Hít phải thuốc xịt muỗi có sao không

21/08/2020

Nhiều bố mẹ sử dụng thuốc xịt muỗi, thuốc xịt côn trùng để đuổi muỗi cho con mà không ngờ đến những tác hại của thuốc xịt muỗi đối với trẻ nhỏ.

1. Tìm hiểu về thuốc xịt muỗi, côn trùng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc xịt muỗi, thuốc xịt với nhiều thương hiệu khác nhau. Nhưng nhìn chung, thành phần chính của các loại thuốc xịt muỗi này vẫn thường là pyrethroid, allethrin và prallethrin. Bên cạnh đó, thuốc xịt muỗi còn có hợp chất deltamethrin, có thành phần hóa học tương tự với allethrin.

Các loại thuốc xịt côn trùng nói chung hoạt động bằng cách hòa tan các hoạt chất trong dung môi dễ bay hơi như diclorometan [DCM] hoặc metylen clorua. Con người nếu hít phải những hợp chất này trong thời gian dài có thể gây ngộ độc khí carbon monoxide.

Các loại thuốc xịt côn trùng này không an toàn cho trẻ. Thuốc xịt côn trùng có hiệu quả nhanh hơn so với các dạng thuốc đuổi muỗi khác nhưng lại gây ra nhiều tác hại hơn cho sức khỏe của trẻ. Bên cạnh đó, đa phần, các loại thuốc xịt côn trùng có mùi hăng do trong thành phần của thuốc có chứa dầu hỏa, một chất độc hại đối với cơ thể.

Trẻ nhỏ sức đề kháng yếu là đối tượng rất dễ bị ảnh hưởng bởi những tác dụng phụ của thuốc xịt muỗi. 

TÌM HIỂU THÊM: Cách tăng sức đề kháng đơn giản tại nhà !!

2. Những tác hại của thuốc xịt muỗi đối với trẻ nhỏ

Theo một nghiên cứu mới đây dựa trên cơ sở dữ liệu của châu Úc, châu Âu và châu Mỹ, nếu trẻ nhỏ tiếp xúc nhiều với các hóa chất có trong các loại thuốc xịt muỗi, thuốc xịt côn trùng thì sẽ rất dễ mắc phải các bệnh ung thư ở trẻ nhỏ như u lympho hoặc bệnh máu trắng. Cụ thể, tỷ lệ mắc bệnh máu trắng và u lympho ở trẻ em tiếp xúc nhiều với các hóa chất có trong bình xịt côn trùng cao hơn trẻ em không tiếp xúc lần lượt là 47% và 43%.

Các chuyên gia cho rằng, khi xịt thuốc diệt muỗi, thuốc diệt côn trùng, các phân tử khí sẽ lơ lửng trong không khí và bám vào các bề mặt. Trẻ có thể sẽ hít vào một phần, phần còn lại có thể bám vào da, quần áo. Mà trẻ nhỏ lại thường xuyên đưa tay hoặc quần áo và đồ vật các em cầm nắm được cho vào miệng. Do đó các hóa chất độc hại từ thuốc xịt muỗi rất dễ đi vào cơ thể, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ thần kinh và nội tiết của trẻ nhỏ.

Bên cạnh đó, các loại thuốc xịt muỗi, thuốc xịt côn trùng còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

Gây ra các vấn đề về hô hấp: các loại thuốc xịt muỗi, thuốc xịt côn trùng có thể khiến trẻ nhỏ gặp phải các vấn đề về đường hô hấp như ho, tăng tiết dịch, tăng co thắt cơ trơn phế quản khiến trẻ khó thở, khò khè, đau họng…

Gây kích ứng da: tiếp xúc với các loại thuốc xịt muỗi, thuốc xịt côn trùng có thể khiến da trẻ bị kích ứng làm trẻ ngứa ngáy, phát ban, nổi mẩn đỏ…

Gây kích ứng mắt: khi phun thuốc xịt muỗi, các phân tử khí có thể bay vào mắt trẻ nhỏ, làm mắt trẻ đỏ và sưng, chảy nước mắt hoặc ngứa ngáy.

Ngoài ra, thuốc xịt côn trùng, thuốc xịt muỗi còn gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, đau cơ, đau bụng, tiêu chảy, nôn ói, rối loạn giấc ngủ, thậm chí là co giật và rối loạn hệ thần kinh.

ĐỌC THÊM: Trẻ hấp thu dinh dưỡng kém - Nguyên nhân và cách khắc phục

3. Vậy sử dụng thuốc xịt muỗi như thế nào để an toàn cho trẻ?

Tốt nhất là bạn nên giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, loại trừ những nơi muỗi có thể sinh sản, khi bé ngủ nên mắc mùng kể cả bạn ngày để tránh bị muỗi đốt, mặc quần áo dài tay cho trẻ. Ngoài ra bạn có thể dùng những nguyên liệu tự nhiên để đuổi muỗi trong nhà như lá sả, vỏ bưởi hoặc các loại tinh dầu từ thiên nhiên…

Còn nếu trường hợp bạn phải dùng đến các loại hóa chất xịt muỗi, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng để xem thuốc xịt muỗi có an toàn với trẻ hay không.
  • Đưa trẻ ra khỏi phòng trước khi phun thuốc để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Bạn nên mang khẩu trang và găng tay khi xịt thuốc.
  • Sau khi xịt xong, bạn nên chờ hơn 1 giờ rồi mới cho trẻ quay lại phòng để đảm bảo rằng mùi hương tổng hợp và hóa chất của thuốc xịt không ảnh hưởng đến trẻ.
  • Luôn để bình xịt muỗi ngoài tầm với của trẻ.
  • Ngừng ngay việc sử dụng thuốc xịt muỗi nếu bạn nghi ngờ trẻ bị dị ứng với nó.
  • Chỉ nên xịt một lượng vừa đủ, tránh xịt quá nhiều.

Bố mẹ cần cảnh giác với các tác hại của thuốc xịt muỗi đối với trẻ nhỏ để có phương pháp đuổi muỗi hợp lý, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé yêu. Chúc gia đình bạn có một cuộc sống tràn đầy niềm vui, hạnh phúc và sức khỏe nhé!

TPO - Nhiều hộ gia đình đã từ chối thẳng thừng hoặc chỉ cho phun 'quấy quá' khi nhân viên y tế dự phòng tới phun thuốc diệt muỗi dập dịch sốt xuất huyết vì cho rằng thuốc gây hại cho sức khỏe con người.

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, nếu có hàng xóm hoặc người sống trong cùng cụm dân cư bị sốt xuất huyết tức là nhà bạn đang nằm trong ổ dịch. Trạm y tế phường, xã sẽ tới từng nhà phun thuốc diệt muỗi cho cả khu. Ông Phu khẳng định, thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng để dập dịch sốt xuất huyết ở các cụm dân cư không gây độc đối với sức khỏe con người. Các sản phẩm diệt côn trùng hiện nay gồm ba nhóm: Nhóm có gốc clo hữu cơ, nhóm có gốc phốt pho hữu cơ và nhóm có gốc Pyrethrine. Thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng là nhóm Pyrethrine thuốc thuộc thế hệ mới nhất, là thuốc hàng đầu và đã qua thử nghiệm ở cả 3 miền của Việt Nam cho kết quả an toàn. Hiện các nước trên Thế giới cũng đang sử dụng loại thuốc này. Còn theo BS Nguyễn Nhật Cảm, Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, phun thuốc phòng chống dịch sốt xuất huyết là phun không gian ở thể tích cực nhỏ với lượng hóa chất cực nhỏ dưới dạng phun sương nhưng có hiệu quả tối đa. Chỉ vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất sẽ khuếch tán trong không gian nên việc lo ngại thuốc ảnh hưởng tới sức khỏe là lo lắng không có cơ sở.

Thuốc phun diệt muỗi hiện nay được Bộ Y tế sử dụng để dập dịch sốt xuất huyết ở các cụm dân cư không gây độc đối với sức khỏe con người. Ảnh minh họa: Internet

Sau khi phun, người dân chỉ cần chờ cho thuốc khô khoảng 30 phút là vào nhà an toàn. Với một số người có bệnh đường hô hấp hoặc trẻ nhỏ có dễ bị kích ứng [có thể bị ho] thì nên tránh ra ngoài lâu hơn từ 2 tới 3 tiếng sau đó vào nhà. Ông Cảm cũng cho biết, mặt khác với đặc tính chỉ vài giờ đồng hồ sau phun, lượng hóa chất này sẽ khuếch tán trong không gian như đã nói ở trên nên thuốc phun chỉ diệt được muỗi vằn trưởng thành nhiễm vi rút truyền bệnh sốt xuất huyết ở thời điểm đó chứ không duy trì được lâu dài, mãi mãi. Khi lượng hóa chất đã hết trong không khí, nếu môi trường xung quanh hoặc ở các hộ dân khác vẫn tồn tại muỗi mang mầm bệnh sốt xuất huyết thì muỗi này vẫn có thể tiếp tục bay vào nhà, đốt người. Và như vậy, nguy cơ mắc SXH vẫn xảy ra. Ông Cảm lưu ý, nhiều người dân nghĩ rằng gia đình đã từng phun hóa chất diệt muỗi cách đó một khoảng thời gian và khi vùng có dịch, nhân viên y tế tiếp tục tới phun thuốc nữa sẽ không cần thiết. Điều đó là quan niệm sai lầm. Bởi nếu chỉ một hộ gia đình phun thuốc, có ý thức diệt loăng quăng, bọ gậy nhưng xóm ngõ vẫn để nhiều phế thải đọng nước mưa, các hộ gia đình khác không có ý thức phòng bệnh thì đàn muỗi mang mầm bệnh vẫn bay từ nhà này qua nhà khác và truyền bệnh.

Trường hợp mắt bị dính thuốc phun muỗi nói riêng hoặc thuốc diệt côn trùng nói chung cần rửa với nước sạch nhiều lần trong vòng 15 - 20 phút. Đi khám bác sĩ nếu tình trạng không đỡ, khi khám mang theo mẫu sản phẩm. Ảnh minh họa: Internet

 Thuốc phun muỗi sốt xuất huyết được Bộ Y tế sử dụng thuộc nhóm có gốc Pyrethrine, thuộc thế hệ mới nhất, được sử dụng rộng rãi trên thế giới.  Mặc dù thuốc phun muỗi mà Bộ Y tế sử dụng không gây ngộ độc cho con người khi sử dụng đúng cách, tuy nhiên nếu sử dụng thuốc với hàm lượng vượt quá mức cho phép có thể gây ảnh hưởng tới con người, môi trường, vật nuôi, làm ô nhiễm nguồn nước và các động vật thủy sinh.

Cụ thể, các thuốc nhóm gốc Pyrethroids nói chung có thể gây ngộ độc cấp tính nếu con người hít vào một lượng thuốc lớn [từ 30ml trở lên] trong thời gian dài. Thuốc sẽ kích thích phế quản tiết dịch gây co thắt cơ trơn, ức chế thần kinh trung ương và giảm tri giác, gây đỏ, ngứa, tụt huyết áp..

Cách xử lý khi ngộ độc thuốc phun muỗi

Nếu thực hiện đúng theo hướng dẫn của ngành Y tế về sử dụng thuốc phun muỗi sốt xuất huyết, những ảnh hưởng đến sức khỏe rất hiếm xảy ra. Một số trường hợp cơ địa nhạy cảm có thể có các biểu hiện như: đỏ mắt, buồn nôn, ho, sổ mũi, mẩn ngứa....cần được rửa kỹ bằng nước sạch nhiều lần. Nếu không đỡ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám. Trường hợp mắt bị dính thuốc phun muỗi nói riêng hoặc thuốc diệt côn trùng nói chung cần rửa với nước sạch nhiều lần trong vòng 15 - 20 phút. Đi khám bác sĩ nếu tình trạng không đỡ, khi khám mang theo mẫu sản phẩm. Quần áo, giày dép dính thuốc diệt muỗi nên cởi bỏ và giặt sạch sẽ trước khi sử dụng lại.

Trong trường hợp nuốt phải thuốc phun muỗi, uống 1 - 2 ly nước và nhanh chóng mang theo nhãn sản phẩm đến cơ sở y tế gần nhất. Mức độ điều trị tuân thủ theo hướng dẫn của ngành Y tế.

Quảng An [tổng hợp]

Video liên quan

Chủ Đề