Hai quả thận nằm ở đâu

Thận nằm ở vị trí nào chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người. Thận là bộ phận quan trọng của cơ thể, nhưng ít ai hiểu rõ vị trí, chức năng của nó. Bài viết sau sẽ giúp mọi người có thêm kiến thức về thận. Mời các bạn cùng theo dõi!

Thận nằm ở vị trí nào?

Thận là một bộ phận bên trong cơ thể, có hình giống hạt đậu và có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu. Một quả thận có độ dài khoảng 12 centimet và có khối lượng khoảng 170gram. Bao thận là vỏ ngoài được cấu tạo bởi các mô sợi màu trắng. Tiếp đến, phần ngoài của thận được gọi là vỏ thận, nơi chứa các đơn vị thận. Mỗi quả thận lại được chia thành các thuỳ khác nhau.

Thận nằm ở phía sau phúc mạc và ổ bụng, phía bên trái và phải của cột sống lưng. Phía trên ngang với xương số 11 – 12, phần bìa ngoài gần đốt sống số 3. Thông thường, thận trái sẽ nằm cao hơn thận phải. Đồng thời, khi hô hấp cũng có một chút thay đổi vị trí khoảng 1 – 2 cm và thận ở nam giới to hơn so với nữ giới.

Thận có chức năng gì?

Thận hay còn gọi là cật ở động vật, là cơ quan chính bài tiết trong hệ tiết niệu. Mỗi người bình thường sẽ có hai quả thận và nó đảm nhiệm nhiều chức năng.

Hệ tiết niệu giữ một vai trò sống còn trong việc duy trì sự cân bằng dịch và thành phần hoá học của cơ thể. Trong đó hai quả thận kiểm soát sự cân bằng của dịch, “rửa” máu bằng cách tách các chất thải và độc tố, điều hoà độ pH hay độ axit.

Cứ mỗi 25 phút cơ quan hình hạt đậu này lại làm sạch và lọc tất cả máu của chúng ta. Tất cả các chất thải đều được bài tiết vào nước tiểu, 1.700 là số lít máu được thận tiếp nhận trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Chức năng chính của thận là làm sạch máu và lọc chất thải. Thận sẽ tiến hành lọc các chất cặn bã, độc hại sau đó chỉ giữ lại tế bào máu và các protein. Các chất sau lọc sẻ được bài tiết vào dịch lọc và trở thành nước tiểu.

Thận nắm giữ vị trí quan trọng trong việc, điều hòa thể tích máu. Khối lượng dịch ngoại bào ở trong cơ thể được nó kiểm soát bằng cách bài tiết ra nước tiểu. Khi ta cung cấp một lượng lớn nước vào cơ thể thì số lượng nước tiểu sẽ cao lên, hoặc giảm đi khi ta bị mất nước.

Đồng thời, nó còn đảm nhận chức năng nội tiết do sản xuất ra hormon renin. Renin tham gia vào điều hòa huyết áp, cung cấp erythropoietin có chức năng làm tăng sản xuất hồng cầu của tủy xương khi oxy ở mô giảm.

Ngoài ra, thận còn có mặt trong chu trình chuyển hóa vitamin D3 và chuyển hóa glucose từ các nguồn khác nhau. Trong trường hợp cơ thể bị thiếu hụt năng lượng dài ngày và bị nhiễm acid ở hô hấp mạn tính thì đã có thận tham gia giải quyết vấn đề..

Bởi vì, thận giữ một vai trò tuyệt đối quan trọng trong cơ thể, vậy nên chúng ta phải có những biện pháp bảo vệ và giúp cho thận của chúng ta luôn khỏe mạnh. Dưới đây là một số điều chúng ta cần biết:

Những thực phẩm tốt cho thận bạn cần lưu ý

  • Ớt chuông đỏ có chứa hàm lượng kali thấp và được yêu thích bởi công dụng cực kỳ tốt cho thận. Vì, nếu trong máu hàm lượng kali tồn tại cao thì thận sẽ khó đào thải, kết quả lâu dài sẽ gây suy thận mạn tính. Trong khi, thực phẩm này có chứa các hoạt chất có lợi như các loại vitamin và những chất khác rất tốt cho cơ thể.
  • Bắp cải cũng chứa hàm lượng kali rất tốt cho thận và gan, trong loại thực phẩm này có chứa hoạt chất phytochemical có khả lợi trong việc chống lại sự hình thành các gốc tự do gây nên bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, cải bắp lại giàu các chất xơ, vitamin K, vitamin B6, vitamin C và acid folic là những chất có lợi.
  • Súp lơ xanh là một loại thực phẩm cùng dòng với rau cải, nó chứa các hợp chất tốt cho thận. Bên trong, có nhiều acid folic với chất xơ có tác dụng làm cho thận được sạch và tăng sức khỏe toàn trạng.
  • Củ măng tây có ích trong việc làm sạch quả thận, và giúp ngăn ngừa việc hình thành sỏi thận. Đồng thời, nó có khả năng giúp đỡ thận hoàn thành chức năng của mình một cách bình thường.
  • Rau cải xoăn có chứa nhiều chất có lợi như vitamin và canxi với nhiều chất khoáng tốt, đặc biệt nó chứa rất ít kali.
  • Lượng protein và natri đưa vào cơ thể cần được kiểm soát chặt chẽ. Bởi, nếu natri và protein bên trong bị dư thừa quá nhiều mà không kịp đào thải ra bên ngoài. Chúng ta sẽ gặp các bệnh lý về thận, đột quỵ có thể xảy ra đối với bệnh nhân bị tăng huyết áp.

Những thói quen tốt cần được thiết lập và duy trì

  • Uống đủ nước mỗi ngày: Chúng ta cần cung cấp tối thiểu 2 lít nước vào cơ thể mỗi ngày. Nếu không được cung cấp đủ lượng nước, máu và thận của cơ thể sẽ không thực hiện tốt chức năng của mình. Khi đó các áp lực nước lớn sẽ không thể được tạo ra, thận sẽ không thải được độc tố qua đường tiết niệu ra ngoài.
  • Duy trì chế độ tập thể dục 30p mỗi ngày, để thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đồng thời, thể dục thể thao còn giúp chúng ta thư giãn, giảm stress, tăng cường sức khỏe con người.

Bài viết mang đến một số kiến thức cơ bản, để quý bạn đọc có thể trả lời được câu hỏi “ Thận nằm ở vị trí nào”, qua đây giúp các bạn có một cái nhìn tổng quan về thận, cách bảo vệ thận, cũng như là sức khỏe nói chung. Cảm ơn quý bạn đã đọc bài!

Thận [ở động vật được gọi là cật] là một cơ quan bài tiết chính trong hệ tiết niệu. Mỗi người có hai quả thận, có nhiều chức năng.

Thận là một bộ phận quan trong trong hệ tiết niệu, có hình hạt đậu nằm trong khoang bụng sau phúc mạc đối xứng nhau qua cột sống, ngang đốt sống ngực T11 đến đốt thắt lưng L3. Thận phải nằm hơi thấp hơn thận trái khoảng 1 đốt sống, mặt trước thận nhẵn bóng, mặt sau sần sùi.

Cặp động mạch thận cung cấp máu cho các quả thận, bắt nguồn từ động mạch chủ bụng, và chảy vào các cặp tĩnh mạch thận. Mỗi quả thận tiết nước tiểu vào niệu quản, là cấu trúc cặp đôi dẫn nước tiểu vào bàng quang. Tuyến nội tiết thượng thận nằm phía trên mỗi quả thận.

2. Cấu tạo của Thận

Mỗi quả thận có chiều dài khoảng 10-12,5 cm, chiều rộng 5-6 cm, độ dày 3-4 cm và nặng khoảng 150 gam. Có hai bờ, một bờ lồi, một bờ lõm và được bọc bởi vỏ xơ. Hai quả thận quay bờ lõm vào nhau, ở chính giữa có một chỗ lõm sâu gọi là rốn thận là nơi mạch máu và các tổ chức thận liên quan.

Mỗi quả thận của người được cấu tạo từ khoảng 1 triệu đơn vị chức năng của thận là nephron.  Chỉ cần 25% số nephron hoạt động bình thường cũng đảm bảo được chức năng của thận. Chiều dài một nephron là 35-50 mm. Tổng chiều dài của toàn bộ nephron của hai thận có thể lên tới 70-100 km. Người ta chia nephron thành 2 loại:

  • Nephron vỏ: có cầu thận nằm ở vùng vỏ thận, có quai Henle ngắn và cắm vào phần ngoài của tủy thận. Khoảng 85% số nephron là nephron loại này.
  • Nephron cận tủy: cầu thận nằm ở nơi vùng vỏ tiếp giáp với phần tủy thận, có quai Henle dài và cắm sâu vào vùng tủy thận. Các nephron này rất quan trọng đối với việc cô đặc nước tiểu nhờ hệ thống nhân nồng độ ngược dòng.

Mỗi đơn vị chức năng thận gồm cầu thận và các ống thận.

Thận gồm 2 vùng: vùng vỏ là vùng ngoài cùng của thận có màu đỏ hoặc đỏ sẫm do có nhiều mao mạch, dày khoảng 7-10mm. Phần kế tiếp là vùng tủy và các bể thận có chứa các mô mỡ, mạch máu và dây thần kinh.

2.1 Vùng vỏ thận

Cầu thận có thể quan sát được trên kính lúp, thấy rõ ở phần vỏ gồm các chấm đỏ, nhỏ li ti, đường kính 0,2 mm

Nang cầu thận hay còn gọi là bọc Bowman là một túi lõm trong có búi mạch. Bọc Bowman thông với ống lượn gần. Búi mạch gồm các mao mạch [khoảng 20-40] xuất phát từ tiểu động mạch đến cầu thận và ra khỏi bọc Bowman bằng tiểu động mạch đi. Biểu mô cầu thận dẹt, dày khoảng 4 micromet.

Cột thận là phần vỏ, dày khoảng 4mm bao gồm các hạt thận, nằm giữa các tháp thận.

Nhu mô thận gồm hai phần có màu sắc khác nhau: phần vỏ màu đỏ nhạt ở phía ngoài và phần tủy đỏ thẫm ở phía trong.

2.2 Vùng tủy thận

Tháp thận là một khối hình nón có đáy hướng về vỏ thận và có đỉnh hướng về bể thận. Đỉnh của tháp thận gọi là gai thận hay nhú thận. Tháp thận thường có nhiều hơn nhú thận. Mỗi quả thận có khoảng 12 gai thận. Trên gai thận có nhiều lỗ nhỏ, từ 15 đến 20 lỗ, là các lỗ của các ống góp mở vào đài thận. Mỗi thận có thể gồm hàng chục tháp thận, được tạo bởi một phần các ống thận.

Các ống thận

  • Ống lượn gần là đoạn tiếp nối với bọc Bowman nằm ở vùng vỏ, có một đoạn cong và một đoạn thẳng.
  • Quai Henle là phần tiếp theo ống lượn gần. Nhánh xuống của quai Henle mảnh, đoạn đầu nhánh lên mảnh và đoạn cuối dày.
  • Ống lượn xa nối tiếp quai Henle, nằm ở vùng vỏ.
  • Ống góp không thuộc đơn vị thận nhưng có chức năng nhận dịch lọc từ một số đơn vị chức năng của thận để đổ vào bể thận.

3. Chức năng của Thận

Thận có nhiều chức năng quan trọng như:

  • Lọc máu và chất thải là chức năng chính của thận. Thận sẽ lọc các chất thải và chỉ giữa lại protein và các tế bào máu. Chất thải sẽ được tiết ra vào dịch lọc để hình thành nước tiểu.
  • Bài tiết nước tiểu: nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận. Trước tiên là quá trình lọc máu qua màng lọc ở vách mao mạch ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Động mạch thận đưa 1 lít máu vào thận trong 1 phút, 40% là hồng cầu không qua được lỗ lọc. Và chỉ có 60% trong số đó tức 600ml huyết tương vào cầu thận mỗi phút, nhưng khi đó ở động mạnh đi chỉ còn 480ml, nên có 120ml lọt qua lỗ lọc sang nang cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu. Vì vậy mỗi ngày sẽ có khoảng 172 lít nước tiểu đầu được hình thành.
  • Tiếp theo là quá trình hấp thu lại. Quá trình này đã biến 172 lít nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức mỗi ngày. Các chất độc hại còn sót trong 480ml huyết tương qua cầu thận vào trong động mạch đi sẽ được lọc tiếp ở ống thận nhờ quá trình bài tiết tiếp. Nước tiểu chính thức sẽ được đổ vào bể thận, xuống ống dẫn nước tiểu rồi được tích trữ trong bàng quang, và cuối cùng được thải ra ngoài nhờ ống đái.
  • Điều hòa thể tích máu: thận có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát khối lượng dịch ngoại bào có trong cơ thể bằng cách sản xuất nước tiểu. Khi chúng ta uống nhiều nước thì lượng nước tiểu sẽ tăng lên và ngược lại.
  • Ngoài ra thận còn có vai trò nội tiết do bài tiết hormon renin tham gia điều hòa huyết áp và sản xuất erythropoietin có tác dụng làm tủy xương tăng sản xuất hồng cầu khi oxy mô giảm. Thận còn tham gia vào quá trình chuyển hóa vitamin D3 và chuyển hóa glucose từ các nguồn không phải hydrat carbon trong trường hợp bị đói ăn lâu ngày và bị nhiễm acid hô hấp mạn tính

4. Các bệnh thường gặp

5. Những vấn đề cần lưu ý

Những thói quen gây hại cho thận như

  • Lạm dụng thuốc giảm đau bằng việc sử dụng lâu dài hoặc liều lượng lớn các loại thuốc kháng viêm giảm đau như aspirin, indomethacin, acetaminophen sẽ gây hại cho thận.
  • Uống quá nhiều đồ uống không tốt cho sức khỏe như: nước ngọt, nước có ga, trà đặc, rượu bia. Hầu hết chúng đều được lọc qua thận và gan. Vì vậy, uống quá nhiều sẽ làm tăng gánh cho thận và các cơ quan tiêu hóa.
  • Nhịn tiểu là thói quen của rất nhiều người, do quá bận rộn với công việc, hay ngại đứng dậy đi tiểu để cố làm nốt việc. Điều này sẽ khiến cho nước tiểu bị giữ lại lâu trong bàng quang, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu và viêm đài bể thận.
  • Uống quá ít nước: nếu không uống nước trong một thời gian dài, lượng nước tiểu sẽ giảm đi đồng nghĩa với việc các chất thải và độc tố có trong nước tiểu sẽ tăng lên. Dẫn tới các bệnh như sỏi thận. thận ứ nước…
  • Ăn nhiều muối

Các biện pháp giúp cho thận luôn khỏe mạnh

  • Uống nhiều nước: mỗi ngày cần uống tối thiểu 2 lít nước. Khi cơ thể không được cung cấp đủ nước, thận và máu sẽ không hoạt động tốt, thận sẽ không thể tạo ra các áp lực nước đủ lớn để thải độc tố ra ngoài qua đường tiết niệu.
  • Ăn các loại thực phẩm tốt cho cơ thể như các loại trái cây, rau củ quả giúp thận loại bỏ acid dư thừa ra khỏi cơ thể và bài tiết trong nước tiểu. Một số thực phẩm tốt cho thận: táo, lòng trắng trứng, bắp cải, súp lơ, tỏi, ớt chuông, quả nam việt quất…
  • Giảm tiêu thụ muối và protein: natri và protein là cần thiết để duy trì cân bằng chất lỏng, nhưng nếu dư thừa trong cơ thể quá nhiều mà không được đào thải thì sẽ gây ra bệnh thận, cao huyết áp có thể dẫn tới đột quỵ.

Nguồn: Vinmec

Video liên quan

Chủ Đề