Hà Giang có bao nhiêu xã biển giới?

Các huyện biên giới Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Hoàng Su Phì của tỉnh Hà Giang là những địa bàn nghèo và khó khăn nhất cả nước. Đời sống của bà con thấp, giao thông khó khăn…, tất cả cộng hưởng khiến thương nhân “ngại” đưa hàng lên khu vực này. Trong bối cảnh ấy, ngành Công Thương Hà Giang đã phát huy tốt vai trò làm cầu nối đưa hàng Việt đến với người dân.

Theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Giang, trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia năm 2016, tháng 5, 6/2016, Sở Công Thương Hà Giang đã tổ chức 4 phiên chợ đưa hàng Việt về huyện biên giới Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Hoàng Su Phì. Với số lượng 25 gian hàng tiêu chuẩn/phiên và sự tham gia của 10 doanh nghiệp, hợp tác xã trong, ngoài tỉnh, các phiên chợ đã thu hút đông đảo bà con tới tham quan, mua sắm.

Theo báo cáo của Sở Công Thương, số lượng khách đến tham quan, mua sắm đạt trên 3.000 lượt khách/phiên và doanh thu ước đạt trên 800 triệu đồng/phiên. Con số này tuy chưa phải là lớn, song đây là sự nỗ lực hết mình của những người tổ chức phiên chợ. Bởi lẽ, địa điểm tổ chức các phiên chợ chủ yếu là ở các xã vùng sâu, vùng xa, đường giao thông đi lại khó khăn và địa điểm tổ chức các phiên chợ cách xa nhau, cá biệt có phiên di chuyển trên 300km.

Khó khăn là thế, song ngay từ đầu, để tổ chức thành công các phiên chợ, Sở Công Thương Hà Giang đã phối hợp với UBND các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Yên Minh thành lập Ban tổ chức phiên chợ. Nhằm bảo đảm chất lượng hàng hóa cung cấp cho bà con, ban tổ chức đã lựa chọn các đơn vị tham gia phiên chợ là các DN, hợp tác xã trong và ngoài tỉnh có đầy đủ năng lực, tư cách pháp nhân và đúng đối tượng tượng tham gia Chương trình theo quy định tại điều 4 Quyết định 72/QĐ-TTg ngày 15/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Phong phú chủng loại hàng hóa

Theo lãnh đạo Sở Công Thương Hà Giang, hàng hóa trưng bày và bán tại 4 phiên chợ đều nhiều về số lượng, đa dạng về mẫu mã, phong phú về chủng loại, chủ yếu là các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân như: May mặc [quần áo may sẵn…], đồ gia dụng [đồ nhôm, nhựa…], đồ điện, điện tử, điện lạnh [ti vi, tủ lạnh, nồi cơm điện, quạt điện, máy say sinh tố, máy giặt...], bánh kẹo, đường, sữa, nước giải khát… Tất cả đều có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam.

Trong thời gian diễn ra chương trình, Ban tổ chức phiên chợ đã phối hợp với các lực lượng chức năng [quản lý thị trường, trung tâm y tế, công an huyện...] thường xuyên kiểm tra giám sát các đơn vị, hàng hóa tham gia phiên chợ. Kết quả kiểm tra cho thấy, 100% hàng hóa tham gia phiên chợ là hàng hóa Việt Nam đạt tiêu chuẩn chất lượng, được phép lưu thông trên thị trường; không có hàng nhái, hàng giả, hàng kém chất lượng. Hơn nữa, hàng hóa có giá bán bằng hoặc thấp hơn giá của sản phẩm cùng loại trên thị trường tại thời điểm hiện tại, phù hợp với nhu cầu, thị hiếu và thu nhập của nhân dân.

Bên cạnh đó, công tác giữ gìn an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ được duy trì, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho các đơn vị tham gia bán hàng và nhân dân tới tham quan, mua sắm tại các phiên chợ. Ban tổ chức cũng bảo đảm không để xảy ra các hiện tượng trộm cắp, cờ bạc, mất an ninh trật tự, cháy nổ, tắc nghẽn giao thông tại các phiên chợ.

4 phiên chợ tại các huyện biên giới Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Hoàng Su Phì không chỉ giúp các doanh nghiệp sản xuất uy tín, chất lượng có thêm thị trường tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho bà con đồng bào các dân tộc thiểu số có cơ hội mua hàng Việt Nam chất lượng với giá cả hợp lý.

Điện là một trong 19 tiêu chí quan trọng trong xây dựng nông thôn mới [NTM]. Vì vậy, để hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Hà Giang quyết tâm triển khai các công trình điện, phấn đấu 100% thôn biên giới có điện đạt tiêu chí.

  • Hà Giang: Nuôi gà đen đặc sản, lợn bản địa, nông dân đổi vận, bản làng thêm hộ khá giàu
  • Hà Giang: Dừng đón khách du lịch từ 0h ngày 2/6
  • Hà Giang: Cây khôi tía là cây gì mà dân ở đây trồng ra chỉ đếm lá tính tiền, trồng không kịp bán?

Nỗ lực thắp sáng vùng quê 

Mèo Vạc là huyện biên giới còn nhiều khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang, sau nhiều năm triển khai xây dựng NTM, đến nay huyện Mèo Vạc đạt những kết quả tích cực về thực hiện tiêu chí điện.

Tính đến cuối năm 2020, toàn huyện đã có 162/199 thôn sử dụng điện lưới quốc gia, 13 thôn đang triển khai xây dựng, lắp đặt hệ thống điện. 

Nếu như năm 2015 tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn điện mới chỉ 51,15% thì đến cuối 2020 đã lên 89%, tương đương 14.646 hộ được sử dụng điện.

Hệ thống điện nông thôn xã Tả Lủng [Mèo Vạc] được đầu tư. [ảnh: BHG]

Để có được kết quả này UBND huyện Mèo Vạc đã triển trai lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư cải tạo, sửa chữa, nâng cao chất lượng lưới điện hạ áp nông thôn; bảo đảm khoảng cách an toàn, phát quang hành lang; lắp đặt mới và thay thế công tơ đo đếm điện năng cho các hộ dân nông thôn

Ông Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: Thời gian qua, huyện cùng với doanh nghiệp, nhân dân huy động hàng chục tỷ đồng xây dựng các công trình cấp điện cho các hộ dân chưa có điện ở khu vực vùng sâu, xa, vùng đặc biệt khó khăn và biên giới.

  • Hà Giang quyết tâm nâng tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới lên 30% năm 2021

Đồng thời triển khai đồng bộ, hiệu quả các chương trình, đề án; ưu tiên đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hệ thống điện trên địa bàn, tập trung ở những xã nghèo, xã vùng biên. 

Tuyên truyền, vận động nhân dân đầu tư kinh phí kéo điện từ đường dây 0,4KV về nhà; trang bị các thiết bị điện trong nhà và sử dụng điện an toàn, đúng kỹ thuật.

Đặc biệt, huyện Mèo Vạc luôn khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp; phát huy năng lực sản xuất của các Nhà máy Thủy điện Nho Quế 1,2,3; tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư xây dựng Nhà máy Thủy điện Sông Nhiệm 3, 4 sớm hoàn thành đưa vào sử dụng.

Nhờ đó, chất lượng dịch vụ cung cấp điện ở nông thôn trong toàn huyện đã có sự chuyển biến rõ rệt, tạo động lực quan trọng cho phát triển sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến và ngành, nghề dịch vụ nông nghiệp, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn – ông Cường cho biết thêm.

100% thôn biên giới có điện đạt chuẩn NTM

Theo Nghị quyết 39/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Hà Giang về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 – 2025, trong các chỉ tiêu đến năm 2025 cần đạt được, Hà Giang phấn đấu 100% thôn biên giới có điện đạt tiêu chí NTM.

Để cụ thể hóa mục tiêu trên, vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã ban hành kế hoạch số 146/KH – UBND với các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể được đưa ra. Theo đó, tỉnh Hà Giang đã đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn, tập trung hoàn thiện 10 công trình cấp điện đang thi công và đầu tư mới 27 công trình, đảm bảo 2.741 hộ dân thuộc 37 thôn biên giới được sử dụng điện tiêu chí NTM

Riêng năm 2021 Hà Giang sẽ tập trung đôn đốc hoàn thiện 10 công trình cấp điện cho 10 thôn đã và đang thực hiện và đầu tư thêm 9 công trình đã có đường dây 0,4KV tại các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Xí Mần, Quản Bạ và Vị Xuyên, tổng mức đầu tư dự kiến 7.980 triệu đồng. Phấn đấu 1.467 hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và 85% số thôn biên giới có điện đạt tiêu chí NTM.

Hệ thống điện nông thôn tại xã Tiên Kiều, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang

Các năm 2022 đến năm 2024 sẽ đầu tư dẫn mỗi năm từ 3 đến 4 công trình tại các thôn còn lại với tổng mức đầu tư từ 15 đến 16 tỷ đồng/năm.

Cũng tại kế hoạch số 146, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang Nguyễn Văn Sơn đã chỉ ra 3 giải pháp cần thực hiện, đó là giải pháp về quản lý; nguồn vốn và quy mô đầu tư và giải pháp về kỹ thuật và xác định tỷ lệ thôn biên giới để áp dụng và giải khai. Đồng thời ông Sơn cũng đã phân công nhiệm vụ cho từng tổ chức chuyên môn để thực hiện.

Đặc biệt, để kế hoạch đi vào thực tiễn và đạt hiệu quả cao, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang đã yêu cầu các sở, ban ngành và các huyện cần có báo cáo định hàng quý các vấn đề phát sinh, khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai, từ đó UBND tỉnh có hướng chỉ đạo và giải quyết kịp thời.  

Đến nay, Hà Giang đã có 100% số xã, phường, thị trấn được sử dụng điện lưới quốc gia, số xã đạt tiêu chí nông thôn mới là 45/175 xã; 124 thôn bản biên giới thuộc 24 xã trên địa bàn 7 huyện. Trong đó có 87 thôn đã xử dụng điện lưới quốc gia đạt tiêu chí nông thôn mới. Số thôn biên giới đã có điện nhưng chưa đạt tiêu chí NTM là 37 thôn.

Trước thực tế này, việc phấn đấu 100% thôn biên giới được sử dụng điện đạt tiêu chí NTM là hết sức cần thiết, góp phần đưa Hà Giang hoàn thành các tiêu chí về đích nông thôn mới trong giai đoạn tiếp theo.

Chủ Đề