc tế, được xếp hạng trong số các trường đại học có uy tín khu vực ASEAN, người học có đủ năng lực làm việc trong môi trường toàn cầu.

+Trung tâm nghiên cứu khoa học và tư vấn chính sách có uy tín hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế, luật và quản lý.

+ Hoạt động sinh viên: Bên cạnh chương trình học thuật hàn lâm, trường có nhiều hoạt động ngoại khóa được tổ chức bởi các câu lạc bộ [CLB] trực thuộc mỗi khoa khác nhau: ECS – CLB Kinh tế học; IBC – CLB Kinh doanh quốc tế; FBG – CLB Tài chính ngân hàng; ITB – CLB Công nghệ thông tin trong kinh doanh; GPA – CLB Quản trị tiềm năng; CLB Tri thức luật; ERC – CLB Nghiên cứu khoa học kinh tế – luật;…

– Đội ngũ giảng viên của Đại học Kinh tế Luật có bằng sau đại học chiếm gần 90%, trong đó có 1 giáo sư, 10 phó giáo sư, 56 tiến sĩ, 143 thạc sĩ; hơn 45% [chủ yếu là cán bộ trẻ] được đào tạo sau đại học ở nước ngoài; 25% cán bộ có khả năng giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh, tiếng Pháp.

– Các hoạt động đánh giá chất lượng giảng dạy của giảng viên theo từng học kỳ, công tác đánh giá chất lượng giáo dục đại học Kinh tế Luật luôn đạt theo những tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung của khu vực AUN-QA [ASEAN University Network – Quality Assurance] và cơ sở đào tạo theo Bộ tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục.

– Cơ sở vật chất hiện đại: Trường đại học Kinh tế Luật có hệ thống giảng đường, phòng ốc khang trang, trang thiết bị hiện đại phù hợp từng chương trình học. Đặc biệt, đây là trường đại học đầu tiên và duy nhất hiện nay ở Việt Nam có Phòng mô phỏng thị trường tài chính phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học, giảng dạy và thực hành trong các lĩnh vực kinh tế – tài chính, kinh doanh và quản lý.

Phương thức xét tuyển Đại học Kinh tế Luật Hồ Chí Minh năm 2022

Theo phương án tuyển sinh năm 2022 của Trường ĐH Kinh tế-luật, trường sẽ xét tuyển theo 5 phương thức, cụ thể như sau:

– Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thẳng, tối đa 5% tổng chỉ tiêu. Trong đó, thứ nhất là thực hiện theo quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy của Bộ GD-ĐT. Ngưỡng xét tuyển là kết quả học THPT đạt từ 8,0 trở lên.

Thứ hai là ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh giỏi nhất trường THPT năm 2022 theo quy định ĐH Quốc gia TP.HCM. Hiệu trưởng, ban giám hiệu giới thiệu 1 thí sinh giỏi nhất trường THPT theo 2 tiêu chí chính: Học lực giỏi và hạnh kiểm tốt trong 3 năm THPT; điểm trung bình cộng học lực 3 năm THPT thuộc nhóm 3 học sinh cao nhất.

Các tiêu chí kết hợp gồm: Giấy chứng nhận hoặc giấy khen đạt giải thưởng học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố giải nhất, nhì, ba; Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế; Giấy chứng nhận hoặc giấy khen, hồ sơ khác liên quan đến thành tích học tập, rèn luyện trong quá trình học THPT. Thí sinh đăng ký xét tuyển tối đa 3 nguyện vọng vào 1 trường ĐH thành viên, khoa và phân hiệu trực thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM [chỉ giới hạn 1 đơn vị].

– Phương thức 2 ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐH Quốc gia TP.HCM, tối đa 20% tổng chỉ tiêu. Danh sách các trường THPT do ĐH Quốc gia TP.HCM quy định.

Điều kiện là tốt nghiệp THPT năm 2022; đạt danh hiệu học sinh giỏi trong năm lớp 10, 11 và 12 hoặc là thành viên đội tuyển của trường, tỉnh thành tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hay cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp quốc gia.

Thí sinh cũng cần có hạnh kiểm tốt trong năm lớp 10, 11 và 12. Thí sinh chỉ đủ điều kiện trúng tuyển khi điểm thi tốt nghiệp THPT của 3 môn tổ hợp xét tuyển A00 hoặc A01, D01 hoặc D07 đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.

– Phương thức 3 xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022, với khoảng 30% đến 60% tổng chỉ tiêu.

– Phương thức 4 xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức năm 2022 cho khoảng 40% – 60% tổng chỉ tiêu.

– Phương thức 5 xét tuyển dựa trên kết quả chứng chỉ quốc tế [IELTS, SAT, ACT…] kết hợp với kết quả học THPT. Phương thức này áp dụng đối với học sinh Việt Nam và học sinh có quốc tịch nước ngoài học chương trình THPT quốc tế bằng tiếng Anh hoặc chương trình THPT trong nước.

Các chương trình được áp dụng phương thức này gồm: Chất lượng cao, chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp, chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh.

Phương thức này áp dụng cho tối đa 10% tổng chỉ tiêu, trong đó không quá 20% tổng chỉ tiêu của các chương trình chất lượng cao, không quá 50% tổng chỉ tiêu của các chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh, chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp.

Điều kiện đăng ký xét tuyển là thí sinh có điểm trung bình học tập THPT từ 7,0 [thang điểm 10]; hoặc 2,5 [thang điểm 4]; hoặc từ 8 [thang điểm 12].

Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế từ IELTS 5,0 trở lên hoặc chứng chỉ quốc tế ACT từ 25 điểm hoặc SAT từ 1.100 điểm trở lên. Thí sinh có chứng chỉ tiếng Pháp từ tương đương DELF B1 trở lên hoặc tham gia thi học sinh giỏi quốc gia môn tiếng Pháp được xét tuyển đối với chương trình chất lượng cao tăng cường tiếng Pháp.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Học phí Đại học Kinh tế Luật Hồ Chí Minh 2022. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết trên, quý vị có thể liên hệ Chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề