Gọi vốn đầu tư ở đâu

Khi nào nên gọi vốn cho dự án khởi nghiệp và cần làm gì để gọi vốn thành công?

Mọi công ty khởi nghiệp đều cần tiền để tăng trưởng, nhưng nên gọi vốn vào giai đoạn nào của dự án và gọi vốn ở đâu thì không phải founder nào cũng chuẩn bị kỹ càng.

Có đến 90% startup thất bại chỉ trong 1 năm đầu tiên, trong khi chi phí để xây dựng startup đạt đến điểm hòa vốn thường vượt quá khả năng tài chính của founder và bạn bè, gia đình họ. Định nghĩa về “startup” thường gắn liền với tốc độ tăng trưởng lũy tiến, điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp này thường tiêu tốn một lượng vốn khủng khiếp để tiếp tục tăng trưởng thay vì đạt lợi nhuận. Tất nhiên, cũng có một số startup đã bootstrap [dùng vốn tự có] thành công như Airbnb hay MailChimp, nhưng chỉ có một số rất ít làm được việc này.

Thêm vào đó, tiền không chỉ giúp cho startup tiếp tục đứng vững và phát triển mà còn là nguồn vốn dự phòng để tạo lợi thế cạnh tranh trong mọi lĩnh vực: tuyển dụng nhân viên chủ chốt, quan hệ công chúng, tiếp thị và bán hàng,… Vì vậy, hầu như Startup nào cũng muốn gọi vốn.

Vậy khi nào startup nên gọi vốn?

Gọi vốn vào thời điểm nào: khi mới có ý tưởng và đạt product/market fit [seed-fund] hay khi doanh nghiệp đã thành hình và trên đà tăng trưởng [serie A, serie B, C…] điều đó phụ thuộc vào tiềm lực tài chính và đặc thù từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, các nhà đầu tư chỉ sẵn sàng chi tiền khi họ thật sự bị thuyết phục, vì thế, các founder chỉ nên gọi vốn khi bạn có thể kể câu chuyện của riêng mình.

Bạn có một ý tưởng hay, nhưng đó mới chỉ là bánh vẽ. Bạn cần phải biến nó trở thành khả thi, tìm kiếm khách hàng và thị trường tiềm năng. Nhà đầu tư sẽ muốn biết liệu sản phẩm có phù hợp với thị trường, và có khả năng tăng trưởng thật sự hay không. Vì vậy, nếu bạn muốn gọi vốn từ vòng đầu tư thiên thần, các Founder cần phải tìm ra được tiềm năng thị trường và khách hàng mục tiêu của mình.

Hay trong vòng đầu tư mạo hiểm [serie A, B, C,…], bạn cần đưa ra được kế hoạch kinh doanh khả thi và mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp, KPI cho các giai đoạn tiếp theo của dự án/doanh nghiệp. Bởi cuối cùng, mục đích của các nhà đầu tư vẫn là lợi nhuận nên họ cần biết khoản đầu tư của họ có xứng đáng hay không? Hãy chắc rằng doanh nghiệp của bạn thực sự cần có số tiền đó để phát triển và bạn có một kế hoạch rõ ràng và cụ thể để tiêu số tiền đó hợp lý vì sự tăng trưởng của doanh nghiệp.

Gọi vốn ở đâu?

  Shark Tank – Một chương trình truyền hình hỗ trợ các startup tiếp cận với các nhà đầu tư tiềm năng  

Thông thường, khi bạn muốn startup để biến ý tưởng kinh doanh của mình thành hiện thực thì việc đầu tiên bạn thường nghĩ là huy động số tiền của cá nhân rồi đến bạn bè, gia đình hay những người thân thiết, chia sẻ và hiểu được ý tưởng của bạn. Những người này có thể trở thành đồng sáng lập và bạn sẽ quyết định chia cổ phần cho họ theo thỏa thuận giữa hai người. Và có được bao nhiêu người đầu tư và bao nhiêu tiền ở giai đoạn này phụ thuộc vào địa vị xã hội và ý tưởng kinh doanh của bạn.

Giai đoạn tiếp theo là vòng đầu tư hạt giống: để tiếp tục phát triển dự án, bạn có thể cần thêm tiền đầu tư. Lúc này bạn có thể lựa chọn tìm kiếm nguồn đầu tư từ hai nguồn chính:

Các vườn ươm doanh nghiệp, hay một vài doanh nghiệp hỗ trợ startup là nơi bạn sẽ được cung cấp tài chính, không gian làm việc và cả cố vấn. Tuy nhiên nguồn tài chính thì khá hạn hẹp, khoảng $25,000, chỉ chiếm khoảng 5 đến 10%. Tại Việt Nam hiện có 10 vườn ươm khởi nghiệp và ở Hà Nội có vườn ươm khởi nghiệp BestB là nổi bật khi họ đã ươm mầm rất nhiều founder trẻ kết nối nhiều doanh nghiệp để cùng hợp tác kinh doanh.

Sau khi dự án hoàn thiện, bạn cho sản phẩm ra thị trường và cần thêm vốn để tiếp tục thực hiện các giai đoạn tiếp theo, bạn cần tiếp cận với các quỹ đầu tư mạo hiểm để gọi vốn. Có rất nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm hiện đang hoạt động tại Việt Nam. Theo số liệu mới đây nhất của Hội nghị Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam 2019 [Vietnam Venture Summit 2019] do Bộ Kế hoạch và Đầu tư [KH&ĐT] tổ chức thì có 100 quỹ đầu tư ngoại đang tìm kiếm cơ hội tại Việt Nam. Do đó, bạn hoàn toàn có thể tìm được nhà đầu tư cho dự án của mình nếu bạn chuẩn bị kỹ những hành trang cần thiết để thuyết phục nhà đầu tư.

Và cuối cùng nếu mọi việc đi đúng hướng, mang lại lợi nhuận, sau nhiều vòng đầu tư, bạn quyết định công khai doanh nghiệp [go public], niêm yết công ty lên sàn, hay gọi là IPO. Về bản chất, IPO chỉ là một cách khác của việc kêu gọi đầu tư, nhưng lần này bạn có thể nhận tiền từ hàng triệu người. Thông qua việc IPO, công ty có thể bán cổ phần trên thị trường chứng khoán, và ai cũng có thể mua cổ phần của công ty bạn. Do đó, bạn có thể nhận được tiền đầu tư dễ dàng hơn thông qua việc bán bớt cổ phần.

Gọi vốn là một quá trình không dễ dàng nhưng startup nào cũng phải trải qua. Vậy nên hãy chuẩn bị cho mình một bản thuyết trình thật tốt thể hiện ý tưởng kinh doanh, điểm độc đáo của dự án, sự hiểu biết về mô hình kinh doanh, các thông tin tài chính cụ thể [chi phí thực tế, vốn điều lệ, điểm hòa vốn, doanh thu, số vốn cần gọi] và dự báo khả năng sinh lợi nhuận của dự án.

Nguồn: Sưu Tầm

Bạn đang lên kế hoạch đầu tư cho dự án của mình? Bạn đang cần nguồn vốn đầu tư để đẩy mạnh dự án phát triển ra cộng đồng? Nhưng lại không biết phải bắt đầu từ đâu và kêu gọi như thế nào. Đừng lo lắng, infofinance.vn sẽ hướng dẫn bạn cách gọi vốn đầu tư thành công và những bước thực hiện quy trình kêu gọi vốn hiệu quả ngay sau đây.

Mục tiêu của kêu gọi vốn đầu tư

Bạn là một startup của các dự án sáng tạo có tiềm năng phát triển, nhưng lại khó khăn về nguồn vốn phát triển dự án, vậy kêu gọi vốn đầu tư lúc này sẽ giúp các starter có được động lực để phát triển sản phẩm của mình ra thị trường.

Tuy nhiên không phải bất kỳ một dự án nào bạn kêu gọi cũng sẽ thành công, hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà sáng tạo đang tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ cho sản phẩm của mình, để trở thành một stater thành công kêu gọi vốn, bạn cần phải đáp ứng điều kiện

  • Dự án có giá trị và tiềm năng phát triển
  • Sự sáng tạo trong dự án là điều bắt buộc để các nhà đầu tư quan tâm đến
  • Có các giải pháp thực tế để tăng trưởng sản phẩm
  • Thuyết phục được các nhà đầu tư cho dự án của mình
  • Có quan điểm cá nhân riêng có thể gây nổi bật với các nhà đầu tư

Mục đích của việc kêu gọi vốn chính là tìm kiếm các nhà đầu tư rót tiền vào phát triển sản phẩm của bạn, đáp ứng được những điều kiện nay sẽ giúp bạn dễ dàng có được tiềm lực phát triển và vươn xa trong tương lai.

Cách gọi vốn đầu tư thành công

Gọi vốn thông qua trang web

Hiện nay có rất nhiều diễn đàn trực tuyến do các công ty thành lập cho phép các nhà khởi nghiệp tham gia huy động nguồn vốn từ các nhà đầu tư, chỉ cần đăng ký tài khoản và triển khai dự án của mình thu hút sự chú ý của nhà đầu tư từ khắp mọi nơi. Hình thức này sẽ giúp bạn tiếp cận được với các nguồn vốn nhanh chóng hơn thay vì phải tìm kiếm mất thời gian bên ngoài.

Gọi vốn trên các app huy động vốn

Ngoài ra, hiện nay các app trên kho ứng dụng điện thoại cũng hỗ trợ bạn tìm kiếm nhà đầu tư trực tuyến dễ dàng, việc ứng dụng công nghệ tài chính trong việc gọi vốn giúp các bạn trẻ có cơ hội được thực hiện các dự án của mình từ các nguồn vốn của nhà đầu tư.

Tìm kiếm nguồn vốn từ ngân hàng

Đối với 1 doanh nghiệp với phát triển có lịch sử tín dụng tốt hoặc lượng tài sản hiện có đảm bảo cho khả năng thế chấp tại ngân hàng, thì việc huy động vốn khởi nghiệp là điều vô cùng đơn giản.

Bản kế hoạch kêu gọi đầu tư vốn

Lên ý tưởng tốt cho dự án

Một dự án startup có tiềm năng hay không còn có yếu tố sáng tạo và ý tưởng mới đối với các nhà khởi nghiệp, chính vì vậy bạn cần có 1 ý tưởng tốt nhất được người xung quanh đánh giá khả thi.

Có nên gọi vốn cộng đồng không

Một ý tưởng sáng tạo, độc đáo đôi khi sẽ mang đến những thành công bất ngờ nếu bạn biết tận dụng thời điểm để triển khai, nếu có thể hãy tìm một người cùng chung chí hưởng phát triển sự sáng tạo đó.

Gây ấn tượng cho nhà đầu tư

Thay vì theo đuổi nhà đầu tư, một startup giỏi sẽ biết cách làm cho nhà đầu tư theo đuổi lại mình. Nghĩa là ý tưởng của bạn sáng tạo ra cần phải có những hành động thực tiễn để tạo ra một “ tín hiệu” để nhà đầu tư có thể nắm bắt lấy. Dự án có thành công hay không ta không bàn tới lúc này, nhưng cần các starter có những  “dấu ấn nhỏ” để tạo ấn tượng và khiến nhà đầu tư nóng lòng giành lấy các cơ hội để đầu tư cho bạn.

Dự án của bạn cần có một nền tảng để tạo độ tin cậy cho nhà đầu tư như

  • Có nhừng Mentor và Founder dày dạn kinh nghiệm
  • Có sản phẩm Demo hoặc những sản phẩm thử nghiệm để tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường
  • Sản phẩm có một số lượng khách hàng trải nghiệm
  • Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm có tiến triển trong một vài tuần, theo dõi chỉ số tăng trưởng của dự án.

Với kế hoạch gây ấn tượng cho NĐT trong thời gian sẽ giúp bạn tìm được một deal lớn nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Đưa ra giá trị thực tế khi đầu tư vào dự án của bạn

Dù thực tế chưa tìm được vốn đầu tư nhưng starter cũng cần phải có một khoản riêng để trả cho những chi phí ban đầu, đảm bảo gồng lỗ [ nếu có] trong thời gian 6 tháng đầu. Đối với một nhà đầu tư nào thì họ cũng muốn nguồn vốn được sử dụng hiệu quả thay vì chịu âm trong nhiều tháng.

Bên cạnh đó, các founder cần phải phân chia tỷ lệ thưởng cổ phần góp công sức trong doanh nghiệp, thay vì trả bằng tiền mặt, bạn sẽ chi cổ phần cho từng thanh viên đóng góp vào ý tưởng. Vì vậy trưởng nhóm cần vạch ra chiến lược về KPI cho từng tháng thiết thực và và đầu tư vào “ tâm huyết” của mình, như thế thì các nhà đầu tư cũng dễ dàng đánh giá hơn.

Định giá ý tưởng của mình theo từng giai đoạn khởi nghiệp

Nhà khởi nghiệp cũng cần phải định giá về giá trị thực tế của dựa án, kể cả chi phí thực tế bỏ ra và vốn điều lệ khi thành lập công ty. Cho dù đã nhận được một khoản đầu tư thì cũng nên biết được giá trị thực tế của sản phẩm đi đến đâu, và tìm kiếm nhiều cơ hội rót vốn khác để đẩy nhanh tiến độ cho dự án nhanh chóng thành công hơn.

Các bước kêu gọi vốn đầu tư

Chuẩn bị kế hoạch rõ ràng

Để kêu gọi vốn thành công, bạn cần chuẩn bị một kế hoạch hoàn hảo cho mình, càng chi tiết càng tốt giúp NĐT dễ hình dung được tiềm năng của dự án bạn đang phát triển như

  • Bảng kế hoạch chi tiết
  • Nêu rõ hướng phát triển của doanh nghiệp
  • Tiềm năng doanh nghiệp mới và trẻ
  • Mục tiêu của bạn khi kêu gọi vốn có cơ sở và thực tế

Chọn nhà đầu tư phù hợp với dự án

Mỗi nhà đàu tư cũng có phong cách làm việc riêng và định hướng riêng, khi bạn xác định được mục tiêu gọi vốn thì lựa chọn nhà đầu tư đồng sáng lập có lập trường tương đồng.

Làm sao để gọi vốn thành công
  • Ví dụ bạn cần nâng cấp hệ thống và mở rộng thị trường thì chọn nhà đầu tư chiến lược cùng ngành
  • Nếu bạn có nhu cầu đánh bóng tên tuổi thì có thể chọn NĐT tài chính vì mục tiêu khá giống nhau.

Tận dụng ưu điểm của nhà đầu tư để nâng cao giá trị của dự án và góp phần thúc đẩy doanh nghiệp của bạn tăng trưởng tốt hơn.

Chuẩn bị bài thuyết trình

Bước này cực kỳ quan trọng quyết định bạn có tìm được nhà đầu tư xứng đáng hay không. Bài thuyết trình của bạn cần phải thể hiện rõ các vấn đề trong dự án của bạn như

  • Ý tưởng, kinh doanh gì
  • Bán ở đâu? Địa điểm lợi thế cho việc tiếp cận khách hàng
  • Dự án hướng đến khách hàng nào
  • Dòng tiền từ đâu
  • Đội ngũ cộng sự có lai lịch ra sao
  • Lợi thế cạnh tranh trên thị trường của bạn là gì..

Bài thuyết trình càng cụ thể, làm rõ được những vấn đề mà nhà đầu tư quan tâm sẽ giúp bạn tự tin hơn và gây ấn tượng được với nhà đầu tư.

Định giá sản phẩm, mức mong muốn được đầu tư

Đây là yếu tố quan trong mà các nhà đầu tư cần biết khi bạn cần số vốn bao nhiêu để định giá cho dự án của mình, tương đương bao nhiêu % cổ phần nếu lên thị trường chứng khoán. Khi NĐT nắm rõ các hướng đi của bạn thì cũng sẽ ghi điểm và kế hoạch định hình trước cho dự án của bạn.

Cùng lúc bạn có thể tìm nhiều nhà đầu tư khác nhau cho cùng 1 dự án, nhằm chứng tỏ doanh nghiệp của bạn đầy tiềm năng để rót vốn vào.

Founder cũng cần tự bỏ vốn của mình vào dự án

Cuối cùng chính bạn cũng là một nhà đầu tư của mình, để startup một dự án nào đó, bạn cần phải tự xây dựng những bước đầu, cụ thể là nguồn vốn tự bỏ ra để xây dựng chiến lược.

Khi dự án của bạn được hoạch định tốt, được đầu tư chỉnh chu thì sẽ gây được ấn tượng cho các nhà đầu tư hướng đến.

Các chương trình kêu gọi vốn đầu tư

Hiện nay tại Việt Nam cũng xuất nhiều chương trình kêu gọi vốn thực tế giúp các starter tìm kiếm nhà đầu tư cho dự án của mình với số vốn kêu gọi khá cao lên đến 2 tỷ đồng như

Chương trình Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ

Là chương trình của Việt Nam trải qua nhiều mùa kêu gọi đã thành công huy động vốn cho các dự án vô cùng ấn tượng, nổi bật là

Chương trình kêu gọi vốn thành công – Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ
  • Thương vụ bạc tỷ với mức gọi vốn 168 tỷ đồng giữa CEO của Luxstay – dự án homestay – với những lời kêu gọi đầu tư hấp dẫn và đã thành công
  • Power Centric của chàng Việt Kiều với mức gọi vốn lên đến 1 triệu đô USD với ý tưởng sáng tạo thiết bị năng lượng xanh được ủng hộ nhiệt tình.
  • EMWEAR: màn gọi vốn của nữ CEO của EMWEAR một công ty chuyên về thời trang đã tại nên nhiều ồn ào trong Shark Tank.

Trang web gọi vốn đầu tư cộng đồng tại Việt Nam

Bên cạnh đó, mọi người có thể tham khảo những trang web kêu gọi vốn cộng đồng tại Việt Nam với tỷ lệ đầu tư cao và cạnh tranh, khá hấp dẫn như

  • Funding.vn
  • Comicola.com
  • Betado.com
  • Kickstater
  • Indiegogo
  • GoFundMe
  • StartEngine
  • Circleup

Để kêu gọi vốn đầu tư thành công, trước tiên các nhà khởi nghiệp cần có sự chuẩn bị bước đệm thật kỹ để lấy được lòng tin từ các nhà đầu tư và ghi điểm.

Kêu gọi vốn đầu tư tại Việt Nam gần đây trở thành xu hướng và các công ty khởi nghiệp dần tạo được những dấu ấn riêng đối với các nhà đầu tư. Hầu hết các dự án được rót vốn đều hoạt động có phát triển và đưa được thương hiệu dần có chỗ đứng trên thị trường.

Trên đây là cách gọi vốn đầu tư thành công mà mọi người có thể tham khảo, trước khi thành công trong lĩnh vực gọi vốn thì mọi người cũng cần có bước đệm với dự án của mình. Gây được ấn tượng với các nhà đầu tư cũng như tìm sáng tạo được những dự án tiềm năng, mang ý tưởng hiện thực hóa và vươn xa trong tương lai.

Video liên quan

Chủ Đề