Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi

Lời giải và đáp án chính xác nhất cho câu hỏi trắc nghiệm “Hiện tượng hóa học là?” kèm kiến thức tham khảo là tài liệu trắc nghiệm môn Hóa học 8 hay và hữu ích.

Trắc nghiệm: Hiện tượng hóa học là?

A. Hiện tượng chất bến đổi mà văn giữ nguyên là chất ban đầu

B. Hiện tượng chất bến đổi có tạo ra chất khác

C. Hòa tan muối vào nước.

D. Cho đường hòa tan với nước muối

Trả lời:

Đáp án đúng:B. Hiện tượng chất bến đổi có tạo ra chất khác

Hiện tượng hóa học làhiện tượng chất bến đổi có tạo ra chất khác

Cùng Toplời giải hoàn thiện hơn hành trang tri thức của mình qua bài tìm hiểu về sự biến đổi chất ở dưới đây nhé!

Kiến thức tham khảo về sự biến đổi chất

1. Sự biến đổi chất là gì

Sự biến đổi chất là sự biến đổi về trạng thái của một chất hay sự biến đổi từ chất này thành chất khác.

2. Hiện tượng hóa học

Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi từ chất này thành chất khác. Các hiện tượng hóa học thường xuất hiện trong đời sống: cách tạo ra lửa, tiêu hóa thức ăn, hiện tượng rỉ sét, thức ăn ôi thiu…

3. Hiện tượng vật lý

Trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta đều biết đến đá được làm từ nước bằng cách khi chúng ta để một khay chứa nước vào trong ngăn đá của tủ lạnh. Sau một thời gian nhiệt độ hạ xuống và nước chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái rắn khi đó chúng ta gọi nước ở trạng thái rắn là đá.

Tuy nhiên, khi chúng ta mang đá để ra ngoài phòng [Nhiệt độ phòng hay còn gọi là nhiệt độ môi trường] thì chúng ta lại quan sát được hiện tượng đá chảy thành nước lỏng và chúng ta mang nước lỏng này đun sôi thì chúng ta thấy nước chuyển thành hơi nước và ngược lại.

Chúng ta quan sát quá trình trên thì nước đều được cầu tạo nên từ hợp chất là H2O và trong cả 3 quá trình [Đông đặc, Ngưng tụ và Bay hơi] thì nước vẫn là nước vẫn có công thức hóa học là H2O. Chúng ta có thể hiểu là sau tất cả các quá trình biến đổi, chất chỉ biến đổitrạng thái [Rắn - Lỏng - Khí]mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu thì sự biến đổi như thể của chất chúng ta gọi là hiện tượng vật lý.

4. Bàitập

Bài 1:Trong số những quá trình kể dưới đây, hãy cho biết đâu là hiện tượng hoá học, đâu là hiện tượng vật lí. Giải thích.

a]Dây sắt được cắt nhỏ từng đoạn và tán thành đinh.

b]Hoà tan axit axetic vào nước được dung dịch axit axetic loãng, dùng làm giấm ăn.

c]Vành xe đạp bằng sắt bị phủ một lớp gỉ là chất màu nâu đỏ.

d]Để rượu nhạt [rượu có tỉ lệ nhỏ chất rượu etylic tan trong nước] lâu ngày ngoài không khí, rượu nhạt lên men và chuyển thành giấm chua.

Đáp án

a]Hiện tượng vật lí, sắt chỉ biến đổi về hình dạng.

b]Hiện tượng vật lí, axit axetic chỉ hoà tan vào nước, không biến đổi thành chất khác. ,

c]Hiện tượng hoá học, sắt biến đổi thành chất màu nâu đỏ.

d]Hiện tượng hoá học, rượu etylic biến đổi thành axit axetic.

Bài 2:Cho các hiện tượng sau đây:

1] Khí metan cháy sinh ra khí cacbonic và nước

2] Cho nước vào tủ lạnh được nước đá

3] Hiện tượng quang hợp của cây xanh

4] Cô cạn nước muối được muối khan Hiện tượng hóa học gồm các câu:

A.1, 2, 3, 4.

B.1, 3, 4.

C.1, 3.

D.2, 4.

Đáp án

Các hiện tượng hóa học là:

1] Khí metan cháy sinh ra khí cacbonic và nước. Vì sau khi cháy sinh ra 2 chất mới.

3] Hiện tượng quang hợp của cây xanh. Cây xanh hấp thụ khí cacbonic và nhả ra khí oxi => có sự tạo thành chất mới

Các hiện tượng vật lí là

2] Cho nước vào tủ lạnh được nước đá. Vì nước chuyển từ thể lỏng sang rắn => không sinh ra chất mới

4] Cô cạn nước muối được muối khan. Vì nước chuyển từ thể lỏng sang hơi, muối chuyển sang thể rắn => không sinh ra chất mới.

Đáp án cần chọn là: C

Bài 3:Đâu là hiện tượng vật lý, đâu là hiện tượng hóa học

- Sưu huỳnh cháy trong không khí

- Thủy tinh nóng chảy

- Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat

- Cồn để trong lọ không kín

- Băng tan dần do nhiệt độ

- Nến cháy bị nóng chảy

- Đĩa bát vỡ về bản chất vấn là chất liệu gốm, sứ

- Sắt để trong môi trường dần dần sẽ bị gỉ

- Xay hạt tiêu chúng chỉ biến đổi từ trạng thái hạt lớn sang hạt nhỏ

- Mặt trời mọc khiến cho sương tan dần

- Nước chảy làm cho đá mòn

- Bong bóng bay. Sau khi bay lên trời rồi nổ tung

- “Ma trơi” là ánh sáng xanh [ban đêm] do photphin PH3 cháy trong không khí

- Thủy triều xuất hiện lên xuống hằng ngày là di sức gió và lực hút của mặt trăng

Đáp án

- Sưu huỳnh cháy trong không khí→ tạo ra chất khí mùi hắc: là hiện tượng hóa học

- Thủy tinh nóng chảy→ được thổi thành bình cầu: hiện tượng vật lý

- Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat→ chuyển thành vôi sống [canxi oxit] và khí cacbonic: hiện tượng hóa học

- Cồn để trong lọ không kín→ bị bay hơi: hiện tượng vật lý

- Băng tan dần do nhiệt độ → Hiện tượng vật lý

- Nến cháy bị nóng chảy → Hiện tượng hóa học

- Đĩa bát vỡ về bản chất vấn là chất liệu gốm, sứ→ Hiện tượng vật lý

- Sắt để trong môi trường dần dần sẽ bị gỉ → Hiện tượng hóa học

- Xay hạt tiêu chúng chỉ biến đổi từ trạng thái hạt lớn sang hạt nhỏ → Hiện tượng vật lý

- Mặt trời mọc khiến cho sương tan dần → Hiện tượng vật lý

- Nước chảy làm cho đá mòn → Hiện tượng hóa học

- Bong bóng bay. Sau khi bay lên trời rồi nổ tung → Hiện tượng vật lý

- “Ma trơi” là ánh sáng xanh [ban đêm] do photphin PH3 cháy trong không khí → Hiện tượng hóa học

- Thủy triều xuất hiện lên xuống hằng ngày là di sức gió và lực hút của mặt trăng → Hiện tượng vật lý

Khái niệm: Hiện tượng vật lí là hiện tượng mà chất biến đổi về trạng thái, hình dạng mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu và không sinh ra chất mới.

Ví dụ:

Nước đá để chảy thành nước lỏng, đun sôi nước chuyển thành hơi nước và ngược lại.

Hòa tan muối ăn vào nước, được dung dịch trong suốt. Sau đó cô cạn dung dịch, những hạt muối ăn lại xuất hiện trở lại.

Nhận xét: Trong các quá trình trên, nước cũng như muối ăn vẫn giữ nguyên là chất ban đầu. Sự biến đổi như thế của chất thuộc loại hiện tượng vật lí.

@413820@

Thí nghiệm 1: 

Trộn đều một lượng bột lưu huỳnh và một lượng vừa đủ bột sắt, được hỗn hợp hai chất. Chia hỗn hợp làm 2 phần

 Tiến hànhHiện tượng
Phần 1Đưa nam châm lại gần hỗn hợp.

Sắt bị nam châm hút, ta thấy sắt và lưu huỳnh vẫn giữ nguyên trong hộp.

Phần 2Đổ hỗn hợp lưu huỳnh và sắt vào ống nghiệm. Đun nóng mạnh đáy ống nghiệm một lát rồi dừng lại.Hỗn hợp tự nóng sáng lên và chuyển dần thành chất rắn màu xám. Chất này không còn tính chất của lưu huỳnh và sắt, không bị nam châm hút như sắt, chứng tỏ hỗn hợp đã bị biến đổi thành chất mới sau khi đun [là sắt [II] sunfua].

Thí nghiệm 2: 

Lấy đường vào ống nghiện, đun nóng, đường trắng chuyển dần thành chất màu đen là than và có giọt nước ngưng tụ bám trên thành ống nghiệm.

Thí nghiệm phân hủy đường bởi nhiệt.

Nhận xét: Khi bị đun nóng đường bị phân hủy thành hai chất là than và nước. 

Kết luận: Hiện tượng chất biển đổi có tạo ra chất khác được gọi là hiện tượng hóa học.

@413881@

1. Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lí.

2. Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!

Video liên quan

Chủ Đề