Giáo trình định giá tài sản Học viện Tài chính

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN Tài liệu lưu hành nội bộ Dành cho sinh viên đại học, cao đẳng Biên soạn nội dung: Bộ môn Tài chính doanh nghiệp Khoa Kinh tế Tài nguyên và Môi trường Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU M. Gorki từng nói Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để đi tới gần con người. Nhận định trên cho thấy vai trò của sách đối với cuộc sống nhân loại. Đối với sinh viên, sách là công cụ, phương tiện học tập không thể thiếu. Tuy nhiên, hiện nay, với những khó khăn chung của một trường Đại học mới được nâng cấp, việc biên soan đầy đủ giáo trình chính thống cho tất cả các môn học ở Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội là một điều hết sức khó khăn. Trong bối cảnh trên, với mục đích giúp cho sinh viên có được tài liệu học tập một cách đầy đủ, chính xác và bám sát đề cương môn học, tập thể giảng viên Bộ môn Tài chính doanh nghiệp đã tổng hợp và biên soạn cuốn học liệu trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu khác nhau. Cuốn học liệu được biên soạn thành hai phần: Lý thuyết và bài tập. Trong phần lý thuyết, các nội dung được tổng hợp bám sát đề cương môn học, đảm bảo tính logic, phù hợp với đối tượng học tập; giúp sinh viên có thể tự nghiên cứu và học tập một cách dễ dàng. Phần bài tập được chia thành 2 phần: Bài tập có lời giải bao gồm các dạng bài tập cơ bản trải đều theo các nội dung lý thuyết và đảm bảo có đủ các dạng bài tập chủ yếu của môn học, giúp gợi mở cho sinh viên trong quá trình học lý thuyết và làm bài tập. Phần bài tập vận dụng bao gồm các dạng bài tập giống như phần bài tập có lời giải. Ngoài ra còn có các bài tập dạng nâng cao nhằm giúp cho sinh viên trau dồi kỹ năng và nâng cao khả năng nghiên cứu, vận dụng của bản thân. Bộ môn hy vọng rằng cuốn học liệu sẽ là tài liệu học tập bổ ích cho các em sinh viên. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô, các em sinh viên và bạn đọc để lần tái bản được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! BỘ MÔN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Trang 2 MỤC LỤC CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NGUYÊN TẮC THẨM ĐỊNH GIÁ ..... 5 1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN ..................................................................................1 1.1.1 Tài sản ................................................................................................................1 1.1.2 Quyền sở hữu tài sản ...........................................................................................2 1.1.3. Giá trị .................................................................................................................3 1.1.4 Định giá và thẩm định giá...................................................................................4 1.1.5 Phân biệt giá trị, giá cả và chi phí .......................................................................6 1.1.6 Giá trị thị trường và phi thị trường ......................................................................7 1.2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ..............................................................14 1.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ TÀI SẢN .....................................15 1.3.1 Yếu tố chủ quan ................................................................................................15 1.3.2 Yếu tố khách quan ............................................................................................15 1.4 NGUYÊN TẮC THẨM ĐỊNH GIÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.....17 1.4.1 Nguyên tắc sử dụng tốt nhất và hiệu quả nhất [SDTNHQN]..............................17 1.4.2 Nguyên tắc thay thế ...........................................................................................19 1.4.3 Nguyên tắc dự kiến các khoản lợi ích tương lai .................................................20 1.4.4 Nguyên tắc đóng góp.........................................................................................21 1.4.5 Nguyên tắc cung cầu .........................................................................................21 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 ................................................................ 22 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN ........................ 23 2.1. TỔNG QUAN VỀ BẤT ĐỘNG SẢN VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN .... 23 2.1.1. Bất động sản.....................................................................................................23 2.1.2. Thị trường bất động sản....................................................................................27 2.2. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN ........................................31 2.2.1. Phương pháp so sánh trực tiếp ..........................................................................31 2.2.2. Phương pháp thu nhập ......................................................................................35 2.2.3. Phương pháp chi phí.........................................................................................39 2.2.4. Phương pháp thặng dư ......................................................................................46 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2 ................................................................ 50 CHƯƠNG 3: ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ ................................................. 51 Trang 3 3.1. TỔNG QUAN VỀ MÁY, THIẾT BỊ .................................................................. 51 3.1.1. Khái niệm về máy, thiết bị ............................................................................... 51 3.1.2. Đặc điểm của máy, thiết bị .............................................................................. 51 3.1.3. Phân loại máy, thiết bị ..................................................................................... 52 3.2. ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ ............................................................................. 53 3.2.1. Khái niệm định giá máy, thiết bị ...................................................................... 53 3.2.2. Vai trò của công tác định giá máy, thiết bị ....................................................... 53 3.2.3. Mục đích và cơ sở giá trị trong định giá máy, thiết bị ..................................... 53 3.2.4. Sự khác nhau giữa định giá bất động sản và định giá máy, thiết bị................... 54 3.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ ........................................ 55 3.3.1. Phương pháp so sánh ....................................................................................... 56 3.3.2. Phương pháp chi phí ........................................................................................ 61 ............................................................... 67 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP ........ 68 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3 4.1 GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ NHU CẦU XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP.................................................................................................................... 68 4.1.1 Giá trị doanh nghiệp và nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp ......................... 68 4.1.2 Nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp .............................................................. 69 4.2 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP ........................... 70 4.2.1 Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh ...................................................... 70 4.2.2. Các yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp ......................................................... 73 4.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP .... 75 4.3.1 Phương pháp giá trị tài sản thuần ..................................................................... 75 4.3.2 Phương pháp hiện tại hóa các nguồn tài chính tương lai ................................... 80 4.3.3 Phương pháp định lượng Goodwill [lợi thế thương mại]................................... 87 4.3.4 Phương pháp định giá dựa vào hệ số PER [hay hệ số P/E] ............................... 90 ............................................................... 93 CHƯƠNG 5: TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ......................... 94 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 4 5.1. QUY TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ................................................................... 94 5.1.1. Xác định rõ đối tượng và mục đích định giá tài sản ......................................... 94 5.1.2. Lập kế hoạch định giá...................................................................................... 95 5.1.3. Khảo sát hiện trường và thu thập tài liệu.......................................................... 96 Trang 4 5.1.4. Phân tích thông tin ...........................................................................................98 5.1.5. Ước tính giá trị tài sản cần định giá .................................................................. 98 5.1.6. Lập báo cáo định giá ........................................................................................99 5.2. HỒ SƠ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN..............................................................................99 5.2.1. Tổng quan về hồ sơ định giá tài sản .................................................................. 99 5.2.2. Nội dung hồ sơ định giá ................................................................................. 100 5.3. BÁO CÁO ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ...................................................................... 100 5.3.1. Tổng quan về báo cáo định giá tài sản ............................................................ 100 5.3.2. Nội dung của báo cáo định giá........................................................................ 101 5.3.3. Mẫu báo cáo định giá ..................................................................................... 104 5.4. CHỨNG THƯ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ................................................................ 105 5.4.1. Tổng quan về chứng thư định giá tài sản ........................................................ 105 5.4.2. Nội dung của chứng thư định giá.................................................................... 105 5.4.3. Mẫu chứng thư định giá.................................................................................. 105 5.5. HỢP ĐỒNG ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN ................................................................... 109 5.5.1. Tổng quan về hợp đồng định giá tài sản ......................................................... 109 5.5.2. Nội dung của hợp đồng định giá tài sản .......................................................... 109 5.5.3. Mẫu hợp đồng định giá tài sản ........................................................................ 109 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 5 .............................................................. 112 BÀI TẬP............................................................................................ 113 PHẦN 1: BÀI TẬP MẪU ........................................................................................ 113 Bài tập mẫu chương 2: PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN ................. 113 Bài tập mẫu chương 3: ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ ............................................... 118 Bài tập mẫu chương 4: XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP ............................ 122 PHẦN 2: LUYỆN TẬP .......................................................................... 128 Bài tập chương 2: PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH GIÁ BẤT ĐỘNG SẢN ......................... 128 Bài tập chương 3: ĐỊNH GIÁ MÁY, THIẾT BỊ ...................................................... 137 Bài tập chương 4: XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP .................................... 140 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 146 Trang 5 CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ NGUYÊN TẮC THẨM ĐỊNH GIÁ 1.1 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 1.1.1 Tài sản 1.1.1.1 Khái niệm tài sản Theo tiêu chuẩn số 12 Hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam Ban hành kèm theo quyết định số 219/2008/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ tài chính: Tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản - Vật: Gồm cả vật đang có và vật sẽ được hình thành trong tương lai [ví dụ: Công trình đang được xây dựng, tàu thuyền đang đóng hoặc sẽ đóng...] - Tiền, giấy tờ có giá: Cổ phiếu, trái phiếu, công trái, séc, giấy ủy nhiệm chi, tín phiếu, sổ tiết kiệm,... - Các quyền tài sản: Quyền sử dụng đất, quyền đòi nợ, quyền sở hữu trí tuệ, Ngoài ra, theo Viện Ngôn ngữ học: Tài sản là của cải vật chất hoặc tinh thần có giá trị đối với chủ sở hữu Nhìn tổng quát, tài sản có thể tồn tại dưới dạng vật chất hoặc phi vật chất, hữu hình hoặc vô hình gọi chung là các nguồn lực, được xác định đối với một chủ thể nhất định và có khả năng mang lại lợi ích cho các chủ thể đó. 1.1.1.2 Phân loại tài sản Để đáp ứng được các yêu cầu trong đời sống kinh tế - xã hội nói chung và trong quản lý nói riêng, có nhiều cách phân loại tài sản. Dưới đây là một số tiêu thức để phân loại tài sản: Theo khả năng di dời, tài sản bao gồm: - Bất động sản Bất động sản có đặc điểm là gắn cố định với một không gian, một vị trí nhất định, không di dời được, bao gồm: + Đất đai + Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng đó + Các tài sản khác gắn liền với đất đai + Các tài sản khác theo quy định của pháp luật - Động sản Động sản là những tài sản không phải là bất động sản, có khả năng di dời được Trang 1 như: Máy, thiết bị, phương tiện vận tải, dây chuyền công nghệ,... Theo đặc điểm luân chuyển, tài sản bao gồm: - Tài sản cố định: + Tài sản cố định hữu hình: Là tài sản có hình thái vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình. + Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định vô hình, như: bằng sáng chế, bản quyền, giấy phép nhượng quyền, quyền sử dụng đất có thời hạn, phần mềm máy vi tính, quan hệ kinh doanh với khách hàng hoặc nhà cung cấp, sự trung thành của khách hàng, thị phần và quyền tiếp thị.... - Tài sản lưu động: Là tài sản không sử dụng lâu dài trong doanh nghiệp, như: tiền mặt trong ngân hàng và tiền trao tay, đầu tư ngắn hạn, các khoản nợ phải thu, hàng tồn kho... Ngoài ra, có thể phân loại tài sản theo một số tiêu thức phân loại sau: + Theo hình thái biểu hiện: Tài sản được chia thành tài sản hữu hình và tài sản vô hình. + Theo tính chất sở hữu: Tài sản được chia thành tài sản công cộng và tài sản cá nhân. 1.1.2 Quyền sở hữu tài sản Sở hữu thể hiện các quan hệ sản xuất, phương thức chiếm hữu và phân phối trong từng hình thái kinh tế - xã hội và quan hệ xã hội nhất định. Sở hữu thể hiện quan hệ giữa người với người trong quá trình tạo ra và phân phối các thành quả vật chất. Sở hữu là quan hệ kinh tế khách quan, quan hệ xã hội quan trọng đòi hỏi phải được pháp luật điều chỉnh, từ đó xuất hiện khái niệm quyền sở hữu tài sản: Quyền sở hữu tài sản là quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản, xuất hiện trên cơ sở của các quy phạm pháp luật. - Chủ sở hữu có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể khác. - Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản. Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu của mình được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, quản lý tài sản nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. - Quyền sử dụng là quyền khai thác những công dụng hữu ích của tài sản, hưởng lợi ích mà tài sản mang lại. Chủ sở hữu nắm giữ quyền sử dụng được khai thác công dụng, được hưởng lợi ích mà tài sản mang lại theo ý chí của mình nhưng không Trang 2 được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. - Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản hoặc từ bỏ quyền sở hữu đó. Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản. Nghiên cứu về quyền sở hữu tài sản có vai trò rất quan trọng trong công tác định giá. Định giá tài sản thực chất là định giá các quyền năng của con người đối với tài sản. Vì vậy, thẩm định viên phải xác định rõ quyền tài sản nào gắn với yêu cầu thẩm định giá [quyền chiếm hữu, quyền sử dụng hay quyền định đoạt]. Cùng một tài sản, quyền năng khác nhau thì giá trị khác nhau. Càng nhiều quyền năng thì khả năng thu được lợi ích/lợi tức/thu nhập từ tài sản càng cao và giá trị tài sản càng cao. 1.1.3. Giá trị Thuật ngữ giá trị được sử dụng một cách phong phú trong đời sống hàng ngày cũng như trong lĩnh vực kinh tế. Trong ngành định giá tài sản mà chúng ta đang đi nghiên cứu thì khái niệm giá trị được hiểu như sau: Giá trị tài sản là biểu hiện bằng tiền về những lợi ích mà tài sản mang lại cho chủ thể nào đó tại một thời điểm nhất định. Từ khái niệm trên, giá trị có những đặc trưng cơ bản sau: - Giá trị tài sản được đo bằng tiền. - Giá trị tài sản có tính thời điểm. Cùng một tài sản, tại thời điểm này sẽ có giá trị khác với thời điểm kia. - Giá trị của một tài sản có thể khác nhau đối với các cá nhân hay chủ thể khác. - Giá trị tài sản cao hay thấp phụ thuộc vào hai yếu tố quyết định là: Công dụng hữu ích vốn có của tài sản và khả năng khai thác của chủ thể đối với các công dụng của tài sản. - Đo lường tiêu chuẩn về giá trị tài sản là thu nhập bằng tiền mà tài sản đó mang lại cho mỗi chủ thể trong từng bối cảnh giao dịch nhất định. Giá trị mang tính chủ quan và khách quan, cụ thể: Tính chủ quan thể hiện ở chỗ cùng một tài sản nhưng đối với các đối tượng khác nhau thì tuỳ thuộc vào khả năng, sở thích, tài sản đó có thể được sử dụng cho những mục đích khác nhau và có thể khai thác lợi ích, công dụng với những mức độ khác nhau. Do vậy, giá trị tài sản có thể được đánh giá khác nhau theo từng đối tượng sử dụng. Chính vì thế, để đo lường và phản ánh ý nghĩa giá trị này có các khái niệm về giá trị: Giá trị đang sử dụng, giá trị hữu ích, giá trị đầu tư, giá trị bảo hiểm,... Như vậy, Trang 3 ý nghĩa chủ quan của giá trị đó là sự đánh giá chủ quan của mỗi người về giá trị tài sản. Tính khách quan của giá trị tài sản thể hiện sự đánh giá chung của số đông chứ không phải là ý kiến của từng cá nhân riêng lẻ về giá trị tài sản, đó là sự thừa nhận của thị trường về giá trị của tài sản. Trong kinh tế thị trường, để phản ánh và đo lường giá trị mang tính khách quan này, người ta sử dụng các khái niệm: Giá trị thị trường, giá trị trao đổi, giá trị công bằng. Sự phân biệt tính chủ quan và khách quan của giá trị là cơ sở quan trọng để lựa chọn ra các tiêu chuẩn cũng như các phương pháp phù hợp trong việc thẩm định giá tài sản. Nếu tiếp cận từ góc độ chủ quan, cơ sở để thẩm định giá tài sản dựa vào giá trị phi thị trường [giá trị khác giá trị thị trường]. Nếu tiếp cận từ góc độ khách quan, cơ sở thẩm định giá tài sản dựa vào giá trị thị trường. 1.1.4 Định giá và thẩm định giá Định giá tài sản có lịch sử hình thành và phát triển khá lâu ở nhiều nước trên thế giới. Ở nước ta, trong những năm gần đây, nghề định giá tài sản cũng được phát triển rất nhanh chúng với nhiều loại hình doanh nghiệp tham gia thị trường và đội ngũ cán bộ định giá chuyên nghiệp. Định giá tài sản là hoạt động định giá, định giá mang tính chất khách tồn tại trong đời sống kinh tế xã hội của mọi nền kinh tế sản xuất hàng hoá, đặc biệt đối với những nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, có liên quan đến lợi ích của nhiều chủ thể khác nhau. Trên thực tế không có sự phân biệt rõ ràng giữa định giá và thẩm định giá vì công việc của định giá và thẩm định giá đều là xác định giá trị để tìm ra giá cả của tài sản định bán trong một tập hợp giả định các điều kiện trên thị trường nhất định. Công việc này được thực hiện bởi các nhà chuyên môn được đào tạo, có kiến thức, kinh nghiệm, có tính trung thực và tuân theo các tiêu chuẩn thẩm định giá do Nhà nước quy định. Kết quả của việc xác định giá cả do các thẩm định viên đưa ra là cơ sở để các tổ chức, cá nhân có tài sản định ra mức giá phù hợp trong giao dịch. a. Định giá là gì? Định giá có thể được hiểu là việc đánh giá giá trị của tài sản phù hợp với thị trường tại một địa điểm, thời điểm nhất định. Định giá tài sản là việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch mua, bán tài sản, hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường. Đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá [các cơ quan có thẩm quyền quy định] thì các mức giá cụ thể của từng loại tài sản, hàng hóa mang tính bắt buộc mọi đối tượng tham gia hoạt động giao dịch, mua bán phải thực hiện. Trang 4

Video liên quan

Chủ Đề