Hoạt động đời sống vaen hóa cơ sở năm 2024

Những năm gần đây, phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng tại Ninh Bình diễn ra sôi nổi, tạo sân chơi lành mạnh, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân vùng nông thôn, miền núi, góp phần tuyên truyền việc thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, nhất là trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu...

Câu lạc bộ chèo làng Đông, thôn Đông Hội, xã Ninh An, huyện Hoa Lư trong một buổi luyện tập. Ảnh: Bùi Diệu

Bà Đàm Ngọc Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh cho biết: Hoạt động đưa văn hóa về cơ sở, hướng về cơ sở được ngành Văn hóa chú trọng thực hiện nhằm làm phong phú đời sống văn hóa tinh thần cho người dân vùng nông thôn, miền núi, góp phần hoàn thiện tiêu chí văn hóa trong các tiêu chí xây dựng nông thôn mới [NTM] nâng cao, NTM kiểu mẫu tại các địa phương. Thực hiện nhiệm vụ này, Trung tâm Văn hóa tỉnh đã có nhiều giải pháp để triển khai đảm bảo thiết thực, hiệu quả.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đưa văn hóa về cơ sở, theo bà Đàm Ngọc Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa tỉnh: Năm 2024, Trung tâm Văn hóa tỉnh tiếp tục phối hợp với các địa phương đẩy mạnh việc tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống cho các đơn vị văn hóa cơ sở. Đồng thời duy trì hoạt động câu lạc bộ nghệ thuật truyền thống của đơn vị để làm mẫu chuẩn hướng dẫn hoạt động cơ sở. Bên cạnh đó, tiếp tục có kế hoạch cụ thể để tổ chức các cuộc liên hoan, hội diễn, giao lưu văn nghệ quần chúng... nhằm khơi dậy sức sáng tạo, đam mê, tâm huyết và trách nhiệm của những hạt nhân văn nghệ đối với các hoạt động tại cơ sở. Qua đó góp phần đưa phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng tại các địa phương trong tỉnh phát triển, làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân vùng nông thôn, miền núi.

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở: Những chuyển biến tích cực

xay-dung-doi-song-van-hoa-o-co-so-nhung-chuyen-bien-tich-cuc

  1. Văn hoá

Chủ Nhật, 18/02/2024 18:39 [GMT +7]

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở: Những chuyển biến tích cực

Thứ 7, 11/07/2020 | 08:28:03 [GMT +7] A A

Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở góp phần quan trọng để tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh, gìn giữ, bảo tồn bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh. Nếp sống văn hóa được hình thành, ý thức trách nhiệm và sự tự giác của người dân trong các phong trào, hoạt động tại khu dân cư được nâng cao, là điều kiện để xây dựng nông thôn mới [NTM] đạt kết quả bền vững.

Người dân thôn Cửa Khẩu [xã Hoành Mô, huyện Bình Liêu] luyện tập văn nghệ chuẩn bị cho buổi sinh hoạt cộng đồng.

Những năm qua, các hoạt động tuyên truyền, giáo dục văn hóa gắn liền với triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” luôn được các địa phương trong tỉnh quan tâm đẩy mạnh. Nhờ đó, nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ngành, đoàn thể, các tầng lớp nhân dân về vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội, trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa được nâng lên. MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội cũng tích cực tham gia phát động, duy trì nhiều phong trào, mô hình cụ thể tại các cơ quan, đơn vị, khu dân cư, nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo cán bộ, đoàn viên, hội viên và nhân dân.

Điểm nổi bật trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở những năm qua là làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung, các tiêu chuẩn xây dựng “Gia đình văn hoá”, “Khu dân cư văn hóa”, thi đua xây dựng “Xã, phường, thị trấn văn minh” tới các gia đình, khu dân cư và các cơ quan, đơn vị.

Trong đó, từng nơi chủ động lựa chọn, triển khai nội dung thi đua, tập trung vào những vấn đề thực tiễn của địa phương mình, như: Xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; xây dựng các tuyến đường tự quản sáng, xanh, sạch, đẹp; duy trì tổ hòa giải ở cơ sở để giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, xích mích, bất hòa tại cộng đồng dân cư; giúp nhau xây dựng mô hình phát triển kinh tế, giảm nghèo... Các khu dân cư đăng ký thi đua, các tổ chức đoàn thể vào cuộc tập hợp đoàn viên, hội viên, xây dựng phong trào sâu rộng, từng bước đi vào cuộc sống.

Đình Vạn Ninh [xã Vạn Ninh, TP Móng Cái] được chính quyền, nhân dân địa phương quan tâm tôn tạo, là địa điểm tổ chức lễ hội truyền thống và sinh hoạt văn hóa.

Các xã, phường, thị trấn tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân được tham gia bàn bạc, quyết định mức huy động các nguồn đóng góp tự nguyện xây dựng cơ sở hạ tầng, công trình phúc lợi trong xây dựng NTM, giảm nghèo.

Các nội dung được công khai, minh bạch theo đúng quy định của Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11, bằng nhiều hình thức tuyên truyền, như hệ thống truyền thanh, họp tổ dân, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã, nhà văn hóa thôn, bản, khu phố... Từng phong trào thi đua được cụ thể hoá thành những chỉ tiêu, tiêu chí phấn đấu, đòi hỏi chính quyền và nhân dân có sự vào cuộc tích cực và đồng thuận cao.

Đời sống văn hóa ở cơ sở được nâng lên rõ rệt, thể hiện qua các phong trào thể thao, văn nghệ quần chúng được quan tâm tổ chức, thu hút đông đảo nhân dân hưởng ứng. Điển hình như các hội diễn nghệ thuật tại cấp huyện, cấp xã được tổ chức định kỳ, nhằm khuyến khích quần chúng tham gia sáng tạo, bảo tồn, truyền dạy và phát huy các giá trị văn hóa văn nghệ truyền thống; củng cố sự gắn bó, đoàn kết.

Các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh phong trào thể thao, thường xuyên tổ chức các giải thể thao gắn với các dịp lễ, tết, sự kiện lớn, chương trình lễ hội... Qua đó đã góp phần thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia tập luyện, nâng cao sức khỏe, đẩy mạnh phong trào “Rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại” trong cộng đồng.

Hội chợ ẩm thực, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc phường Cẩm Đông [TP Cẩm Phả] năm 2019.

Bộ VH,TT&DL và Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam vừa ký kết Chương trình phối hợp xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở gắn với xây dựng NTM, đô thị văn minh giai đoạn 2020-2025. Những nội dung của chương trình sẽ tiếp tục được triển khai sâu rộng trên địa bàn tỉnh, góp phần tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội của toàn tỉnh.

Chương trình phối hợp về xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh giai đoạn 2020-2025 gồm các nội dung: Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh; vận động cán bộ và nhân dân ở khu dân cư thực hiện nội dung quy ước, hương ước của cộng đồng; thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội; tích cực xây dựng đình văn hóa ấm no hạnh phúc, phòng, chống bạo lực gia đình.

Ngoài ra, hàng năm, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc ở cộng đồng dân cư đảm bảo vui tươi, ý nghĩa, thiết thực; tổ chức các hoạt động Tuần lễ "Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam" tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam tạo điểm nhấn trong dịp kỷ niệm Ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ngày Di sản văn hóa Việt Nam hàng năm; chú trọng các hoạt động giao lưu văn hóa mang tính truyền thống, đặc sắc của mỗi địa phương, dân tộc; biểu dương, tôn vinh các di sản văn hóa mang đậm tính đặc trưng, tiêu biểu của từng vùng, miền…; khen thưởng các điển hình tiêu biểu trong thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua ở cộng đồng dân cư.

Chủ Đề