Hệ thống Ban dân vận có máy cấp

1- Chức năng

Ban Dân vận Tỉnh uỷ là cơ quan tham mưu của Tỉnh uỷ mà trực tiếp, thường xuyên là Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ về công tác dân vận [bao gồm cả công tác dân tộc, tôn giáo].

2- Nhiệm vụ

2.1- Nghiên cứu, đề xuất:

- Những chủ trương, giải pháp về công tác dân vận của Tỉnh uỷ và Ban Thường vụ Tỉnh uỷ. Chủ trì hoặc tham gia chuẩn bị các nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, đề án, chương trình công tác dân vận của Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

- Tham mưu cho Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

- Theo dõi, tổng hợp tình hình nhân dân [bao gồm cả tình hình dân tộc, tôn giáo, các giai tầng xã hội, các vấn đề bức xúc trong nhân dân] để báo cáo và tham mưu với Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

- Sơ kết, tổng kết về công tác dân vận, công tác dân tộc, tôn giáo.

2.2- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát:

- Việc thực hiện chủ trương, nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận, công tác dân tộc, công tác tôn giáo.

- Phối hợp với cơ quan, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân nắm tình hình tư tưởng, tâm trạng, nguyện vọng trong nhân dân và phong trào quần chúng để kịp thời báo cáo, tham mưu cho Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ lãnh đạo tốt công tác dân vận và xử lý những vấn đề mới phát sinh.

- Hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về công tác dân vận cho các tổ chức trong hệ thống chính trị tỉnh, cán bộ làm công tác dân vận của các cấp trong Đảng bộ tỉnh.

- Tham gia ý kiến với các cơ quan chính quyền trong việc thể chế hoá nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng về công tác dân vận; phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

2.3- Phối hợp:

- Với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, người lao động của Ban Dân vận Tỉnh uỷ. Tham gia ý kiến về công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ trong khối và cán bộ dân vận cấp uỷ trực thuộc Tỉnh uỷ theo phân cấp quản lý.

- Chủ trì, phối hợp với ban, ngành liên quan trong các hoạt động chung về công tác dân vận; công tác nghiên cứu, kiểm tra, đào tạo, bồi dưỡng, thông tin... về công tác dân vận ở địa phương.

- Với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội và hội quần chúng cấp tỉnh tham gia công tác xây dựng Đảng; xây dựng chính quyền; động viên nhân sỹ, trí thức, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số và chức sắc trong tôn giáo.

2.4- Thẩm định, thẩm tra:

- Các đề án, văn bản về công tác dân vận trước khi trình Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ.

- Tham gia thẩm định các đề án, dự án thuộc lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh... có liên quan mật thiết đến công tác dân vận; các đề án, dự án có liên quan đến quyền làm chủ nhân dân và công tác dân vận của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh.

2.5- Thực hiện một số nhiệm vụ do Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh uỷ giao:

- Nắm tình hình và tham mưu giúp Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị- xã hội, hội quần chúng trong tỉnh.

- Là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; nắm tình hình và tham mưu giúp Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ chỉ đạo hoạt động công tác dân vận của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện việc báo cáo định kỳ và đột xuất với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ và Ban Dân vận Trung ương theo quy định.

- Thực hiện những công việc khác do Thường trực Tỉnh uỷ, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ giao.

Cổng thông tin điện tử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên
Trưởng ban Biên tập: Đồng chí Vũ Duy Hoàng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Địa chỉ: Số 28 - Đ.Phan Đình Phùng - TP.Thái Nguyên - T.Thái Nguyên

Điện thoại: 0208 3855.529 | Fax: 0208 3855529 | Email:

Giấy phép số: 230/GP-TTĐT ngày 23/12/2021 của Sở TT & TT tỉnh Thái Nguyên về việc Thiết lập Trang Thông tin điện tử tổng hợp trên Internet.

Thực hiện Hướng dẫn số 01/HDLB-TC-DVTW ngày 25/5/2000 của Ban Tổ chức Trung ương và Ban Dân vận Trung ương về “Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, bộ máy của Ban dân vận địa phương”, trong đó quy định các xã, phường, thị trấn thành lập Khối dân vận.

Khối dân vận cấp xã có chức năng phối hợp các thành viên trong khối để tham mưu với cấp ủy tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác dân vận; theo dõi, kiểm tra tình hình; phản ánh diễn biến tư tưởng, nguyện vọng của nhân dân; sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, đề xuất và kiến nghị các vấn đề về công tác dân vận với cấp ủy và cấp trên. Phối hợp các hoạt động của Mặt trận, các đoàn thể; tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân; hướng dẫn tổ chức các phong trào quần chúng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng; tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; giúp cấp ủy xử lý những vấn đề cụ thể liên quan đến công tác dân vận. Thường xuyên giữ mối liên hệ các hoạt động trong khối, theo dõi tình hình và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể, qua đó đề xuất với cấp ủy tăng cường sự lãnh đạo của Đảng; biểu dương mặt tốt, khắc phục thiếu sót, có kế hoạch củng cố tổ chức, bồi dưỡng đào tạo, sử dụng và khen thưởng động viên cán bộ trong khối. Duy trì nền nếp chế độ giao ban khối hàng tháng, quý, năm để tổng hợp tình hình quần chúng; thống nhất kiến nghị với cấp ủy và chính quyền xử lý những vướng mắc trong công tác Mặt trận, đoàn thể. Thực hiện chế độ thông tin báo cáo với cấp ủy và Ban Dân vận cấp trên theo quy định.

Tỉnh Nghệ An đã thành lập và đi vào hoạt động nền nếp 460/460 khối Dân vận xã, phường, thị trấn. Khối dân vận do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy làm trưởng khối, đồng chí Chủ tịch Mặt trận làm phó khối, trưởng các đoàn thể chính trị - xã hội, phó chủ tịch HĐND, phó chủ tịch UBND, Trưởng công an làm thành viên. Tổng số khối dân vận cấp xã, phường, thị trấn 480/480, với 4.140 thành viên, số khối dân vận do đồng chí phó bí thư trực Đảng làm trưởng khối: 433 người.

Ban Dân vận Tỉnh ủy và ban dân vận cấp huyện luôn quan tâm công tác bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác dân vận, hàng năm Ban Dân vận Tỉnh ủy phối hợp mở 5 - 6 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận của Đảng, công tác dân tộc, tôn giáo, công tác dân vận các cơ quan nhà nước và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở cho cán bộ cấp huyện và cơ sở, với số lượng 1.800 người/năm. 21/21 huyện, thành, thị ủy mở từ 1 - 2 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác dân vận cho cán bộ cơ sở và khối, xóm, bản, với số lượng 2.500 người/năm. Mỗi năm, Trường Chính trị tỉnh mở 2 lớp, với 150 học viên là cán bộ trưởng, phó khối dân vận các xã, phường, thị trấn; trung tâm bồi dưỡng chính trị đưa chương trình công tác dân vận vào chương trình bồi dưỡng cán bộ cơ sở, qua đó góp phần nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ Khối dân vận cơ sở.

Trong thời gian qua, Khối dân vận cấp xã đã tham mưu Đảng ủy triển khai thực hiện tốt Quy chế số 07-QC/TU, ngày 08/12/2021 Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Quy chế công tác dân vận của hệ thống chính trị tỉnh Nghệ An; Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 23/5/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về “Nâng cao hiệu quả phong trào thi đua "Dân vận khéo". Tham mưu thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW Hội nghị Trung ương 7 [khóa XI] về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới. Tham mưu và giúp ban thường vụ đảng ủy kiểm tra, đôn đốc chính quyền cấp xã trong việc cụ thể hóa và triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của các cấp ủy Đảng về công tác dân vận; việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với phong trào thi đua “Dân vận khéo” tạo chuyển biến tích cực về nhận thức cũng như phong trào hành động cách mạng trong nhân dân.

435/460 Khối dân vận cấp cơ sở đã chủ động xây dựng chương trình công tác hằng năm, thường xuyên bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương và hướng dẫn của cấp trên, định kỳ lồng ghép tổ chức họp khối dân vận nhằm đánh giá, rút kinh nghiệm, bàn bạc xác định nội dung hoạt động tiếp theo. Thông qua hoạt động, Khối dân vận xã thường xuyên phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương làm tốt công tác bám dân, nắm tình hình nhân dân; tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân; vận động nhân dân tích cực đẩy mạnh sản xuất chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xóa đói giảm nghèo; xây dựng nông thôn mới, đến nay đã có 300/411 xã [73%] và 7/21 huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Khối dân vận cấp xã nắm tình hình dân tộc, tôn giáo, những mâu thuẫn phát sinh để kịp thời tham mưu cho cấp ủy có các giải pháp, cách làm hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại cơ sở, góp phần hạn chế những đơn thư khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân. Các cuộc vận động, phong trào do Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội phát động được đông đảo đoàn viên, hội viên tham gia, tạo nên sự chuyển biến trong nhận thức của nhân dân. Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội cơ sở có nhiều mô hình và cách làm thiết thực để giúp đỡ hội viên đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thực hiện phong trào “toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc”, Khối dân vận nhiều địa phương đã tích cực vận động nhân dân đề cao tinh thần cảnh giác, không mắc mưu kẻ xấu, không nghe, không tin, không theo một số phần tử lợi dụng vấn đề phức tạp ở biển Đông và UKraine để gây mất ổn định; phối hợp với các ngành, đoàn thể, chính quyền cơ sở vận động nhân dân tham gia thực hiện chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, kịp thời hòa giải các mâu thuẩn xảy ra ở địa phương; tham gia vận động thanh niên sẵn sàng đăng ký nhập ngũ và lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự. Nhiều khối dân vận cấp xã đã góp phần tích cực cùng địa phương giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở được Khối dân vận cấp xã tham mưu cấp ủy lãnh đạo, vận động nhân dân phát huy quyền dân chủ. Chính quyền nhiều địa phương, cơ sở đã thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, hàng năm khối dân vận phối hợp với Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở xã, phường, thị trấn tham mưu cho cấp ủy có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, kiểm tra việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội liên quan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân, thực hiện công khai, minh bạch qua đó đã tạo không khí dân chủ tại địa phương.

Nhìn chung, Khối dân vận cấp xã đi vào hoạt động đã tạo nên được chuyển biến tích cực trong các mặt hoạt động tại các địa phương, cơ sở, phát huy được quyền dân chủ của người dân; tạo sự đồng thuận trong dân về thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ chính trị của địa phương. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Khối dân vận đã tham mưu cấp ủy, phối hợp với chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở phát huy được vai trò của công tác dân vận, công tác dân tộc, công tác tôn giáo, góp phần thực hiện có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết, kết luận của Trung ương, của Tỉnh ủy và huyện, thành, thị ủy về công tác dân vận, đưa chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống, triển khai thực hiện tốt các phong trào thi đua, các cuộc vận động của Mặt trận, các đoàn thể nhân dân trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng, tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, thực hiện Pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, nhất là  phong trào “Dân vận khéo” trong xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Khối dân vận chưa thật đồng đều, một số nơi hoạt động hiệu quả thấp, không rõ việc. Phương pháp vận động quần chúng của Khối dân vận một số nơi còn hạn chế. Việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc, chương trình hoạt động và mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức trong Khối có nơi chưa thường xuyên, chưa chặt chẽ. Công tác nắm bắt tình hình, tham mưu, đề xuất cho cấp ủy đảng nhiều nơi chưa kịp thời, công tác phối hợp thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động hoặc giải quyết những nảy sinh ở cơ sở còn hạn chế.

Trong thời gian tới, cần tiếp tục nâng cao nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền về vị trí, vai trò Khối dân vận; thường xuyên quan tâm tâm lãnh đạo, chỉ đạo đối với khối dân vận cấp xã; bố trí cán bộ Khối có kinh nghiệm, trình độ, năng lực công tác đáp ứng yêu cầu trong tình hình hiện nay. Quan tâm chế độ, chính sách cho các thành viên trong Khối và kinh phí hoạt động của Khối dân vận ở cơ sở. Tăng cường tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ khối dân vận. Phát huy vai trò của Khối dân vận trong xây dựng nông thôn mới, nhất là nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu; nắm và tổng hợp kịp thời tình hình nhân dân để tham mưu cho cấp ủy chỉ đạo giải quyết kịp thời./.

Nguyễn Mạnh Khôi 

Video liên quan

Chủ Đề